Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Tiến (Có đáp án)

doc 5 trang thaodu 2500
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Tiến (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_giai_doan_iii_mon_ngu_van_lop_8_nam_h.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Tiến (Có đáp án)

  1. Phòng GD & ĐT Nam Trực Trường THCS Nam Tiến KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIAI ĐOẠN III - Năm học 2016-2017 Môn : NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài : 120 phút I. TRẮC NGHIỆM ( 2 điểm) Gồm 8 câu mỗi câu trả lời đúng được 0,25 đ. Trả lời các câu hỏi sau bằng cách ghi lại chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Tác phẩm thể hiện rõ nhất tình yêu quê hương trong sáng, mặn nồng, tha thiết của nhân vật trữ tình là A. Khi con tu hú B. Ông đồ C. Quê hương D. Nhớ rừng Câu 2: Hai câu thơ " Giấy đỏ buồn không thắm / Mực đọng trong nghiên sầu" sử dụng biện pháp tu từ A. Ẩn dụ B. Nhân hóa C. So sánh D. Nói quá Câu 3: Trong các kiểu câu theo mục đích phát ngôn, kiểu câu được dử dụng phổ biến nhất là A. Câu trần thuật B. Câu nghi vấn C. Câu cầu khiến D. Câu cảm thán Câu 4: Câu ca dao : " Ai làm cho bể kia đầy? Cho ao kia cạn cho gầy cò con" dùng để: A. Trình bày B. Bộc lộ tình cảm cảm xúc C. Hỏi D. Điều khiển Câu 5: Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi thể hiện qua đoạn trích " Nước Đại Việt ta " là A. Yêu nước, thương dân B. Yên nước, trừ bạo C. Yên dân, trừ bạo D. Căm thù giặc, chống ngoại xâm Câu 6 : Xét theo mục đích nói, câu " Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng " thuộc kiểu câu A. Câu trần thuật B. Câu cầu khiến C. Câu nghi vấn D. Câu cảm thán Câu 7: Phương thức biểu đạt chính của văn bản " Chiếu dời đô" của Lí Công Uẩn là A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 8: Bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh được viết theo thể thơ A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Thất ngôn bát cú C. Thơ lục bát D. Thơ ngũ ngôn II . TỰ LUẬN ( 8 điểm ) Câu 1 ( 1điểm) a. Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến ? 1
  2. b. Trong ví dụ sau, câu nào là câu cầu khiến ? Hãy chỉ ra dấu hiệu hình thức và nêu chức năng của câu đó. “ Hoàng bảo Duy: - Cậu bỏ thuốc lá đi ! Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe lắm đấy.” Câu 2 ( 2,5 điểm ) Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: " Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới ? Đâu những bình minh cây xanh nắng gội Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng ? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt , Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật ? Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ? ( Trích “Nhớ rừng" - Thế Lữ ) Câu 3 ( 4,5 điểm) Qua bài Khi con tu hú, em hãy giới thiệu về thể thơ lục bát. 2
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần I. Trắc nghiệm ( 2 điểm) Mỗi đáp án đúng cho 0.25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C B A B C A D A Phần II. Tự luận ( 8 điểm) Câu 1 ( 1 điểm) - Nêu đúng đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến ( 0,5 đ) - Chỉ ra câu cầu khiến ( 0,25 đ) . Nêu được đặc điểm hình thức, chức năng của câu đó ( 0,25đ) - Hình thức: có từ cầu khiến "đi" và dấu chấm than - Chức năng: khuyên bảo. Câu 2 : Trình bày cảm nhận ( 2,5 điểm) - Đoạn thơ thứ 3 trong bài " Nhớ rừng " của Thế Lữ. - Viết theo thể thơ 8 chữ, gieo vần liền, vần bằng , vần trắc hoán vị đều đặn với những câu thơ giàu hình ảnh, sáng tạo, gợi cảm xúc - Đoạn thơ như một bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy với bốn cảnh ở bốn thời điểm khác nhau. Đó là cảnh " đêm vàng bên bờ suối" đẹp lung linh , huyền ảo với hình ảnh con hổ như một thi sĩ mơ màng " đứng uống ánh trăng tan". Đó là cảnh " ngày mưa chuyển bốn phương ngàn" hổ mang dáng dấp đế vương đang lặng ngắm giang sơn đổi mới .Cảnh "bình minh cây xanh nắng gội" - buổi sớm xanh mát dịu, không gian chan hòa ánh sáng , tinh khôi trong trẻo, tiếng chim ca rộn rã ru giấc ngủ của chúa sơn lâm thêm " tưng bừng". Dữ dội nhất, bi tráng nhất là bức tranh thứ tư với cảnh " chiều lênh láng máu sau rừng" , con hổ đợi chết " mảnh mặt trời" nhỏ bé để chiếm lấy riêng phần bí mật trong vũ trụ bao la. Cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ, thơ mộng và con hổ uy nghi, lẫm liệt làm chúa sơn lâm . - Đại từ " ta" lặp đi lặp lại thể hiện sự tự hào, oai phong của chúa sơn lâm. Nhưng đó chỉ là dĩ vãng huy hoàng hiện ra trong nỗi nhớ da diết tới đau đớn của con hổ. Những câu hỏi tu từ cùng với các điệp ngữ đâu, nào đâu, đâu những diễn tả thấm thía nỗi nhớ tiếc khôn nguôi với những cảnh huy hoàng không còn nữa.Hổ tuyệt vọng, đau đớn thốt lên lời than đầy u uất:" Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?" Dòng thơ tách làm hai câu - câu cảm thán và câu hỏi tu từ - dấu chấm than đặt ở giữa câu làm cho lời thơ nghẹn lại, đứt quãng. - Lời than u uất của con hổ bị giam cầm khao khát tự do , bất hòa với thực tại, nuối tiếc quá khứ oai hùng cũng chính là tâm trạng của Thế Lữ, đồng thời cũng là tâm trạng chung của người Việt Nam lúc bấy giờ. Qua tâm sự của chúa sơn lâm, tác giả đã khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước. Vì thế bài thơ được nhiều người say sưa đón nhận . * Cách cho điểm: 3
  4. - Từ 2 - 2,5 điểm: cảm nhận sâu sắc, phong phú, tinh tế, văn giàu cảm xúc, viết rõ ràng. - Từ 1, 25 - 1, 75 điểm: cảm nhận khá đầy đủ , trình bày rõ ràng. - Từ 0,5 - 1,0 điểm: cảm nhận được 1 số yếu tố hay nhưng viết còn lan man, lộn xộn . - Điểm 0,25: có chậm được vào yêu cầu của đề. - Điểm 0 : sai hoàn toàn hoặc không làm bài Câu 3: ( 4,5 đ ) * Yêu cầu về hình thức: - Bài viết đúng thể loại văn thuyết minh về 1 thể loại văn học, có bố cục 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài. - Văn phong sáng sủa, trình bày sạch, rõ ràng, không sai lỗi chính tả, diễn dạt lưu loát * Yêu cầu về nội dung 1.Mở bài: ( 0,5đ ) - Giới thiệu về thể thơ và vị trí của nó đối với văn học Việt Nam. 2.Thân bài ( 3,5đ) * Nguồn gốc ( 0, 25đ ) : là thể thơ thuần Việt sử dụng nhiều trong ca dao, dân ca, những bài hát ru con ( HS kể tên 1 số tác phẩm đã học thuộc thể thơ lục bát; có thể so sánh với nguồn gốc thơ Đường luật) * Giới thiệu cụ thể về nội dụng và đặc điểm của thể thơ: ( 2 đ) - Số câu, chữ: + số câu không giới hạn, có thể dài ngắn khác nhau tùy thuộc người viết Bài ngắn nhất gồm 1 cặp câu, dài có thể lên đến hàng vài nghìn câu . + Số chữ: Thông thường bài thơ bắt đầu bằng câu 6 chữ( câu lục) tiếp theo là câu 8 chữ ( câu bát). Hai câu ghép lại thành 1 cặp câu , cứ thế luân phiên, kết thúc bằng câu 8 chữ . - Quan hệ bằng - trắc: + Các tiếng có thanh ngang, thanh huyền gọi là tiếng bằng ; các tiếng có thanh hỏi, ngã , săc, nặng gọi là tiếng trắc. + Các tiếng 1-3-5-7 không bắt buộc luật bằng hay trắc. Tiếng thứ 2 thường là thanh bằng, tiếng thứ 4 thanh trắc, tiếng thứ 6 và 8 là thanh bằng. - Cách gieo vần: + vần là bộ phận của tiếng không kể dấu thanh và phụ âm đầu + Gieo nhiều vần ở nhiều câu. Tiếng thứ 6 của câu lục( vần bằng ) hiệp vần với tiếng thứ 6 câu bát; tiếng cuối câu bát lại hiệp vần với tiếng thứ 6 của câu lục , cứ thế liên tục. - Nhịp thơ:không cố định. Nhịp phổ biến 2/2/2 và 4/4 . Đôi khi để diễn tả điều trắc trở, tâm trạng bất thường nhịp thay đổi 3/3, 6/2 - Thơ lục bát thích hợp diễn đạt đời sống nội tâm của nhân vật trữ tình, giàu âm điệu, trầm bổng, uyển chuyển, thanh thoát, dễ nhớ, không giới hạn số câu vì thế nó được nhiều người yêu thích. * Lấy dẫn chứng trong bài " Khi con tu hú " để minh họa cho mỗi đặc điểm của thể thơ( 1đ) 4
  5. * HS khái quát, nâng cao ( 0,25đ) : Việc sử dụng thể thơ lục bát trong nhiều sáng tác của mình không chỉ là một thói quen, niềm say mê mà còn là một dụng ý nghệ thuật của Tố Hữu. Bài thơ " Khi con tu hú " đã đi vào tâm hồn người đọc bởi vẻ đẹp giản dị, nhẹ nhàng đặc trưng của làng quê Việt Nam và tình yêu quê hwong của người chiến sĩ cách mạng Đóng góp không nhỏ cho thành công của bài thơ chính là việc lựa chọn sử dụng thể thơ lục bát của Tố Hữu. 3. Kết bài ( 0,5đ) Khẳng định sức sống của thể thơ trong nền văn học Việt Nam và trong lòng người đọc * Cách cho điểm - Từ 4- 4,5 đ: đáp ứng đủ nội dung, viết rõ ràng , diễn đạt lưu loát, chính xác, biết vận dụng vào bài thơ để thuyết minh. - Từ 2,5- 3,5đ: văn viết rõ,mạch lạc, kiến thức chính xác nhưng việc vận dụng còn sơ sài. - Từ 1- 2 đ : Hs biết làm bài văn thuyết minh về thể loại văn học, khá đủ ý nhưng nội dung còn sơ sài. - 0,5đ : viết chung chung, bố cục lộn xộn, nội dung sơ sài. - HS làm lạc đề không cho điểm. * Lưu ý: giám khảo căn cứ vào yêu cầu của đề, thực tế làm bài của HS để cho điểm cho phù hợp - Động viên những bài viết sáng tạo, văn phong trong sáng, giàu cảm xúc. - Điểm trừ: sai 3-5 lỗi chính tả và 2-3 lỗi diễn đạt trừ 0,5 đ Sai nhiều lỗi chính tả, 4 lỗi diển đạt trở lên trừ 1 đ ( điểm trừ không quá 1 đ) Điểm làm tròn toàn bài đến 0,5đ 5