Đề khảo sát học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng giáo dục và đào tạo Vĩnh Tường (Có đáp án)

doc 4 trang thaodu 4670
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng giáo dục và đào tạo Vĩnh Tường (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_lop_8_nam_hoc_2014_201.doc

Nội dung text: Đề khảo sát học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng giáo dục và đào tạo Vĩnh Tường (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KHẢO SÁT HSG NĂM HỌC 2014- 2015 VĨNH TƯỜNG MÔN: LỊCH SỬ 8 (Thời gian làm bài: 150 phút) PHẦN A: Phần chung cho mọi học sinh. Câu 1: Trình bày diễn biến giai đoạn đỉnh cao của cách mạng Tư sản Pháp (1789-1794). Tại sao nói Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng Tư sản triệt để nhất? Câu 2: Nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929- 1933)? Câu 3: Nêu thời gian, nội dung chính của các Hiệp ước mà triều đình Huế đã kí với thực dân Pháp. Qua đó chứng tỏ điều gì? Câu 4: Hãy nêu những cơ hội từ (1858-1884) mà nhà Nguyễn có thể đánh Pháp để giành độc lập dân tộc. Em có nhận xét gì về thái độ chống Pháp của nhà Nguyễn ? PHẦN B: Phần riêng cho học sinh trường THCS Vĩnh Tường - yêu cầu học sinh làm riêng phần B ra 1 tờ giấy thi; Câu 5: Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai ? Nó có gì khác so với nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất? 1
  2. PHÒNG GD- ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KS HS GIỎI NH 2014 - 2015 VĨNH TƯỜNG MÔN: LỊCH SỬ LỚP 8 (Thời gian làm bài: 150 phút) PHẦN A : Dành cho tất cả các đối tượng học sinh Câu 1(2,0 điểm )Trình bày diễn biến giai đoạn đỉnh cao của cách mạng Tư sản Pháp (1789- 1794). Tại sao nói Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng Tư sản triệt để nhất? Câu 1 Nội dung Điểm (2,0 đ) .* Trình bày những nét chính về thời kì đỉnh cao của cách mạng Tư sản 1,25 Pháp (1789-1794) - Ngày 2 - 6 - 1793, dưới sự lãnh đạo của phái Gia-cô-banh, đứng đầu là Rô- 0,2 be-spie, quần chúng nhân dân đã lật đổ phái Gi-rông-đanh - Sau khi lật đổ phái Gi-rông-đanh, phái Gia-cô-banh được sự ủng hộ của nhân 0,2 dân lên nắm chính quyền, thiết lập nền chuyên chính dân chủ do Rô-be-spie đứng đầu. - Chính quyền cách mạng đã thi hành nhiều biện pháp quan trọng để trừng trị 0,4 bọn phản cách mạng, giải quyết những yêu cầu của nhân dân, như : + xoá bỏ mọi nghĩa vụ của nông dân đối với phong kiến, + chia ruộng đất cho nông dân, quy định giá các mặt hàng bán cho dân nghèo . - Phái Gia-cô-banh cũng ban hành lệnh tổng động viên, xây dựng đội quân 0,2 cách mạng hùng mạnh, nhờ đó đã đánh bại bọn ngoại xâm và nội phản. - Do nội bộ bị chia rẽ, nhân dân lại không ủng hộ như trước (do phái Gia-cô- 0,25 banh không đem lại đầy đủ quyền lợi cho họ như đã hứa), nên phái tư sản phản cách mạng đã tiến hành đảo chính, bắt Rô-be-spie để xử tử (27 - 7 - 1794).Cách mạng chấm dứt. * Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng Tư sản triệt để vì: 0,75 - Cách mạng đã thi hành nhiều biện pháp để trừng trị bọn phản cách mạng 0,25 - CM Lật đổ chế độ phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân, đưa 0,25 giai cấp tư sản lên nắm quyền.Thiết lập nền cộng hoà Tư sản. - Cách mạng đạt đến đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Gia cô banh 0,25 Câu 2: (3,0 điểm ) Nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)? 4 Nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2.0 (1929-1933)? a. Nguyên nhân: do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận, dẫn đến tình trạng 0.5 hàng hóa ế thừa trong khi người lao động không có tiền mua. b. Diễn biến: cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ đầu tiên ở Mĩ vào năm 1929 0.25 rồi lan ra trong thế giới tư bản, kéo dài đến năm 1933 mới chấm dứt. c. Hậu quả: - Kinh tế: bị tàn phá nặng. Mức sản xuất bị đẩy lùi hàng chục năm. 0.25 - Chính trị: tình hình chính trị ở nhiều nước không ổn định 0.25 - Xã hội: hàng trăm triệu người đói khổ, thất nghiệp. 0.25 - Hậu quả nặng nề nhất là: chủ nghĩa phát xít xuất hiện và lên cầm quyền ở 0.5 một số nước nhân loại đứng trước nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới. Câu 3: Nêu thời gian, nội dung chính của các Hiệp ước mà triều đình Huế đã kí với thực dân Pháp. Qua đó chứng tỏ điều gì? 2
  3. 3 Nêu thời gian, nội dung chính của các Hiệp ước mà triều đình Huế đã 3.0 kí với thực dân Pháp. Qua đó chứng tỏ điều gì? a. Nội dung của Hiệp ước Nhâm Tuất: 1.2 - Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất gồm 0.2 những nội dung cơ bản sau: + Thừa nhận cho Pháp cai quản 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định 0.2 Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn. + Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán. 0.2 + Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ 0.2 lệnh cấm đạo trước đây. + Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng 0.2 bạc. + Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình Huế với điều kiện triều 0.2 đình buộc được nhân dân ta ngừng kháng chiến chống lại thực dân Pháp. b. Nội dung của Hiệp ước Giáp Tuất: 0.6 - Ngày 15-3-1874, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất gồm 0.2 những nội dung cơ bản sau: + Pháp sẽ rút quân khỏi Bắ Kì, còn triều đình chính thức thừa nhận 6 tỉnh 0.2 Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp. + Hiệp ước Giáp Tuất đã làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh 0.2 thổ, ngoại giao, và thương mại của Việt Nam. c. Nội dung của Hiệp ước Hác – măng: 0,6 - Ngày 25-8-1883, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hác – măng (Quý 0.2 Mùi) gồm những nội dung cơ bản sau: + Bắc Kì và Trung Kì phải đặt dưới sự bảo hộ của Pháp, cắt tỉnh Bình 0.2 Thuận ra khỏi Trung Kì, nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp. + Triều đình Huế được cai quản Trung Kì nhưng phải thông qua Khâm sứ 0.2 Pháp ở Huế. Ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh sáp nhập vào Bắc Kì. + Công sứ Pháp ở Bắc Kì kiểm soát mọi công việc của quan lại triều đình, 0.2 kể cả việc giao thiệp với Trung Quốc. Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì. d. Nội dung của Hiệp ước Pa-tơ-nốt: 0.4 - Ngày 6-6-1884, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Pa-tơ-nốt gồm 0.2 những nội dung cơ bản sau: + Cơ bản giống với Hiệp ước 1883, chỉ sửa đổi về ranh giới khu vực Trung 0.2 Kì như trả lại các tỉnh Bình Thuận, Thanh-Nghệ-Tĩnh cho trung Kì. e. Qua đó chứng tỏ: Triều đình Huế đã đầu hàng từng bước đến đầu hàng 0.2 toàn bộ trước quân xâm lược Pháp. Nước ta từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến Câu 4: (2,0 điểm ) Hãy nêu những cơ hội từ (1858-1884) mà nhà Nguyễn có thể đánh Pháp để giành độc lập dân tộc. Em có nhận xét gì về thái độ chống Pháp của nhà Nguyễn ? Câu 4 Nội dung Điểm (2,0 đ) * Hãy nêu những cơ hội mà nhà Nguyễn có thể đánh Pháp 1,0 –Khi Pháp đánh vào Đà Nẵng (1-9-1858) gặp sự kháng cự mạnh mẽ của quân 0,25 triều đình cùng nhân dân khiến chúng gặp nhiều khó khăn tuy nhiên triều đình không kiên quyết chống Pháp nên bỏ lỡ thời cơ và để cho Pháp chiếm giữ bán đảo Sơn Trà. -Sau khi chiếm được Gia Định ,năm 1860 Thực dân Pháp phải điều quân sang 0,25 3
  4. các chiến trường Châu Âu và Trung Quốc nhằm đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân nơi đây.Chúng chỉ để lại Gia Định 1000 quân trài dài trên 10 km nhưng quân triều đình nhà Nguyễn vẫn đóng quân trong Đại đồn Chí Hoà ở thế thủ hiểm không dám tấn công - Ngày 21/12/ 1873 khi nhân dân ta tạo nên chiến thắng Cầu Giấy lần 1 ( giết 0,25 chết Gác ni ê cùng nhiều binh lính) khiến quân Pháp vô cùng dao động , nhân dân phấn khởi thì giữa lúc đó nhà Nguyễn chỉ coi đó là điều kiện để thoả thuận và chấp nhận kí với Pháp hoà ước Giáp Tuất (15-3-1874) - Ngày 19/5/1883 nhân dân ta tiếp tục tạo nên chiến thắng Cầu Giấy lần hai( 0,25 giết chết Ri vi e) nhưng nhà Nguyễn vẫn chỉ coi đó là điều kiện để thương lượng nhưng không được Pháp chấp nhận thậm chí chúng còn nhận cơ hội đó mà tấn công vào kinh thành Huế. * Em có nhận xét gì về thái độ chống Pháp của nhà Nguyễn 1,0 -Khi Pháp xâm lựơc nước ta nhà Nguyễn có chống Pháp nhưng chống không 0,25 kiên quyết, khi Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng, nhà Nguyễn cũng không cùng nhân dân chống Pháp mà luôn ảo tưởng thượng lượng, từng bước thoả hiệp kí các điều ước bán nước cho Pháp, cuối cùng đầu hàng Pháp hoàn toàn. Với thái độ không kiên quyết của triều đình nhà Nguyễn nên nhà Nguyễn đã từ 0,25 bỏ con đựờng đấu tranh truyền thống của dân tộc, nhà Nguyễn sợ dân hơn sợ giặc. -Khi đánh Pháp nhà Nguyễn vừa đánh Pháp vừa thương lượng, không biết 0,25 chớp thời cơ, mất lòng dân, đặt quyền lợi dòng họ lên trên quyền lợi dân tộc - Nhà Nguyễn đã bỏ qua cơ hội có thể giành được độc lập.dân tộc, việc nhà 0,25 Nguyễn để mất nước ta cuối thế kỉ XIX không tất yếu trở thành tất yếu lịch sử PHẦN B : Dành cho học sinh THCS Vĩnh Tường Câu 5: (1,0 điểm ) Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai ? Nó có gì khác so với nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất? Câu 5 Nội dung Điểm (1,0 đ) * Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai 1,0 - Những mâu thuẫn tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế 0,15 giới thứ nhất. Đố là mâu thuẫn về vấn đề quyền lợi, thị trường và thuộc địa . Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm gay gắt thêm các mâu thuẫn đó - Từ giữa những năm 30 của THk XX, đã hình thành hai khối đế quốc đối địch 0,15 nhau với các chính sách đối ngoại khác nhau. Khối Anh, Pháp, Mĩ và Khối phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.Với chính sách hiếu chiến xâm lược, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản chủ trương nhanh chóng phát động chiến tranh thế giới - Chính sách thù địch chống Liên Xô càng thúc đẩy các nước đế quốc phát 0,15 động chiến tranh xâm lược nhằm xoá bỏ nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.Do vậy các nước Anh, Pháp, Mĩ lại thực hiện đường lối nhân nhượng, thoả hiệp với các nước phát xít, cố làm cho các nước này chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô - Nhưng với những tính toán của mình, nước Đức đã tiến đánh các nước tư bản 0,15 châu Âu trước khi tấn công Liên Xô. * Điểm khác so với nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất - Chiến tranh thế giới thứ hai còn nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế 0,4 quốc với Liên Xô, nhà nước xã hội chủ nghĩa đấu tiên trên thế giới. 4