Đề khảo sát giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Bình Minh (Có đáp án)

doc 4 trang thaodu 6080
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Bình Minh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2016_20.doc

Nội dung text: Đề khảo sát giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Bình Minh (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD & ĐT NAM TRỰC ĐỀ KHẢO SÁT GIỮA HỌC KÌ 2 TRƯỜNG THCS BÌNH MINH MÔN NGỮ VĂN 8 Năm học: 2016 – 2017 (Thời gian làm bài 120 phút) I / Trắc nghiệm khách quan (2đ) Ghi ra tờ giấy làm bài đáp án mà em cho là đúng nhất Câu1: Bài thơ “Ngắm trăng” được trích trong tập thơ nào? A. Ngục trung thư B. Máu và hoa C. Nhật kí trong tù D. Từ ấy Câu 2: Bao trùm lên toàn bộ bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn là: A. Tấm lòng lo lắng cho vận mệnh của đất nước B. Tinh thần lạc quan . C. Lòng tự hào dân tộc D. Lòng yêu thiên nhiên Câu 3: Bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu được sáng tác: A. Tháng 4 năm 1939 B. Tháng 7 năm 1939 C. Tháng 2 năm 1941 D. Tháng 8 năm 1942 Câu 4: Có mấy loại câu chia theo mục đích nói: A. 1 loại C. 3 loại B. 2 loại D. 4 loại Câu 5: Chức năng chính của câu cầu khiến dùng để: A. Dùng để hỏi B. Dùng để yêu cầu, đề nghị, ra lệnh C. Dùng để bộc lộ cảm xúc D. Dùng để kể Câu 6: Có mấy kiểu hành động nói thường gặp: A. 2 C. 4 B. 3 D. 5 Câu 7: Câu thơ: “Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?” (Vũ Đình Liên - Ông đồ) Là kiểu câu gì ? A. Nghi vấn dùng để hỏi B. Câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc Câu 8: Luận điểm trong bài văn nghị luận là: A. Những tư tưởng quan điểm, chủ trương mà người viết nêu ra trong bài B. Là những lí lẽ, dẫn chứng mà người viết nêu ra trong bài C. Là những lập luận chặt chẽ D. Có luận điểm chính và luận điểm phụ II/ Tự luận ( 8đ) Câu 1: ( 1đ) Câu văn: Trẫm rất đau sót về việc đó, không thể không dời đổi. (Lý Công uẩn – Chiếu dời đô ) Là kiểu câu gì? Em hãy chuyển đổi câu văn trên thành câu khẳng định nhưng vẫn giữ nguyên được ý nghĩa. 1
  2. Câu 2: (3 đ) Cho đoạn văn sau: Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa được xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng a/ Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? của ai? b/ Nêu hoàn cảnh sáng tác tác phẩm có đoạn văn trên c/ Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên Câu 3: Thuyết minh về chiếc bánh chưng xanh ngày Tết ( 4đ) 2
  3. PHÒNG GD & ĐT NAM TRỰC ĐÁP ÁN ĐỀ KHẢO SÁT GIỮA HỌC KÌ 2 TRƯỜNG THCS BÌNH MINH MÔN NGỮ VĂN 8 Năm học: 2016 – 2017 I/ Trắc nghiệm Mỗi câu trắc nghiệm đúng cho 0,25đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đấp án C A B D B D B A II/ Tự luận Đáp án Yêu cầu về nội dung Điểm Câu Câu 1(1đ) Học sinh xác định được đúng câu phủ định cho 0, 5đ - Chuyển đổi đúng câu khẳng định : 0, 5đ Câu 2(3đ) a/ -Nêu đúng tên tác phẩm, tác giả ( mỗi ý đúng cho 0,25đ) 0, 5đ b/ - Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm: Bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn được viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống 0, 5đ quân mông Nguyên lần thứ hai năm 1285 c/ Trình bày cẩm nhận đảm bảo ý sau : + Đảm bảo hình thức một đoạn văn -Lòng yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc , ý chí quyết tâm 0, 5đ chiến đấu đến cùng chống kẻ thù xâm lược của trần Trần Quốc Tuấn 0, 5đ -Ta thường: quên ăn vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa ẩn dụ, so sánh Thể hiện sự lo lắng đau xót đến tột độ. - Căm tức: xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu động từ mạnh lòng căm thù tột độ. 0, 5đ - Dẫu cho trăm thân này vui lòng phóng đại, điển cố sẵn sàng hi sinh vì nước, vì nghĩa lớn mà coi thường xương tan, thịt nát. 0, 5đ - Nhịp văn dồn dập, giọng văn tha thiết, đanh thép, hùng hồn.thể hiện lòng yêu nước thiết tha của tác giả Từ đó khơi dậy lòng yêu nước và tinh thần xả thân của các tướng sỹ * Có thể nói đây là đoạn văn đậm chất trữ tình trong bài chính luận Đó là gan ruột, là tấc lòng, là tâm huyết của vị tổng chỉ huy đang bày tỏ tâm sự. Chính tâm sự ấy đã tiếp thêm sức mạnh, hun đúc thêm tinh thần của các tướng sỹ. Câu 3(4đ) - Hình thức: đảm bảo bố cục 3 phần: MB, TB, KB 0,5đ - Về nội dung : A/ Mở bài: Giới thiệu được sự ra đời và nguồn gốc của chiếc 0,5đ bánh chưng xanh B/ Thân bài 3
  4. Cách làm bánh chưng xanh 0,5đ 1/ Chuẩn bị nguyên liệu để gói bánh (Gạo nếp ngon, thịt, đỗ, lá dong và hương liệu thào quả và lạt giang) 1,5đ 2/ Cách làm bánh, luộc bánh 3/ Yêu cầu về thành phẩm: Bánh ngon, thơm, rền không bị hấy, lá 0,5đ xanh, bánh không bị vỡ, vuông vắn Bánh chưng xanh ngày Tết cũng là nét đẹp truyền thống văn hóa của người Việt gắn với sự tích bánh chưng bánh dày c/ Kết bài Cách cho điểm : - Bài viết sạch sẽ, bố cục rõ ràng, đảm bảo nội dung không sai 0,5đ chính tả cho (3- 4đ ) - Bài viết sạch sẽ bố cục rõ ràng, nội dung sơ sài cho ( 2- 2,5đ) - Bài viết bố cục lộn xộn, nội dung sơ sài cho từ ( 1-1,5đ) 4