Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Phòng giáo dục và đào tạo Nam Trực (Có đáp án)

doc 5 trang thaodu 3810
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Phòng giáo dục và đào tạo Nam Trực (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_giai_doan_iii_mon_ngu_van_lop_8_nam_h.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Phòng giáo dục và đào tạo Nam Trực (Có đáp án)

  1. Phòng GD- ĐT Nam Trực ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIAI ĐOẠN Trường THCS Hồng Quang MÔN NGỮ VĂN 8 – NĂM HỌC: 2016-2017 ( Thời gian 90 phút không kể thời gian giao đề) Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm) Trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái ở đầu phương án đúng nhất vào tờ giấy thi. Câu 1:Văn bản “Nước Đại Việt ta” trích “Bình Ngô Đại Cáo” là của tác giả nào? A.Lý Thường Kiệt C. Trần Quốc Tuấn B. Trần Nhân Tông D. Nguyễn Trãi Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản “Nước Đại Việt ta” là gì? A. Tự sự C. Thuyết minh B. Miêu tả D. Nghị luận Câu 3: Đặc điểm của nhân vật trữ tình thể hiện trong hai tác phẩm “Tức cảnh Pác Pó” và “Ngắm trăng” của Bác Hồ là gì? A. Là một người yêu thiên nhiên tha thiết, luôn khao khát được sống chan hòa với thiên nhiên. B. Là người kiên cường bất khuất, luôn giữ vững phẩm chất người chiến sĩ trong những hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt. C. Là người giàu lòng nhân ái, luôn quên mình vì người khác. D. Là một người có trí tuệ lớn, có tầm nhìn xa, trông rộng. Câu 4: . Bài thơ” Khi con tu hú” được sáng tác khi nào? A. Tác giả tham gia hoạt động cách mạng
  2. B. Tác giả đang học ở trường Quốc học Huế. C. Tác giả đang ở Huế D. Tác giả mới bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ. Câu 5: Xét theo mục đích nói câu “Dẫu cho trăm thây này phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng” thuộc kiểu câu gì? A. Câu cầu khiến C. Câu nghi vấn B. Câu cảm thán D. Câu trần thuật Câu 6: Câu trần thuật: “Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dậy các con” có mục đích cụ thể là gì? A, Để nhận xét C. Để tuyên bố B. Để miêu tả D. Để hứa hẹn Câu 7: Câu hỏi: “Ta viết ra bài hịch này để các ngươi biết bụng ta” thuộc kiểu hành động nói nào? A. Hành động trình bày kết hợp tuyên bố C Hành động đúc kết B. Hành động bộc lộ cảm xúc D. Hành động tuyên bố Câu 8: Việc đưa yếu tố miêu tả vào văn trong văn bản tự có tác dụng gì? A. Để trình bày diễn biến của sự việc hành động nhân vật B. Để giới thiệu nhân vật và diễn biến của sự việc C. Để làm nổi bật tính chất, đặc điểm, mức độ của sự việc, nhân vật, hành động D. Để bày tỏ trực tiếp thái độ của nhân vật và người viết. Phần II: Tự luận( 8 điểm) Câu 1( 3 điểm) Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi:
  3. “Ta thừơng tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa ; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.” a/ Đoạn văn trích trong tác phẩm nào? Của ai? Ra đời trong hoàn cảnh nào? b/ Trình bày cảm nhận về đoạn văn trên. Câu 2( 5 điểm) Giới thiệu về chiếc bánh chưng Việt Nam. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 8 GIAI ĐOẠN III Năm học: 2016 - 2017 Phần I: Trắc nghiệm ( 2 điểm) Chọn một phương án trả lời đúng nhất Mỗi câu chọn đúng 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D D A D D C A C Phần II: Tự luận ( 8 điểm) Câu 1( 3 điểm) a/ Đoạn văn trích trong bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn (0,5) - Hoàn cảnh: ra đời vào khoảng 1285 trước khi quân Nguyên Mông chuẩn bị xâm lược nước Đại Việt lần thứ 2 (0,5) b/ Cảm nhận (2điểm)
  4. - Về nôi dung: Tâm trạng đau đớn, uất ức, căm hận đến tột cùng của Trần Quốc Tuấn (quên ăn, quên ngủ, thay đổi cả sinh hoạt đời thường) Lời thề không đội trời chung với lũ giặc ngoại xâm (được ra trận, sẵn sàng chịu cảnh da ngựa bọc thây) - Về nghệ thuật: Câu văn đối xứng theo thể biền ngẫu (Tới bữa quên ăn – Nửa đêm vỗ gối. Ruột đau như cất – Nước mắt đầm đìa) Hình ảnh so sánh, ẩn dụ Cách nói khoa trương Giọng văn, lời văn hùng hồn, đanh thép nêu thái độ hành động quyết tâm đánh giặc bảo vệ thái bình cho đất nước. Câu 2 (5 điểm) 1/ Mở bài (0,5) - Giới thiệu khái quát về đối tượng cần thuyết minh: Bánh chưng một món ăn độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. 2/ Thân bài a/ Giới thiệu nguồn gốc: có từ lâu đời (có thể dẫn theo truyền thuyết Bánh chưng, bánh giày) 0,5 b/ Giới thiệu về cách làm: - Nguyên liệu: + Lá dong nhiều loại to, nhỏ, rửa sạch, lau khô, gấp và cát theo khuân + Gạo nếp vo để ráo cho thêm một ít muối + Đỗ xanh đã vỡ, ngâm nước rồi đãi sạch vỏ, ướp hạt tiêu, đồ chín + Thịt lợn miếng thái to bản, ướp hạt tiêu xào chín + Hành khô thái lát,hạt tiêu, thảo quả nghiền nhỏ + Lạt chẻ mỏng - Cách làm:
  5. + Trải lạt (3 hoặc 4 lạt) đặt khuôn, lót các lớp lá cho đều, vuông vắn các góc. Cho lần lượt các nguyên liệu: một lớp gạo, đỗ,thịt, hành rồi đến một lớp đỗ và cuối cùng là gạo. Dàn đều, phẳng lần lượt gấp các góc lá nhấc khuân và cố định lạt. Lưu ý không xoắn lạt quá chặt. + Luộc bánh: Lót một lớp cuống lá xuống đáy nồi, xếp bánh, đổ nước, bắc lên bếp. Lửa phải cháy to, đều cho đến khi sôi. Cho lửa nhỏ, luộc khoảng 8 đến 10 tiếng. + Ép bánh + Yêu cầu thành phần: bánh chín mềm, vuông vắn + Bảo quản: thoáng mát - Bánh chưng trong đời sống Việt Nam: tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ, là nét đẹp văn hóa dân tộc. Bánh dược sử dụng trong mâm cơm ngày Tết. 3/ Kết baì (0,5) - Nêu ấn tượng khái quát về đối tượng thuyết minh.