Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học Khối 11 (Kèm đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học Khối 11 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_1_tiet_mon_sinh_hoc_khoi_11_kem_dap_an.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học Khối 11 (Kèm đáp án)
- Môn: SINH HỌC - Lớp 11 Thời gian làm bài: 40 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1. Thoát hơi nước qua lá bằng con đường A. qua khí khổng, mô giậu B. qua khí khổng, cutin C. qua cutin, biểu bì. D. qua cutin, mô giậu Câu 2. Nguyên tố nào sau đây là thành phần của diệp lục, tham gia hoạt hóa enzim, khi thiếu nó lá có màu vàng? A. Nitơ. B. Magiê. C. Clo. D. Sắt. Câu 3. Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu: A. qua mạch rây theo chiều từ trên xuống. B. từ mạch gỗ sang mạch rây. C. từ mạch rây sang mạch gỗ. D. qua mạch gỗ. Câu 4: Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm A. vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. B. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. C. vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. D. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh. Câu 5. Thoát hơi nước có những vai trò nào sau đây? (1) Tạo lực hút đầu trên. (2) Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào nhưng ngày nắng nóng. (3) Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp. (4) Giải phóng O2 giúp điều hòa không khí. Phương án trả lời đúng là: A. (1), (3) và (4). B. (1), (2) và (3). C. (2), (3) và (4). D. (1), (2) và (4). Câu 6. Các nguyên tố vi lượng gồm: A. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe. B. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg. C. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn. D. Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni. Câu 7. Trong quá trình quang hợp của thực vật, pha sáng cung cấp cho pha tối các sản phẩm: A. ATP và NADPH.
- B. CO2 và H2O. C. O2 và H2O. D. O2, ATP, NADPH và ánh sáng. Câu 8. Những cây thuộc nhóm thực vật C3 A. lúa, khoai, sắn, đậu xanh. B. rau dền, kê, các loại rau, xương rồng. C. dứa, xương rồng, thuốc bỏng. D. mía, ngô, cỏ lồng vực, cỏ gấu, rau dền. Câu 9. Ý nào dưới đây không đúng với sự giống nhau giữa thực vật CAM và thực vật C4 khi cố định CO2? A. tiến trình gồm 2 giai đoạn. B. đều diễn ra vào ban ngày. C. sản phẩm quang hợp đầu tiên. D. chất nhận CO2. Câu 10. Khi nói về quang hợp ở thực vật C4 có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Thực vật C4 phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như ngô, mía, cỏ gấu, rau dền, cỏ lồng vực, (2) Quá trình cố định CO2 xảy ra 2 lần. (3) Chất nhận CO2 đầu tiên trong pha tối là Photphoenolpiruvat. (4) Sản phẩm chất hữu cơ đầu tiên trong pha tối là hợp chất 4C (Axit ôxalôaxêtic). (5) Có 2 loại lục lạp là lục lạp ở tế bào mô giậu và lục lạp ở tế bào bao bó mạch thực hiện. (6) Xảy ra giai đoạn C4 kết hợp với chu trình Canvin. Phương án trả lời: A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 11. Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia của 3 bào quan nào? A. lục lạp, lizôxôm, ty thể B. lục lạp, perôxixôm, ty thể C. lục lạp, bộ máy gôngi, ty thể D. lục lạp, ribôxôm, ty thể Câu 12. Hô hấp sáng xảy ra trong điều kiện A. CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều B. O2 cạn kiệt, CO2 tích lũy nhiều C. cường độ ánh sáng cao, O2 cạn kiệt D. cường độ ánh sáng thấp, CO2 tích lũy nhiều Câu 13. Nội dung nào sau đây nói không đúng về mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường ngoài? A. nhiệt độ tăng đến nhiệt độ tối ưu thì cường độ hô hấp tăng B. cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước
- C. cường độ hô hấp tỉ lệ nghịch với nồng độ CO2 D. cường độ hô hấp tỉ lệ nghịch với nồng độ O2. Câu 14. Để so sánh tốc độ thoát hơi nước ở 2 mặt của lá người ta tiến hành làm các thao tác như sau: (1) Dùng cặp gỗ hoặc cặp nhựa kẹp ép 2 tấm kính vào 2 miếng giấy này ở cả 2 mặt của lá tạo thành hệ thống kín (2) Bấm giây đồng hồ để so sánh thời gian giấy chuyển màu từ xanh da trời sang hồng (3) Dùng 2 miếng giấy lọc có tẩm coban clorua đã sấy khô (màu xanh da trời) đặt đối xứng nhau qua 2 mặt của lá (4) So sánh diện tích giấy có màu hồng ở mặt trên và mặt dưới của lá trong cùng thời gian. Các thao tác tiến hành theo trình tự đúng là A. (1) → (2) → (3) → (4) B. (2) → (3) → (1) → (4) C. (3) → (2) → (1) → (4) D. (3) → (1) → (2) → (4) Câu 15. Chất tách ra khỏi chu trình Canvin khởi đầu cho tổng hợp glucozo là A. APG (axit phôtphoglixêric) B. RiDP (ribulôzơ-1,5-điphôtphat) C. AlPG (anđêhit photphoglixêric) D. AM (axit malic) Câu 16: Sản phẩm của sự phân giải kị khí (lên men) từ axit piruvic là: A. rượu êtylic + CO2 + năng lượng B. axit lactic + CO2 + năng lượng C. rượu êtylic + năng lượng D. rượu êtylic + CO2 Câu 17. Điều nào sau đây đúng khi nói về cơ quan tiêu hóa dạng ống? A. enzim tiêu hóa được bài tiết từ lizôxôm B. hoạt động tiêu hóa thức ăn chỉ xảy ra theo phương thức tiêu hóa ngoại bào C. ống tiêu hóa thông với môi trường qua một lỗ vừa nhận thức ăn, vừa thải bã D. các tế bào bài tiết dịch tiêu hóa luôn nằm ngay trên thành của ống tiêu hóa Câu 18. Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa cùa người A. miệng → ruột non → thực quản → dạ dày → ruột già → hậu môn B. miệng → thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già → hậu môn C. miệng → ruột non → dạ dày → hầu → ruột già → hậu môn D. miệng → dạ dày → ruột non → thực quản → ruột già → hậu môn Câu 19. Dạ dày ở những động vật ăn thực vật nào có bốn ngăn? A. ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò B. ngựa, thỏ, chuột C. ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê D. trâu, bò, cừu, dê
- Câu 20. Vì sao ruột non của người được xem là nơi xảy ra quá trình tiêu hóa hóa học mạnh nhất so với các bộ phận khác của ống tiêu hóa? A. ruột non nhận nhiều dịch tiêu hóa của gan, tụy và tuyến ruột. B. ruột non xảy ra quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng. C. ruột non là đoạn dài nhất của ống tiêu hóa. D. ruột non chứa nhiều enzim có tác dụng phân giải hầu hết các loại thức ăn. Câu 21. Sự thông khí trong các ống khí của côn trùng thực hiện được là nhờ: A. Sự vận động của cánh. B. sự nhu động của hệ tiêu hóa. C. sự di chuyển của chân. D. sự co dãn của phần bụng. Câu 22. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm khí ở phổi của chim? (1) giàu oxi cả khi cơ thể hít vào và thở ra. (2) các túi khí phía trước phổi chứa khí nghèo oxi và giàu CO2. (3) các túi khí phía sau phổi chứa khí nghèo CO2 và giàu oxi. (4) giàu CO2 cả khi cơ thể hít vào và thở ra. Các phát biểu không đúng là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 23. Hệ tuần hoàn hở có ở động vật: A. đa số động vật thân mềm và chân khớp. B. các loài cá sụn và cá xương. C. động vật đa bào cơ thể nhỏ và dẹp. D. động vật đơn bào. Câu 24. Ở người trưởng thành, chứng huyết áp thấp biểu hiện khi: A. huyết áp cực đại 80mmHg. B. huyết áp cực đại 60mmHg. C. huyết áp cực đại 70mmHg. D. huyết áp cực đại 90mmHg. Câu 25. Vì sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não? A. vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. B. vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. C. vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. D. vì thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. Câu 26. Cân bằng nội môi là duy trì trạng thái ổn định của môi trường
- A. trong tế bào. B. trong mô. C. trong cơ quan. D. trong cơ thể. Câu 27. Thứ tự nào sau đây đúng với chu kì hoạt động của tim? A. pha co tâm nhĩ (0,1s) → pha giãn chung (0,4s) → pha tâm thất (0,3s). B. pha co tâm nhĩ (0,1s)→ pha co tâm thất (0,3s) → pha giãn chung (0,4s). C. pha co tâm thất (0,3s) → pha co tâm nhĩ (0,1s) → pha giãn chung (0,4s). D. pha giãn chung (0,4s) → pha co tâm thất (0,3s) → pha co tâm nhĩ (0,1s). Câu 28. Khi lượng nước trong cơ thể tăng lên so với bình thường, phát biểu nào sau đây là đúng? A. áp suất thẩm thấu giảm, huyết áp tăng B. áp suất thẩm thấu tăng, huyết áp tăng C. áp suất thẩm thấu giảm, huyết áp giảm D. áp suất thẩm thấu tăng, huyết áp giảm Câu 29. Nhóm động vật có tim 4 ngăn, máu không bị pha trộn? A. Bò sát. B. Chim, thú. C. Cá. D. Lưỡng cư. Câu 30. Ở động vật có xương sống, sự trao đổi khí còn được hỗ trợ của các động tác và hoạt động cơ thể, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Cá có cơ quan tạo dòng nước luôn di chuyển qua mang giúp sự trao đổi khí thực hiện dễ dàng. (2) Ở ếch, sự vận chuyển của không khí nhờ cử động nâng lên hạ xuống của thềm miệng. (3) Ở chim, hoạt động nhịp nhàng của đôi cánh khi bay làm thay đổi thể tích các túi khí giúp trao đổi khí thuận lợi. (4) Ở thú, có sự tham gia của cơ hoành nằm giữa khoang ngực và khoang bụng. Các phát biểu đúng là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.