Đề khảo sát rèn kỹ năng làm bài thi giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo TP. Bắc Giang (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát rèn kỹ năng làm bài thi giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo TP. Bắc Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_khao_sat_ren_ky_nang_lam_bai_thi_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_v.doc
Nội dung text: Đề khảo sát rèn kỹ năng làm bài thi giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo TP. Bắc Giang (Có đáp án)
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT RÈN KỸ NĂNG LÀM BÀI THI THÀNH PHỐ BẮC GIANG GIỮA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2018-2019 MÔN: Ngữ văn lớp 7 (Đề có 01 trang) Thời gian làm bài 90 phút Phần I: Đọc hiểu (4.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi. Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong ký ức những ngọn núi trông xa lấp lánh như kim cương, lúc xanh mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngập màu xanh. Những năm tháng xa quê, giông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng kênh biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mịt khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xoá sương mù sau tết. Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi. Biết bao đêm trăn trở tôi viết bao trang về con rạch nhỏ cạn lờ chảy qua bến Miễu, cát vàng xâm xấp nước. Tôi yêu màu đá xám đen, tấm phên xác xơ che nắng cho người đập đá. Tôi nhớ ngọn cỏ phất phơ giữa đồng nước lớn, cây cà na trái nặng chùm chùm, cây gáo mồ côi, cây gáo đôi im lìm xa ngoài đồng bãi. (Mai Văn Tạo, “Đất quê hương- tuyển tập truyện kí”, trang 12, NXB Văn nghệ An Giang) Câu 1. Tác giả đã yêu những gì của quê hương? Câu 2. Tìm câu rút gọn trong đoạn văn và cho biết thành phần nào của câu được rút gọn. Câu 3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong các câu văn sau và nêu tác dụng: “Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mịt khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xoá sương mù sau tết. Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi.” Câu 4. Đặt câu có thành phần trạng ngữ nêu nhận xét về tình cảm của tác giả với quê hương trong đoạn trích trên. Chỉ rõ thành phần trạng ngữ ấy. Phần II: Làm văn (6.0 điểm) Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim.” HẾT
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM THÀNH PHỐ BẮC GIANG BÀI KHẢO SÁT RÈN KỸ NĂNG LÀM BÀI THI GIỮA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2018-2019 MÔN: Ngữ văn lớp 7 (Bản hướng dẫn chấm có 3 trang) Phần Câu/ý Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4.0 1 *Mức tối đa. 1.0 - Xác định được 5 hình ảnh: những cánh đồng, tiếng chuông chùa, ánh nắng chiều, màu đá xám đen, tấm phên xác xơ * Mức chưa tối đa: Xác định được từ 1 đến 4 hình ảnh, mỗi hình ảnh xác định đúng sẽ được 0,2 điểm. *Mức không đạt: HS không làm hoặc làm sai. 0 2 *Mức tối đa. 1.0 - Chỉ được câu rút gọn: “Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya.” (0,5 điểm) -Xác định được thành phần rút gọn: Chủ ngữ (0,5 điểm) * Mức chưa tối đa: Chỉ xác định đúng được câu rút gọn. 0.5 *Mức không đạt: HS không làm hoặc làm sai. 0 3 *Mức tối đa. 1.0 -Xác định được biện pháp tu từ điệp ngữ “tôi yêu” hoặc “yêu” (0,5 điểm) - Tác dụng: Giúp ta thấy rõ tình yêu quê hương sâu sắc, chân thành của tác giả. Yêu quê hương là yêu những gì bình dị gần gũi, thân quen nhất của quê hương. (0,5 điểm) * Mức chưa tối đa: 0,5 - Chỉ xác định được biện pháp tu từ điệp ngữ *Mức không đạt: HS không làm hoặc làm sai. 0
- 4 *Mức tối đa: 1.0 - Đặt câu có trạng ngữ đảm bảo nội dung theo yêu cầu (0,5 điểm) - Chỉ rõ trạng ngữ trong câu (0,5 điểm) * Mức chưa tối đa: 0,5 - Đặt câu có trạng ngữ đảm bảo nội dung theo yêu cầu. *Mức không đạt: HS không làm hoặc làm sai. 0 II LÀM VĂN Chứng minh câu tục ngữ 6.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (chứng minh một vấn 0,5 đề): Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Học sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách nhưng 5,0 về cơ bản cần đảm bảo những nội dung sau: *Mở bài. Dẫn dắt, nêu được vấn đề cần chứng minh: Kiên trì, nhẫn nại sẽ mang lại thành công. 0,5 *Thân bài. Giải thích, rút ra ý nghĩa câu tục ngữ. 1,0 - Câu tục ngữ đã nêu lên một chân lí lớn bằng những hình ảnh tượng trưng đầy sức thuyết phục. - “Sắt” là một thứ kim loại cứng tưởng là không có cách nào mòn được. Thế mà với sự bền chí, người ta có thể mài thỏi sắt to thành một cây kim bé nhỏ, hữu ích. - Con người nếu biết bền tâm nhất trí, không ngã lòng trước mọi trở ngại, không chùn bước trước mọi khó khăn nguy hiểm, thì có thể làm được những kì công to lớn, tưởng như không cách nào thực hiện nổi. -> Nghĩa của cả câu (lời khuyên): Cần phải có sự kiên trì,
- bền chí trong tinh thần sẽ thành công trong mọi việc. Chứng minh 3,0 Học sinh đưa ra được những lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục để làm sáng tỏ vấn đề cần chứng minh là kiên trì, bền bỉ sẽ mang lại thành công: trong thực tế đời sống và trong văn học 0.5 *Kết bài. Khẳng định kiên trì, nhẫn nại sẽ mang lại thành công, rút ra bài học c. Sáng tạo: Có cách trình bày, diễn đạt độc đáo; có suy nghĩ 0,25 mới mẻ, sâu sắc về nội dung . d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo những quy tắc về chuẩn 0,25 chính tả, dùng từ, đặt câu của tiếng Việt. Tổng điểm 10. 0 * LƯU Ý KHI CHẤM BÀI: Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm một cách máy móc, linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm. Cần khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, nội dung bài viết có thể không trùng với yêu cầu trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ.