Đề kiểm tra 45 phút môn Vật lí Lớp 6
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 45 phút môn Vật lí Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_45_phut_mon_vat_li_lop_6.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra 45 phút môn Vật lí Lớp 6
- ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT VẬT LÍ 6 Câu 1: Quả bóng bàn bị bẹp một chút được nhúng vào nước nóng thì phồng lên như cũ vì: A. Không khí trong bóng nóng lên, nở raB. Vỏ bóng bàn nở ra do bị ướt C. Nước nóng tràn vào bóngD. Không khí tràn vào bóng Câu 2: Cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít nào sau đây là đúng? A. Lỏng, rắn, khí B. Rắn, lỏng, khí C. Rắn, khí, lỏng D. Khí, lỏng rắn Câu 3: Trong các khẳng định sau đây, khẳng định nào không đúng? A. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi hướng của lực B. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực C. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi đồng thời cả hướng và độ lớn của lực D. Đòn bẩy có tác dụng làm thay đổi đồng thời cả hướng và độ lớn của lực Câu 4: Khi làm nóng một lượng chất lỏng đựng trong bình thủy tinh thì khối lượng riêng của chất lỏng thay đổi như thế nào? A.Tăng B. Giảm C. Không thay đổi D. Thoạt đầu giảm rồi sau mới tăng Câu 5. Khi nói về sự dãn nở vì nhiệt của các chất, câu kết luận không đúng là: A. Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. B. Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. C. Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. D. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Câu 6. Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế là: A. 100oC B. 42oC C. 37oC D. 20oC Câu 7. Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dùng chất lỏng dựa trên: A. sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng. B. sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn. C. sự dãn nở vì nhiệt của chất khí. D. sự dãn nở vì nhiệt của các chất. Câu 8. Khi nung nóng 3 chất khí sau: không khí, khí ôxi, hơi nước. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Không khí nở vì nhiệt nhiều nhất. B. Không khí, khí ôxi và hơi nước nở vì nhiệt khác nhau. C. Hơi nước nở vì nhiệt ít nhất. D. Không khí, khí ôxi và hơi nước nở vì nhiệt như nhau. Câu 9. Tại sao ở chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray đường tàu hỏa lại có để một khe hở? A. Vì không thể hàn hai thanh ray được. B. Vì để lắp các thanh ray được dễ dàng hơn. C. Để khi nhiệt độ tăng, thanh ray dễ dàng dài ra mà không bị ngăn cản. D. Vì chiều dài của thanh ray không đủ. Câu 10: Đổi 400C = 0F A. 400F B. 800F C. 720F D. 1020F II. Tự luận (5 điểm) Câu 1: Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt không lấy ra được. Dựa trên những kiến thức đã được học về sự nở vì nhiệt của các chất, em hãy đề ra phương án lấy nút thủy tinh ra khỏi lọ và giải thích tại sao lại làm như vậy? Câu 2: Chiều dài của một thah sắt ở 200C có chiều dài 50cm. Hỏi chiều dài của thanh sắt ở 500C dài bao nhiêu, biết khi nhiệt độ tăng thêm 100C chiều dài của thanh sắt tăng thêm 0,015mm