Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Tiến (Có đáp án)

doc 4 trang thaodu 3521
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Tiến (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_giai_doan_iii_mon_ngu_van_lop_6_nam_h.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Tiến (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD-ĐT NAM TRỰC ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIAI ĐOẠN 3 TRƯỜNG THCS NAM TIẾN MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút ( không kể thời gian phát đề) Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm) Hãy lựa chọn một phương án đúng trong mỗi câu hỏi dưới đây. Câu 1: Biện pháp nghệ thuật nhân hóa là: A. Dùng từ ngữ hoặc cách diễn đạt để nhân lên gấp nhiều lần những đặc điểm của sự vật,sự việc,nhân vật được miêu tả. B. Lấy tên sự vật, hiện tượng này để nhằm chỉ sự vật, hiện tượng kia. C. Gọi hoặc tả con vât, cây cối, đồ vật, bằng những từ ngữ vốn được dùng để tả hoặc nói về con người. D. Dùng những từ ngữ chỉ một bộ phận, một phần để chỉ toàn thể. Câu 2: Trong câu: Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Có mấy phó từ? A. Một từ B. Hai từ C. Ba từ D. Bốn từ Câu 3: Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Em thấy cơn mưa rào – Ướt tiếng cười của bố” là? A. Nhân hóa B. So sánh C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 4: Phó từ “đã” trong câu “ Mùa xuân xinh đẹp đã về” bổ sung ý nghĩa về: A. Quan hệ thời gian C. Kết quả và hướng B. Sự tiếp diễn tương tự D. Mức độ Câu 5: Câu thơ nào dưới đây có sử dụng phép ẩn dụ: A. Người Cha mái tóc bạc B. Bóng Bác cao lồng lộng.
  2. C. Bác vẫn ngồi đinh ninh D. Chú cứ việc ngủ ngon Câu 6: Trong những câu sau câu nào không sử dụng phép hoán dụ? A. Áo chàm đưa buổi phân li C. Ngày Huế đổ máu B. Người Cha mái tóc bạc D.Bàn tay ta làm nên tất cả Câu 7: Câu văn: Khi một đân tộc rơi vào vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù.sử dụng kiểu so sánh nào? A. So sánh ngang bằng B So sánh không ngang bằng Câu 8 : Biện pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều nhất trong văn miêu tả là: A. So sánh B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Phần II: Tự luận ( 8 điểm) Câu 1(2,5 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: ‘ Chao ôi,có biết đâu rằng hung hăng ,hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế. Thoát nạn rồi, mà còn ân hận quá,ân hận mãi. Thế mới biết, nếu đã trót không suy tính,lỡ xảy ra những việc dại dột, dù về sau có hối cũng không thể làm lại được.” a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? b. Chỉ ra những từ láy trong đoạn văn? c. Giải nghĩa từ “hối” trong đoạn văn? Câu 2 (5 điểm) Tả quang cảnh trường em trong giờ ra chơi.
  3. ĐÁP ÁN I. Trắc nghiệm: (2,0 điểm) Mỗi câu đúng: 0,25 điểm. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 C B C A A C A A II. Tự luận: 8 điểm Câu Yêu cầu Điểm Câu 1 a. Đoạn văn trích trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài 1,0 điểm b. Từ láy: hung hăng, hống hách, ân hận, dại dột 1,0 điểm ( mỗi từ đúng cho 0,25 điểm) C. Hối: cảm thấy tiếc và băn khoăn, day dứt vì đã làm việc gì đó có lỗi 0,5 điểm Câu 2 5,5 điểm 1. Mở bài 0,5 điểm Giới thiệu chung và cảm nhận của bản thân về quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi. 2. Thân bài * Tả quang cảnh chung. - Tả cảnh quan sân trường: màu sắc trang phục của học sinh,cây cối,các 0,5 điểm hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi. - Âm thanh trong giờ ra chơi ( có gì khác với âm thanh trong giờ học) * Tả chi tiết - Miêu tả hoạt động múa hát hoặc tập thể dục giữa giờ: hiệu lệnh trống, học sinh tập hợp theo hàng,múa( tập các động tác) theo nhạc giờ tập kết 1,0 điểm thúc học sinh tản ra bắt đầu các trò chơi. - Miêu tả từng trò chơi tiêu biểu( nhảy dây, đá cầu, kéo co,mè đuổi
  4. chuột ) miêu tả cách chơi,nét mặt,tư thế,thái độ của người chơi,âm 2,0 điểm thanh từ những trò chơi - Miêu tả một số hoạt động khác: Nhóm bạn tìm chỗ khuất trao đổi bài 0,5 điểm khó hoặc tâm sự 0,5 điểm * Hết giờ ra chơi - Tiếng trống vào lớp, học sinh vào lớp với tâm thế thoải mái,khuân mặt vui tươi - Quang cảnh sân trường dần yên tĩnh,vắng vẻ. 3. Kết bài 0,5 điểm Nêu ý nghĩa của giờ ra chơi: đem lại niềm vui, sảng khoái sau mỗi tiết học, ghi dấu ân của tuổi học trò khó quên. *Lưu ý: - Giám khảo căn cứ vào yêu cầu của đề,thực tế bài làm của học sinh để cho điểm phù hợp. - Động viên những bài viết sáng tạo, văn phong trong sáng giàu cảm xúc. - Điểm trừ: + Sai từ 3 đến 5 lỗi chính tả,2 đến 3 lỗi diễn đạt trừ 0,5 điểm + Sai từ 6 lỗi chính tả,4 lỗi diễn đạt trừ 1 điểm ( Điểm trừ không quá 1 điểm)