Đề kiểm tra 1 tiết lần 1 môn Hóa học Lớp 10 - Mã đề 132 - Trường THPT Ngô Sĩ Liên
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết lần 1 môn Hóa học Lớp 10 - Mã đề 132 - Trường THPT Ngô Sĩ Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_1_tiet_lan_1_mon_hoa_hoc_lop_10_ma_de_132_truong.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết lần 1 môn Hóa học Lớp 10 - Mã đề 132 - Trường THPT Ngô Sĩ Liên
- TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 1 Môn: Hóa 10 Thời gian làm bài: 45 phút; (30 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 132 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Một nguyên tử có 8 proton, 8 nơtron và 8 electron. Chọn nguyên tử đồng vị với nó: A. 8 proton, 8 nơtron, 9 electron B. 8 proton, 9 nơtron, 9 electron C. 9 proton, 8 nơtron, 9 electron D. 8 proton, 9 nơtron, 8 electron Câu 2: Một ion M3+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Cấu hình electron của nguyên tử M là A. [Ar]3d54s1. B. [Ar]3d³4s². C. [Ar]3d64s1. D. [Ar]3d64s². Câu 3: Phát biểu nào sau đây là sai: A. Số proton trong nguyên tử bằng số nơtron. B. Số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ nguyên tử. C. Số khối của hạt nhân nguyên tử bằng tổng số hạt proton và số hạt nơtron. D. Số hiệu nguyên tử bằng điện tích hạt nhân nguyên tử. 39 Câu 4: Số nơtron trong nguyên tử 19 K là A. 39 B. 19 C. 20 D. 58 Câu 5: Một nguyên tố X có 2 đồng vị có tỉ lệ nguyên tử là 27: 23. Hạt nhân của X có 35 proton. Đồng vị 1 có 44 nơtron, đồng vị 2 hơn đồng vị 1 là 2 nơtron. Nguyên tử khối trung bình của X là: A. 80,82 B. 79,92 C. 79,56. D. 81,32. Câu 6: Crom có cấu trúc mạng lập phương tâm khối trong đó thể tích các nguyên tử chiếm 68% thể tích tinh thể. Khối lượng riêng của Cr là 7,2 g/cm3. Nếu xem nguyên tử Cr có dạng hình cầu ( nguyên tử khối là 52u) thì bán kính gần đúng của nó là : A. 0,125 nm. B. 0,155 nm. C. 0,134 nm. D. 0,165 nm. Câu 7: Hợp chất MX3 có tổng số hạt mang điện là 128. Trong hợp chất, số p của nguyên tử X nhiều hơn số p của nguyên tử M là 38. Công thức của hợp chất trên là A. FeF3 B. AlBr3 C. AlCl3 D. FeCl3 Câu 8: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp p là 7. Số hạt mang điện của một nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử X là 8 hạt. Biết số hiệu nguyên tử: Na: 11; Al: 13; P: 15; Cl: 7; Fe: 26. Các nguyên tố X và Y lần lượt là A. Fe và Cl. B. Na và Cl. C. Al và Cl. D. Al và P. 16 11 18 12 13 Câu 9: Oxi có 3 đồng vị 18 O, 18 O, 18 O . Cacbon có hai đồng vị là: 6 C, 6 C . Hỏi có thể có bao nhiêu loại phân tử khí cacbonic được tạo thành giữa cacbon và oxi? A. 11 B. 12 C. 13 D. 14 Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt cơ bản là 34. Số hạt mang điện gấp 1,8333 lần số hạt không mang điện. Số proton của nguyên tử B là A. 11 B. 12 C. 13 D. 17 O Câu 11: Nguyên tử nhôm có bán kính r = 1,43 A và có khối lượng nguyên tử là 27u. Khối lượng riêng của nguyên tử nhôm là A. 3,66 g/cm3. B. 2,70 g/ cm3. C. 3,36 g/cm3. D. 3,86 g/cm3. Câu 12: Cấu hình e của nguyên tử có số hiệu Z =17 là A. 1s22s22p63s23p44s1 B. 1s22s22p63s23d5 C. 1s22s22p63s23p5 D. 1s22s22p63s23p34s2 Câu 13: Cation M2+ có cấu hình e phân lớp ngoài cùng là 2p6, cấu hình e của nguyên tử M là A. 1s22s22p63s2 B. 1s22s22p4 C. 1s22s22p6 D. 1s22s22p63s1 Câu 14: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, electron, nơtron bằng 180. Trong
- đó các hạt mang điện chiếm 58,89% tổng số hạt. X là nguyên tố : A. brom. B. iot. C. flo. D. clo. Câu 15: Một ion có 3p, 4n và 2e. Ion này có điện tích là A. 1+ B. 3+ C. 2- D. 1- Câu 16: Cho biết cấu hình electron của X : 1s 22s22p63s23p3 của Y là 1s22s22p63s23p64s1. Nhận xét nào sau đây là đúng ? A. X và Y đều là các kim loại. B. X và Y đều là các phi kim. C. X và Y đều là các khí hiếm. D. X là một phi kim còn Y là một kim loại. 2- 2+ 3+ Câu 17: Các ion 8O , 12Mg , 13Al bằng nhau về A. số nơtron B. số electron C. số khối D. số proton Câu 18: Oxit B có công thức M2O có tổng số hạt cơ bản là 92. Trong oxit, số hạt mang điện nhiều hơn số hoạt không mang điện là 28. Số hiệu nguyên tử của M là : A. 12. B. 8. C. 11. D. 13 2- Câu 19: Tổng số hạt mang điện trong ion AB3 bằng 82. Số hạt mang điện trong nhân nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện trong nhân của nguyên tử B là 8. Số hiệu nguyên tử A và B (theo thứ tự) là A. 13 và 9 B. 16 và 8 C. 6 và 8 D. 14 và 8 Câu 20: Nguyên tử flo có 9 proton, 9 electron và 10 nơtron. Số khối của nguyên tử flo là A. 10 B. 19 C. 9 D. 28 Câu 21: Một nguyên tử X có tổng số electron ở phân lớp p là 11. Nguyên tố X là A. nguyên tố s B. nguyên tố f C. nguyên tố p D. nguyên tố d 63 65 65 Câu 22: Trong tự nhiên, nguyên tố đồng có hai đồng vị là 29Cu và 29Cu , trong đó đồng vị Cu chiếm 27% 63 về số nguyên tử. Phần trăm khối lượng của Cu trong Cu2O là A. 88,82%. B. 73%. C. 32,15%. D. 64,29%. Câu 23: Ion Mx+ có tổng số hạt là 57. Hiệu số hạt mang điện và không điện là 17. Nguyên tố M là A. Ni B. Na C. K D. Ca Câu 24: Ở 20°C khối lượng riêng của sắt kim loại là 7,87 g/cm³. Giả thiết rằng, trong tinh thể sắt các nguyên tử là những hình cầu chiếm 75% thể tích tinh thể, phần còn lại là các khe rỗng. Nguyên tử khối của sắt là 55,85, (1u = 1,6605.10–27 kg). Bán kính nguyên tử sắt tính theo lí thuyết ở 20°C là A. 1,35.10–9cm. B. 1,35.10–8cm. C. 1,28.10–7cm. D. 1,28.10–8cm. Câu 25: Nguyên tố X có hai đồng vị, đồng vị thứ nhất 35X chiếm 75%. Nguyên tử khối trung bình của X là 35,5. Đồng vị thứ hai là A. 36X B. 34X C. 38X D. 37X Câu 26: Một nguyên tử X có tổng số electron ở phân lớp p là 9. Nguyên tố X là A. nguyên tố p B. nguyên tố s C. nguyên tố f D. nguyên tố d Câu 27: Cấu hình e nào sau đây của nguyên tố kim loại? A. 1s22s22p63s23p1 B. 1s2s2s2p63s23p5 C. 1s22s22p63s23p3 D. 1s22s22p63s23p6 Câu 28: Trong phân tử MX2, M chiếm 46,67% về khối lượng. Hạt nhân M có số nơtron nhiều hơn số proton là 4 hạt. Trong nhân X số nơtron bằng số proton. Tổng số proton trong phân tử MX2 là 58. CTPT của MX2 là A. FeS2. B. NO2. C. SO2. D. CO2. Câu 29: Trong nguyên tử, hạt mang điện là A. electron và nơtron B. proton và electron C. electron D. proton và nơtron Câu 30: Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 2. Nguyên tố X, Y lần lượt là A. khí hiếm và kim loại. B. kim loại và kim loại. C. kim loại và khí hiếm. D. phi kim và kim loại. HẾT