Đề kiểm tra 1 tiết học kỳ II môn Địa lý Khối 8

doc 4 trang thaodu 8200
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết học kỳ II môn Địa lý Khối 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_hoc_ky_ii_mon_dia_ly_khoi_8.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết học kỳ II môn Địa lý Khối 8

  1. Họ và tên : KIỂM TRA 1 TIẾT Lớp : 8 A Thời gian: 45 phút. Điểm Lời phê của giáo viên. Khoanh tròn chỉ một chữ cái đầu ý em cho là đúng nhất: Câu 1: Lãnh thổ Việt Nam không gồm bộ phận: A. Phần đất liền B. Các đảo và vùng biển C. Vùng trời D. Biển Đông. Câu 2: Việt Nam gắn với châu lục và đại dương nào: A. Châu Á và Ấn Độ Dương. B. Châu Á và Thái Bình Dương. C. Châu Đại Dương và Ấn Độ Dương. D. Châu Đại Dương và Thái Bình Dương. Câu 3: Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm nào A. 1967 B. 1984 C. 1995 D. 1997 Câu 4: Nội thủy là: A. Vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở B. Có chiều rộng 12 hải lí C. Tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành vùng biển rộng 200 hải lí D. Nằm ở phía ngoài đường cơ sở với chiều rộng 12 hải lí Câu 5: Công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế của nước ta bắt đầu từ năm nào? A. 1945 B. 1975 C. 1986 D. 1995 Câu 6: Những thành tựu nào không đúng trong sản xuất nông nghiệp mà Việt Nam đạt được sau công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tê A. Sản xuất nông nghiệp lên tục phát triển. B. Sản xuất lương thực tăng cao, đảm bảo vững chắc vấn đề an ninh lương thực. C. Sản xuất lương thực tăng cao, hiện nay sản lượng lương thực nước ta đứng thứ 2 trên thế giới. D. Một số nông sản xuất khẩu chủ lực: gạo, cà phê, cao su, chè, điều và hải sản. Câu 7: Vịnh biển của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới là: A. Vịnh Hạ Long B. Vinh Nha Trang C. Vịnh Văn Phong D. Vịnh Cam Ranh Câu 8: Cơ cấu kinh tế của Việt Nam thay đổi như thế nào sau công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tê: A. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỉ trong khu vực công nghiệp và dịch vụ. B. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp tăng tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP. C. Tăng tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp giảm tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP
  2. D. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp tăng tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP. Câu 9. Điểm cực nam nước ta nằm ở: A. 23023’B và 105020’Đ B. 8034’B và 104040’Đ C. 12040’B và 109024’Đ D. 22022’B và 102009’Đ Câu 10: Đặc điểm của vị trí của Việt Nam về mặt tự nhiên: A. Nằm trên tuyến đường hàng hải, hàng không quan trọng của thế giới. B. Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. C. Nằm trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đây là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất trên thế giới. D. Nằm trên các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á Câu 11: Đặc điểm nào của vị trí của Việt Nam về mặt tự nhiên làm cho khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới: A. Nằm trong vùng nội chí tuyến. B. Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. C. Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo. D. Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật. Câu 12: Nơi hẹp nhất theo chiều tây-đông của nước ta thuộc tỉnh thành nào A. Hà Giang B. Điện Biên C. Cà Mau D. Quảng Trị Câu 13 Vùng biển của Việt Nam là một phần của biển A. Biển Hoa Đông B. Biển Đông C. Biển Xu-Lu D. Biển Gia-va Câu 14: Vùng biển của Việt Nam nằm trong khí hậu: A. ôn đới gió mùa B. cận nhiệt gió mùa C. nhiệt đới gió mùa D. xích đạo Câu 15: Vùng biển của Việt Nam thông qua hai đại dương lớn nào A. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương D. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương Câu 16: Vùng biển của Việt Nam không giáp với vùng biển của nước: A. Trung Quốc B. Phi-lip-pin C. Đông Ti mo D. Ma-lai-xi-a Câu 17: Chế độ gió trên biển Đông A. Quanh năm chung 1 chế độ gió. B. Mùa đông gió có hướng đông bắc; mùa hạ có hướng tây nam. C. Mùa đông gió có hướng tây nam; mùa hạ có hướng đông bắc
  3. D. Mùa đông gió có hướng tây nam; mùa hạ có hướng nam. Câu18: Chế độ nhiệt trên biển Đông A. Mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền, biên độ nhiệt nhỏ. B. Mùa hạ nóng, mùa đông lạnh hơn đất liền, biên độ nhiệt nhỏ. C. Mùa hạ nóng, mùa đông lạnh hơn đất liền, biên độ nhiệt lớn. D. Mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền, biên độ nhiệt lớn. Câu 19: Đường bờ biển của Việt Nam dài là: A. 4600km B. 2360km C. 3260km D. 1650km Câu 20: Thiên tai thường gặp ở vùng biển nước ta A. lũ lụt B. hạn hán C. bão nhiệt đới D. núi lửa Câu 21: Giai đoạn đầu tiên hình thành lãnh thổ nước ta là: A. Tiền Cambri B. Cổ sinh C. Trung sinh D. Tân kiến tạo Câu 22: Đặc điểm sinh vật trong giai đoạn Tiền Cambri: A. Các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản. B. Thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần. C. Giới sinh vật phát triển mạnh mẽ. D. Giới sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện. Câu 23: Giai đoạn Cổ kiến tạo kéo dài bao nhiêu năm: A. 542 triệu năm B. 500 triệu năm C. 65 triệu năm D. 25 triệu năm. Câu 24: Đặc điểm không phải trong giai đoạn Tiền Cambri: A. Phần đất liền nước ta là những mảng nền cổ còn nằm trải rác trên mặt biển nguyên thủy. B. Thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần. Giới sinh vật phát triển mạnh mẽ. C. Trong giai đoạn nay có nhiều vận động kiến tạo lớn. D. Giai đoạn này đã hình thành các mỏ than. Câu 25: Vận động tạo núi nào sau đây không trong giai đoạn Cổ kiến tạo A. Ca-nê-đô-ni B. Hi-ma-lay-a C. In-đô-xi-ni D. Hec-xi-ni Câu 26: Sự kiện nổi bật trong giai đoạn tân kiến tạo là: A. Vận động tạo nú Hi-ma-lay-a. B. Hình thành các mỏ khoáng sản.
  4. C. Phần lớn lãnh thổ nước ta trở thành đất liền, một bộ phận vững chắc của châu Á-Thái Bình Dương. D. Sự xuất hiện của con người. Câu 27: Vận động tạo núi nào sau đây trong giai đoạn Tân kiến tạo A. Ca-nê-đô-ni B. Hec-xi-ni C. In-đô-xi-ni D. Hi-ma-lay-a Câu 28: Đặc điểm địa hình của nước ta trong giai đoạn Tân kiến tạo A. Phần đất liền nước ta là những mảng nền cổ còn nằm trải rác trên mặt biển nguyên thủy. B. Địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp trở thành những bề mặt san bằng. C. Hình thành các khối núi đá vôi hùng vĩ cùng với những bể than ở miền Bắc. D. Quá trình nâng cao địa hình làm cho sông ngòi trẻ lại và hoạt động mạnh mẽ. đồi núi được nâng cao và mở rộng. Câu 29 : Các đồng bằng lớn ở Việt Nam được hình thành trong giai đoạn: A. Tiền Cambri B. Cổ sinh C. Trung sinh D. Tân kiến tạo Câu 30: Nhận xét nào sau đây đúng và đầy đủ về tài nguyên khoáng sản của nước ta: A. Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản. B. Việt Nam là một quốc gia nghèo tài nguyên khoáng sản, nhưng có có một số mỏ khoáng sản với trữ lượng lớn. C. Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản nhưng chủ yếu là các khoáng sản có trữ lượng vừa và nhỏ. D. Tài nguyên khoáng sản nước ta phân bố rộng khắp trên cả nước. Câu 31: Một số mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn ở Việt Nam: A. Vàng, kim cương, dầu mỏ. B. Dầu khí, than, sắt, uranium. C. Than, dầu khí, apatit, đá vôi. D. Đất hiếm, sắt, than, đồng. Câu 32: Than phân bố chủ yếu ở A. Đông Bắc B. Đông Nam Bộ C. Tây Nguyên D. Tây Bắc Câu 33: Bôxit phân bố chủ yếu ở A. Tây Bắc B. Tây Nguyên C. Đồng bằng sông Hồng D. Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 34: Dầu mỏ và khí đốt phân bố chủ yếu ở A. Các đồng bằng B. Bắc Trung Bộ C. Việt Bắc D. Thềm lục địa phía nam.