Đề khảo sát giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Trường THCS Nam Cường (Có đáp án)

doc 3 trang thaodu 4090
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Trường THCS Nam Cường (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_7_truong_thcs_nam.doc

Nội dung text: Đề khảo sát giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Trường THCS Nam Cường (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD & ĐT HUYỆN NAM TRỰC KIỂM TRA KHẢO SÁT GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NAM CƯỜNG Năm học 2016 - 2017 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 (Thờigian: 90 phút, không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM(2đ) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách khoang tròn vào đáp án đúng: "Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quí(1).Có khi được trưng bày trong tủ kính trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy(2) .Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm(3). Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quí kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày(4). Nghĩa là phải ra sức giải thích , tổ chức, tuyên truyền, lãnh đạo làm cho tất cả tinh thần yêu nước của mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước công việc kháng chiến.” 1.Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. B. Sự giàu đẹp của tiếng Việt. C. Ý nghĩa văn chương. D. Đức tính giản dị của Bác Hồ 2. Tác giả đoạn trích trên là ai? A.Phạm Văn Đồng B.Hoài Thanh C.Đặng Thai Mai D.Hồ Chí Minh 3. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? A.Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm 4. Câu rút gon trong đoạn trích trên là: A. Câu 1 và 2 B. Câu 2 và 3 C. Câu 3 và 4 D. Câu 2,3,4 5. Câu bi động trong đoạn trích trên là: A. Câu 1 B. Câu 2 C. Câu 3 D. Câu 2, câu 3 6.Câu “ Bờ sông Đà ,bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên sông Đà” thuộc kiểu câu gì? A. Câu rút gọn B. Câu đặc biệt C. Câu chủ động D. Câu bị động 7. Trạng ngữ “ Ầm ầm” trong câu “ Ầm ầm , sóng vỗ vào bờ cát.” Là trạng ngữ bổ sung thông tin gì cho câu: A.Nơi chốn
  2. B. Thời gian. C. Mục đích. D. Cách thức 8. Lí do nào khiến cho bài văn nghị luận viết theo phương pháp lập luận chứng minh thiếu tính thuyết phục? A. Luận điểm được nêu rõ ràng, xác đáng B. Lí lẽ và dẫn chứng đã được thừa nhận C. Không đưa dẫn chứng , lí lẽ để làm sáng tỏ luận điểm D. Lí lẽ và dẫn chứng phù hợp với luận điểm II. TỰ LUẬN Câu 1 Nêu xuất xứ và nội dung ý nghĩa của văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”? (1đ) Câu 2( 2đ)Tìm câu đặc biệt trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của câu đặc biệt đó. “Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi. Câu 3: (5.0 điểm) Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam. Đáp án đề thi giữa kì 2 môn Văn lớp 7 I. TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm) Câu 1: A Câu 5: D Câu 2: D Câu 6: A Câu 3: C Câu 7: D Câu 4: D Câu 8: C II. TỰ LUẬN Câu 1: - Xuất xứ: Trích trong “Báo cáo chính trị tại đại hội lần thứ 2 của Đảng lao động Việt Nam” tháng 2 năm 1951( 0,5điểm) - Ý nghĩa văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân ta”: Truyền thống yêu nước quí báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước. (1 điểm) Câu 2: - Câu đặc biệt: Một hồi còi. (0,5 điểm) - Tác dụng: thông báo sự tồn tại của sự vật hiện tượng (âm thanh tiếng còi tàu) (1 điểm) Câu 3: (5.0 điểm) * Yêu cầu chung: Cơ bản làm đúng kiểu bài văn nghị luận chứng minh. Xây dựng được bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài; lời văn lôi cuốn thể hiện được quan điểm, thái độ, những tình cảm, cảm xúc chân thành, trong sáng rõ ràng. * Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể làm nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản theo định hướng sau:
  3. 1. Mở bài: (0,5 điểm) Giới thiệu về lòng biết ơn của con người. Dẫn câu tục ngữ. Khẳng định: là nét đẹp truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam. 2. Thân bài: (3 điểm) * Giải thích: (0,5 điểm) Nghĩa đen: Khi ăn quả phải biết ơn người trồng cây, Nghĩa bóng: Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước. * Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó. (2,0 điểm) Học sinh trình bày được những dẫn chứng phù hợp, sắp xếp hợp lý thể hiện truyền thống Ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc ta. (Học sinh cơ bản phải biết kết hợp dẫn chứng và lý lẽ) Các thế hệ sau không chỉ hưởng thụ mà còn phải biết gìn giữ, vun đắp, phát triển những thành quả do các thế hệ trước tạo dựng nên. * Liên hệ bản thân (0,5 điểm) 3. Kết bài: (0,5 điểm) Khẳng định lại đó là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay. * Lưu ý: Trên đây là những gợi ý có tính chất tham khảo, khi chấm, giáo viên nên linh động căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để đánh giá cho phù hợp, trân trọng những bài viết sáng tạo, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc Cho điểm lẻ đến 0,5 điểm.