Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Giang (Có đáp án)

doc 5 trang thaodu 6500
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_giai_doan_iii_mon_ngu_van_lop_9_nam_h.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Giang (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS NAM GIANG ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIAI ĐOẠN III MÔN : NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài 120 phút PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Gồm 8 câu, mỗi câu 0,25 điểm. Hãy chọn phương án đúng để viết vào tờ giấy làm bài. Câu 1.Thành ngữ: “Nói có sách, mách có chứng” liên quan đến phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về chất B.Phương châm cách thức C. Phương châm quan hệ D.Phương châm về lượng Câu 2.Trong câu: “Còn anh, anh không ghìm nối xúc động”ngoài thành phần chính còn có: A.Thành phần trạng ngữ B.Thành phần khởi ngữ C. Thành phần phụ chú D. Thành phần gọi- đáp Câu 3.Trong câu: “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” Có sử dụng thành phần biệt lập nào? A.Cảm thán B. Gọi-đáp C. Phụ chú D. Tình Thái Câu 4. Câu thơ: “ Một hai nghiêng nước nghiêng thành” sử dụng cách nói gì? A. So sánh B. Ẩn dụ C. Ước lệ, tượng trưng D.Điển cố, điển tích Câu 5.Câu: “Lớp trẻ -những người chủ thực sự của đất nước trong thế thế kỉ mới” là thành phàn gì? A.Biệt lập tình tình thái B.Biệt lập cảm thán C. Biệt lâp phụ chú D.Khởi ngữ Câu 6. Hai câu thơ: “Sương chùng chình qua ngõ/ Hình như thu đã về”đươc sử dụng phép tu từ nào? A.Nhân hóa B. So sánh C. Hoán dụ D.Ẩn dụ Câu 7. Từ nào sau đây không phải là tư Hán việt: A.Viễn khách B Vấn danh C.Mày râu D.Tứ tuần
  2. Câu 8.Câu: “Chúng mày đâu rồi, ra thầy chia quà cho nào” là: A. Câu trần thuật B.Câu nghi vấn C. Câu cảm thán D. Câu cầu khiến PHẦN II: TỰ LUẬN(8 điểm) Câu 1: (3 điểm) Cho câu văn sau: “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn” a/Câu văn trên được trích trong văn bản nào? Của ai? b/Trên cơ sở đã học văn bản,em hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về vấn để nêu ở trên. Câu 2:Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI GIAI ĐOẠN III- NĂM HỌC 2016- 2017 MÔN NGỮ VĂN 9 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM(2,0 điểm) Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A B C D C A C D Phần II: Đoc hiểu văn bản Câu 1 Nội dung Điểm 0,5đ Câu văn trên đươc trich trong văn bản : “Bàn về đọc sách” 0,25 Tác giả: Chu Quang Tiềm. 0,25 b. Viết đoạn văn: (2,5đ) Yêu cầu: Cần đảm bảo: + Học vấn là vốn kiến thức tích lũy được trong quá trình học tập. + Người có học vấn là người giàu chữ nghĩa,học rộng biết nhiều, có kiến thức để làm nên trong cuộc sống + Học vấn có thể tích lũy bằng nhiều cách quan trọng nhất là đọc sách + Sách chứa trong mình vốn tri thức toàn nhân loại + Không đọc sách nghĩa là xóa bỏ hết thành tựu văn hóa Câu 2 1.Mở bài: (5đ) 0,25đ - Giới thiệu tác giả,tác phẩm - Nhân vật: Ông Hai tình yêu làng , yêu nước,sự gắn bó thủy chung nơi chôn rau cắt rốn của mình. 2. Thân bài: * Phân tích các phẩm chất về tình yêu làng của ông Hai : - Nỗi nhớ làng da diết trong những ngày đi tản cư : buồn bực trong 0,75đ lòng, nghe ngóng tin tức về làng, hay khoe về cái làng Chợ Dầu với
  4. nỗi nhớ và niềm tự hào mãnh liệt * Tình yêu làng của ông hai khi nghe tin làng Dầu theo giặc + Khi nghe tin làng theo giặc, ông bàng hoàng sững sờ “Cổ ông lão 2,75đ nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân” + Ông nghi ngờ, cố chưa tin nhưng khi cái tin ấy được khẳng định từ chính miệng những người dân tản cư dưới xuôi lên thì ông không thể không tin. Từ lúc ấy, tâm trạng bị ám ảnh, day dứt với mặc cảm là kẻ phản bội. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian “ông cúi gằm mặt mà đi”. + Về đến nhà, tủi thân, thương con, thương dân Chợ Dầu, thương thân mình phải mang tiếng là dân làng Việt gian "Nước mắt ông lão cứ giàn ra". + Ông sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ, xấu hổ, nhục nhã: "Cứ thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam-nhông là ông lủi ra một góc nhà,nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!" + Ông Hai tiếp tục bị đẩy vào một tình huống thử thách căng thẳng khi mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi người làng Chợ Dầu. + Ông cảm nhận hết nỗi nhục nhã, lo sợ vì tuyệt đường sinh sống "đi đâu bây giờ?", "Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao?". + Bị đẩy vào đường cùng tâm trạng ông vô cùng bế tắc. Mâu thuẫn nội tâm bị đẩy lên đỉnh điểm. Ông nghĩ: "Hay là quay về làng?" nhưng ông hiểu rõ "Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây", là phản bội cách mạng, phản bội Cụ Hồ. + Ông dứt khoát lựa chọn theo cách của mình: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Tình yêu nước đã rộng lớn hơn, bao trùm hơn tình cảm làng quê. Nhưng dù xác định thế nào ông vẫn không dứt bỏ được tình cảm với làng, vì thế mà ông càng đau xót, tủi hổ. + Trong tâm trạng bị dồn nén,bế tắc ấy, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời tâm sự với đứa con để củng cố niềm tin vào cách mạng, vào kháng chiến. * Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo Tây được cải chính. - Niềm sung sướng cảm động đến trào nước mắt khi tin xấu về làng ông được cải chính : ông đi khoe khắp nơi, đến từng nhà với dáng vẻ lật đật và lại tự hào ngẩng cao đầu kể về làng Chợ Dầu quê hương ông một cách say sưa và náo nức lạ thường.
  5. *. Đánh giá và khẳng định tình yêu làng của ông Hai gắn với tình yêu 0,5đ đất nước, yêu kháng chiến . Nghệ thuật đối lập,tình huống truyện bất ngờ một loạt đối thoại,độc thoại nội tâm Nội dung: Qua nhân vật ông Hai Kim Lân đã thể hiện chan thự sâu sắc cảm động tình yêu làng , lòng yêu nước 3. Kết bài: Khẳng định tình yêu quê hương đất nước là một vẻ đẹp của con người Việt Nam, đặc biệt trong những ngày đất nước gian nguy tình cảm ấy được thử thách càng tô đẹp thêm phẩm chất của con 0,5đ người Việt Nam. 0,25đ