Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Trực (Có đáp án)

doc 2 trang thaodu 4410
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Trực (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_giai_doan_iii_mon_ngu_van_lop_7_nam_h.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Trực (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIAI ĐOẠN III HUYỆN NAM TRỰC NĂM HỌC 2016 – 2017 MÔN: NGỮ VĂN 7 ( Thời gian làm bài : 90 phút, không kể thời gian giao đề) Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm) Gồm 8 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái ở đầu phương án đúng vào tờ giấy làm bài. “ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.” Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản: A. Đức tính giản dị của Bác Hồ C. Sự giàu đẹp của tiếng Việt B. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta D. Ý nghĩa văn chương Câu 2: Tác giả đoạn văn trên là: A. Hoài Thanh C. Phạm Văn Đồng B. Hồ Chí Minh D. Đặng Thai Mai Câu 3: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là: A. Nghị luận C. Tự sự B. Miêu tả D. Biểu cảm Câu 4: Luận điểm của đoạn văn nằm ở câu: A. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. B. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy. C. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. D. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy được đưa ra trưng bày. Câu 5: Đoạn văn trên có mấy câu rút gọn? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 6: Câu “Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy được đưa ra trưng bày.” thuộc kiểu câu gì? A. Câu đặc biệt C. Câu bị động B. Câu chủ động D. Câu rút gọn Câu 7: Trong câu văn “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.”, tác giả sử dụng phép tu từ nào? A. Nhân hóa B. Chơi chữ C. So sánh D. Ẩn dụ Câu 8: Nhận xét nào đúng với hai câu văn “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.”? A. Là hai câu chủ động C. Là hai câu đơn bình thường B. Là hai câu bị động D. Là hai câu đặc biệt Phần II: Tự luận (8 điểm) Câu 1: (2 điểm) Chép thuộc lòng một câu tục ngữ về con người và xã hội? Trình bày nội dụng và nghệ thuật của câu tục ngữ đó? Câu 2: (6 điểm) Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
  2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HUYỆN NAM TRỰC GIAI ĐOẠN III NĂM HỌC 2016 – 2017 MÔN: NGỮ VĂN 7 Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm) Mỗi câu chọn đúng cho 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B B A D C B C B Phần II: Tự luận (8 điểm) Câu 1: (2 điểm) - Viết được đúng câu tục ngữ cho 0,5 điểm - Nêu được đúng nội dụng câu tục ngữ cho 1 điểm - Nêu được đúng nghệ thuật câu tục ngữ cho 0,5 điểm Câu 2: (6 điểm) A. Mở bài: (0,5đ) Giới thiệu lòng kiên trì, sự chịu thương chịu khó luôn là yếu tố quyết định thành công trong cuộc sống. Điều đó được ông cha ta khẳng định trong câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. B. Thân bài: (5đ) * Giải thích nội dung ý nghĩa câu tục ngữ: Để biến một cục sắt xù xì thành một cây kim nhỏ bé, sang bóng, hữu ích phải tốn bao công lao mài giũa tỉ mỉ của bàn tay người thợ. Từ sự việc ấy, tác giả dân gian muốn nhắc nhở chúng ta: Nếu có lòng quyết tâm, bền bỉ thì sẽ gặt hái được thành công. (1đ) * Chứng minh (4đ) - Về lý lẽ: Khi làm bất kỳ việc gì, dù là đơn giản cũng cần có mục đích và lòng quyết tâm đạt được mục đích. Hơn nữa, không phải lúc nào trên con đường thực hiện mục cũng gặp thuận lợi, vì vậy càng đò hỏi lòng kiên trì và ý chí cao độ.(1đ) - Thực tế có nhiều gương nhờ lòng kiên trì, bền bỉ mà làm được những điều phi thường, tưởng như không thể (lấy dẫn chứng cụ thể và phân tích các dẫn chứng đó).(2,5đ) - Liên hệ: Là học sinh cần phải nỗ lực học tập , không ngại khó, ngại khổ để có một tương lai tốt đẹp. (0,5đ) * Kết bài: (0,5đ) - Khẳng định câu tục ngữ luôn đúng, mỗi người cần phải rèn luyện cho mình, ý chí, lòng kiên trì, bắt đầu từ những việc nhỏ nhất. Lưu ý: - Điểm trừ tối đa đối với bài viết không đảm bảo kiểu bài và bố cục bài văn nghị luận là 2 điểm. - Điểm trừ tố đa đối với bài viết không đúng về ý, lập luận là 1 điểm. - Điểm trừ tối đa đối với bài việt có nhiều lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ và đặt câu là 1 điểm Giám khảo vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm để đánh giá đúng năng lực của học sinh.