Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Giang (Có đáp án)

doc 5 trang thaodu 4050
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_giai_doan_iii_mon_ngu_van_lop_7_nam_h.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Giang (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS NAM GIANG ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIAI ĐOẠN III NĂM HỌC 2016 – 2017 MÔN: NGỮ VĂN 7 ( Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề ) Phần I: Trắc nghiệm ( 2 điểm) Trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái ở đầu phương án đúng nhất vào tờ giấy thi. Câu 1: Tục ngữ là một thể loại của bộ phận văn học nào ? A: Văn học dân gian C: Văn học hiện đại. B: Văn học trung đại . D: Văn học cổ đại. Câu 2: Ai là tác giả của văn bản “ Ý nghĩa văn chương ’’ ? A: Hồ Chí Minh. C: Phạm Văn Đồng. B: Hoài Thanh . D: Đặng Thai Mai. Câu 3: Trong các câu sau câu nào là câu bị động ? A: Cha mẹ tôi sinh được hai người con. C: Tôi được mẹ tặng cho một quyển truyện. B: Gia đình tôi chuyển về đây được mười năn rồi. D: Bạn ấy được 10 điểm Toán. Câu 4: Trong câu “ Ở đây, mùa hát hạt bao giờ cũng trúng vào tháng mười, tháng mười một, những ngày tháng vui vẻ nhất trong năm ’’ có mấy trạng ngữ ? A: Một B: Hai C: Ba D: Bốn Câu 5: Trong văn nghị luận văn luận cứ bao gồm những yếu tố nào ? A: Luận điểm và lập luận . C: Lí lẽ và lập luận. B: Lí lẽ và dẫn chứng. D: Dẫn chứng và trích dẫn. Câu 6: Trong các dòng sau, dòng nào không phải là tục ngữ ? A:. Uống nước nhớ nguồn. C: Chó treo , mèo đậy. B: Tấc đất, tấc vàng. D: Một nắng hai sương.
  2. Câu 7: Câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ’’ sử dụng biện phát nghệ thuật gì ? A: Nhân hóa . B: So sánh . C: Ẩn dụ. D: Hoán dụ. Câu 8: Cách nào dùng để chứng minh một luận điểm trong phép lập luận chứng minh ? A: Nêu các dẫn chứng để chứng minh và phân tích dẫn chứng. B: Nêu luận điểm và những kết luận cần đạt tới. C: Nêu dẫn chứng để chứng minh và những câu văn ngắn kết dẫn chứng với kết luận cần đạt tới. D: Nêu rõ luận điểm cần chứng minh, phân tích dẫn chứng và những câu văn gắn hết dẫn chứng dẫn chứng với kết luận cần đạt tới. Phần II: Tự luận ( 8,0 điểm) Câu 1:( 1,0 điểm) Chuyển câu chủ động thành câu bị động theo hai cách đã học . Sáng nay, chúng em đã quét sân trường rất sạch sẽ. Câu 2:( 2,5 điểm) Dựa vào văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ ” hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đức tính giản dị của Bác Hồ. Câu 3:(4,5 điểm) Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “ Có công mài sắt có ngày nên kim ” .
  3. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Phần I: Trắc nghiệm ( 2 điểm) Mỗi câu trả lời đúng cho 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A B C A B D C D Phần II: Tự luận ( 8,0 điểm) Câu 1( 1,0 điểm) - Sáng nay, sân trường đã được chúng em quét rất sạch sẽ . (0,5 đ) - Sáng nay, sân trường đã quét rất sạch sẽ. (0,5 đ) Câu 2: (2,5 đ) * Về Hình thức: HS viết đúng hình thức đoạn văn (0,5 đ) * Về nội dung nêu được các ý sau: - Giản dị là đức tính nổi bật và cao quý của Bác Hồ. (0,25 đ) - Bữa cơm của Bác chỉ có vài ba món dân dã mang đậm hương vị quê nhà . Bác ăn chậm rãi , thận trọng. Ăn xong, thức ăn thừa được Bác sắp xếp tươm tất Điều đó cho thấy Bác quý trọng công sức của người lao động và người phục vụ. ( 0,5 đ đ) - Nơi Bác ở là ngôi nhà sàn thoáng mát, chan hòa với thiên nhiên. (0,25 đ) - Trong công việc Bác rất chăm chỉ. Việc gì làm được Bác tự làm lấy không cần ai giúp . (0,25 đ) - Trong quan hệ với mọi người Bác luôn gần gũi , thân mật và quan tâm. (0,25 đ) - Trong lời nói và bài viết Bác luôn có cách diễn đạt giản dị và rất dễ hiểu. (0,25 đ) Lối lống của Bác thực sự là lối sống văn minh, là tấm gương để chúng ta noi theo. (0,25 đ) Câu 3: ( 4,5 đ)
  4. a)Mở bài: Giới thiệu lòng kiên trì, nhẫn nại, chịu thương chịu khó là những yếu tố quyết định và quan trọng dẫn chúng ta đến thành công. Bài học kinh nghiệm quý báu ấy đã được cha ông ta đúc rút trong câu tục ngữ “ Có công mài sắt có ngày nên kim ” ( 0,5 đ) b)Thân bài: Giải thích nội dung ý nghĩa câu tục ngữ : + Nghĩa đen: Từ một cục sắt to, xù xì nếu người thợ kiên trì , nhẫn nại tỉ mỉ mài giũa thì sẽ biến cục sắt ấy trở thành một cây kim nhỏ bé, sáng bóng, tiện dụng.(0,5đ) + Nghĩa bóng: từ sự việc trên cha ông ta muốn khuyên nhủ , nhắc nhở chúng ta: Khi làm một việc gì đó nếu chúng ta có lòng quyết tâm , sự kiên trì, bền bỉ thì nhất định chúng ta sẽ thành công.(0,5 đ đ) Chứng minh. + Về lí lẽ: Khi làm bất cứ việc gì nếu chúng ta không có sự kiên trì , nhẫn nại , nản chí thì chúng ta sẽ chẳng làm được việc gì thành công. Sự kiên trì, nhẫn nại sẽ là động lực, là sức mạnh giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn , thử thách để đạt được mục đích của mình.(0,5 đ) + Dẫn chứng: Thực tế cuộc sống đã có nhiều tấm gương nhờ có lòng kiên trì , nhẫn nại mà đã thành công ( lấy dẫn chứng và phân tích : Nguyễn Ngọc Kí, Lương Định Của, Nguyễn Hiền, Hồ Chí Minh .)(1,75đ) Liên hệ bản thân : Là học sinh cần phải nỗ lực học tập, không ngại khó ngại khổ để có một tương lai tốt đẹp.(0,25) c) K ết bài : Khẳng định câu tục ngữ luôn đúng, mỗi người cần rèn luyện cho mình ý chí, lòng kiên trì từ những việc nhỏ nhất (0,5đ) Cách cho điểm: 3,5 – 4,5 đ: Làm tốt kiểu bài nghị luận chứng minh: Luận điểm rõ ràng, lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng tiêu biểu có phân tích, lập luận chặt chẽ, mắc ít lỗi chính tả. 2,5 – 3,0 đ: Biết cách làm kiểu bài nghị luận chứng minh: Luận điểm đúng đắn, thiếu ý , mắc một số lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. 1,5 – 2,0 đ: Bước đầu biết làm kiểu bài nghị luận chứng minh, sai lỗi chính tả , diễn đạt chưa mạch lạc. 0 – 1,0 đ: Viết sơ sài một vài ý hoặc để giấy trắng
  5. Giám khảo vận dụng linh hoạt đáp án để đánh giá đúng năng lực của học sinh. Điểm toàn bài để nguyên không làm tròn.