Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Phòng giáo dục và đào tạo huyện Ea H'Leo (Có đáp án)

docx 3 trang thaodu 3720
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Phòng giáo dục và đào tạo huyện Ea H'Leo (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Phòng giáo dục và đào tạo huyện Ea H'Leo (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I TẠO HUYỆN EA H’LEO Năm học: 2019 - 2020 Môn: Ngữ văn 8 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới. “Làng Ku-ku-rêu chúng tôi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống. Phía dưới làng tôi là thung lũng Hoàng Thổ, là cánh thảo nguyên Ka-ra mênh mông nằm giữa các nhánh của rặng núi Đen và con đường sắt làm thành một cái thảm màu băng qua đồng bằng chạy tít đến chân trời phía tây.” (Ngữ văn 8 - tập 1) Câu 1: (0.5 điểm) Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích trên. Câu 3: (1.0 điểm) Hình ảnh làng Ku-ku-rêu hiện lên như thế nào? Câu 4: (1.0 điểm) Nêu nội dung của đoạn trích trên. II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm) Qua đoạn trích Chiếc lá cuối cùng (trích từ tác phẩm cùng tên của O Henri), em hãy viết một đoạn văn (từ 25 - 30 dòng) phân tích nhân vật cụ Bơ-men. Câu 2: (5.0 điểm) Thuyết minh về thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật. Hết Trang 1
  2. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I TẠO HUYỆN EA H’LEO Năm học: 2019 - 2020 Môn: Ngữ văn 8 HƯỚNG DẪN CHẤM Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm) Câu 1: - Đoạn trích trên trích từ văn bản “Hai cây phong”. (0.25 điểm) - Tác giả: Ai-ma-tốp. (0.25 điểm) Câu 2: Phương thức biểu đạt: miêu tả. (0.5 điểm) Câu 3: Hình ảnh ngôi làng Ku-ku-rêu: - Ngôi làng thơ mộng: có núi, có thảo nguyên, có tiếng rì rào của khe nước, có màu sắc. (0.5 điểm) - Bức tranh phong cảnh đan cài hài hòa giữa động và tĩnh. (0.5 điểm) Câu 4: Nội dung: miêu tả bức tranh thơ mộng, rực rỡ, đầy sắc màu của ngôi làng Ku- ku-rêu. (1.0 điểm) II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1: Yêu cầu: - Nội dung: (1.25 điểm) Phải đảm bảo các ý sau: 1. Mở đoạn (0.25 điểm) + Giới thiệu về tác giả O Henri là một tác giả của tình thương và lòng nhân ái. + Cụ Bơ men trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của nhà văn O Henri là một nhân vật tiêu biểu với tình thương và lòng nhân ái bao la. (0.25 điểm) 2. Thân đoạn (dẫn chứng) (0.75 điểm) + Hoàn cảnh: sống một mình ở một ngôi nhà trong khu phố nhỏ, nghèo nàn. + Công việc: họa sĩ, tự làm mẫu vẽ để kiếm sống qua ngày. + Là một nghệ sĩ chân chính với khát khao vẽ một kiệt tác bất hủ. + Hành động: trong đêm lạnh lẽo cô đơn, cụ đã dồn hết sức lực của mình vẽ nên một chiếc lá mang hy vọng sống cho cô gái trẻ. 3. Kết đoạn (0.25 điểm) Bức vẽ của cụ tuy đơn giản nhưng đầy ý nghĩa, cụ Bơ-men chính là một biểu tượng tuyệt vời cho lòng nhân ái cao cả, cho vẻ đẹp của những người làm nghệ thuật chân chính: “nghệ thuật vị nhân sinh”. * Trong quá trình chấm bài, nên khuyến khích các bài làm hay, sáng tạo. - Hình thức: (0.75 điểm) + Trình bày sạch, đẹp, không tẩy xóa. (0.25 điểm) + Đúng văn phong của một đoạn văn: không gạch đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm. (0.25 điểm) + Đúng chính tả và ngữ pháp Tiếng Việt. (0.25 điểm) Trang 2
  3. Câu 2: Yêu cầu: - Đảm bảo cấu trúc bài văn: (0.25 điểm) Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát lại vấn đề. - Xác định được đối tượng thuyết minh: (0.5 điểm) Thuyết minh về thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật. - Triển khai về nội dung bài văn: (3.5 điểm) Học sinh có thể thuyết theo nhiều cách, nhưng phải đảm bảo các ý sau: 1. Mở bài (0.5 điểm) Giới thiệu chung về thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật. 2. Thân bài (2.5 điểm) - Xuất xứ : Xuất hiện từ đời Đường - Trung Quốc và được thâm nhập vào Việt Nam từ rất lâu. (0.25 điểm) - Đặc điểm: + Gồm tám câu, mỗi câu bảy chữ. (0.25 điểm) + Bài thơ gồm bốn phần: đề - thực - luận - kết. (0.5 điểm) . Hai câu 1 - 2 gọi là phần đề: giới thiệu chung về vấn đề cần nói tới. . Hai câu 3 - 4 gọi là phần thực: có nhiệm vụ tả thực vấn đề. . Hai câu 5 - 6 gọi là phần luận: bàn luận, mở rộng vấn đề, làm cho ý thơ sâu sắc hơn. . Hai câu 7 - 8 gọi là phần kết: với nhiệm vụ kết thúc, tổng kết vấn đề. + Gieo vần: ở tiếng cuối các câu 1 - 2 - 4 - 6 - 8 và là vần bằng. (0.25 điểm) + Niêm: câu 1 dính với câu 8; câu 2 với câu 3; câu 4 với câu 5; câu 6 với câu 7. Niêm có nghĩa là sự giống nhau về B - T theo nguyên tắc: “Nhất, tam, ngũ bất luận; Nhị, tứ, lục phản minh”. (0.25 điểm) + Ngắt nhịp: 3/4 hoặc 4/3, có khi ngắt nhịp 2/2/3 hoặc 3/2/2 tùy theo bài. (0.25 điểm) - Ưu - nhược điểm: + Ưu điểm: ngắn gọn; hàm súc, cô đọng; giàu nhạc điệu; lời ít, ý nhiều. (0.25 điểm) + Nhược điểm: khá gò bó, đòi hỏi niêm, luật chặt chẽ nên không dễ làm. (0.25 điểm) * Trong quá trình làm, có lấy các ví dụ từ các bài thơ đã học để minh họa. (0.25 điểm) 3. Kết bài (0.5 điểm) Nêu giá trị của thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật. - Hình thức: (0.25 điểm) Trình bày sạch đẹp; đúng chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. - Sáng tạo: (0.5 điểm) Có cách thuyết minh mới mẻ, tự nhiên, ngắn gọn, súc tích. Trang 3