Đề kiểm tra 45 phút học kỳ I môn Sinh học Lớp 11 (Ban nâng cao) - Mã đề 358 - Trường THPT Lê Lợi

doc 1 trang thaodu 3050
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 45 phút học kỳ I môn Sinh học Lớp 11 (Ban nâng cao) - Mã đề 358 - Trường THPT Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_45_phut_mon_sinh_hoc_lop_11_ban_nang_cao_ma_de_3.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 45 phút học kỳ I môn Sinh học Lớp 11 (Ban nâng cao) - Mã đề 358 - Trường THPT Lê Lợi

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: SINH HỌC 11 NC Trường THPT Lê Lợi Thời gian làm bài: 45 phút Họ, tên thí sinh: Lớp: Mã đề thi: 358 Đáp án 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Câu 1: Yếu tố nào là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự đóng hoặc mở khí khổng? A. Ánh sáng B. Nước C. Nhiệt độ D. Phân bón Câu 2: Tiêu hóa hóa học trong ống tiêu hóa ở người không diễn ra ở: A. Ruột già. B. Miệng C. Dạ dày. D. Ruột non. Câu 3: Trong các ví dụ sau đây, ví dụ nào là diễn ra lên men ở cơ thể thực vật. A. Cây sống bám kí sinh hoặc kí sinh. B. Cây sống nơi ẩm ướt. C. Cây bị ngập úng. D. Cây bị khô hạn Câu 4: Vì sao mang cá có diện tích trao đổi khí lớn? A. Vì mang có kích thước lớn. B. Vì có nhiều cung mang. C. Vì mang có khả năng mở rộng. D. Vì mang có nhiều cung mang và mỗi cung mang gồm nhiều phiến mang. Câu 5: Quá trình vận chuyển nước qua lớp tế bào sống của rễ và của lá xảy ra nhờ: A. Lực hút của lá, do thoát hơi nước B. Lực đẩy bên dưới của rễ, do áp suất rễ. C. Sự tăng dần áp suất thẩm thấu từ tế bào lông hút đến lớp tế bào sát bó mạch gỗ của rễ và từ lớp tế bào sát bó mạch gỗ của gân lá. D. Lực đẩy nước của áp suất rễ và lực hút của quá trình thoát hơi nước. Câu 6: Cấu tạo ngoài của lá có những đặc điểm nào sau đây thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng? A. Phiến lá mỏng. B. Có diện tích bề mặt lá lớn. C. Các khí khổng tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá nên không chiếm mất diện tích hấp thụ ánh sáng. D. Có cuống lá Câu 7: Sự ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đối với quang hợp phụ thuộc vào. A. H2O, CO2. B. Cấu trúc của lá cây (đặt trưng sinh thái của cây). C. Nồng độ CO2 (theo tỉ lệ thuận) D. Cấu trúc của lá cây và CO2. Câu 8: Quang hợp quyết định năng suất thực vật vì A. 90-95% tổng sản lượng chất hữu cơ trong cây là sản phẩm của quang hợp. B. Tăng hệ số kinh tế của cây trồng bằng biện pháp chọn giống và bón phân. C. Tăng diện tích lá làm tăng năng suất cây trồng. D. Tuyển chọn và tạo mới các giống. Câu 9: Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở của khí khổng ở lá là: A. Cường độ ánh sáng mặt trời. B. Hàm lượng nước trong tế bào khí khổng. C. Hàm lượng chất hữu cơ trong tế bào lá. D. Hàm lượng CO2 trong tế bào lá. Câu 10: Vì sao phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát, lưỡng cư? A. Vì phổi thú có cấu trúc phức tạp hơn. B. Vì phổi thú có kích thước lớn hơn. C. Vì phổi thú có nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn. D. Vì phổi thú có khối lượng lớn hơn. Câu 11: Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình Canvin là: A. AM. B. AlPG. C. APG. D. RiDP. Câu 12: Quá trình hấp thụ chủ động các ion khoáng, cần sự góp phần của yếu tố nào? I. Năng lượng là ATP II. Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất III. Các bào quan là lưới nội chất và bộ máy Gôngi IV. Enzim hoạt tải (chất mang) A. II, IV B. I, III, IV C. I, IV D. I, II, IV Câu 13: Chu trình Canvin có ở pha tối của nhóm thực vật nào? A. C3 và C4 B. C3 C. CAM D. cả C3, C4 và CAM Câu 14: Ở thực vật thuỷ sinh cơ quan hấp thụ nước và khoáng là: A. Lá B. Rễ, thân, lá. C. Thân D. Rễ Câu 15: Ý không đúng khi giải thích vì sao da giun đất đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí của cơ thể là: A. Dưới lớp da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp. B. Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (tỉ lệ S/V) khá lớn. C. Da luôn ẩm ướt giúp các chất khí dễ dàng khuếch tán qua. D. Các tế bào tiếp xúc trực tiếp với không khí thông qua hệ thống ống khí. Phần tự luận 1. Giải thích các hiện tượng sau * Khi trời nắng gắt tưới nước nhiều lại làm cây bị héo? * Bón phân hóa học quá nhiều làm cây bị héo? 2. So sánh quá trình biến đổi thức ăn ở nhóm động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt.