Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Hóa học Lớp 8 - Trắc nghiệm - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Bắc Sơn (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Hóa học Lớp 8 - Trắc nghiệm - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Bắc Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_chat_luong_hoc_ky_ii_mon_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_2.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Hóa học Lớp 8 - Trắc nghiệm - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Bắc Sơn (Có đáp án)
- PHÒNG GD&ĐT ÂN THI TRƯỜNG THCS BẮC SƠN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II Năm học: 2019-2020 Môn: KHTN lớp 8 (Thời gian 45 phút không kể thời gian phát đề) Phần I: Trắc nghiệm (5đ). Khoanh vào chữ cái đứng trước phương án đúng Câu 1: Dung dịch H2SO4 làm quỳ tím chuyển thành màu A. Xanh B. Đỏ C. Vàng D. Mất màu giấy quỳ Câu 2: Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào ống nghiệm có dung dịch H2SO4 loãng thấy xuất hiện A. Bọt khí B. Khói dày đặc C. Chất kết tủa trắng D. Không có hiện tượng Câu 3: Dãy nào gồm các chất tác dụng được với dung dịch NaOH A. CO2; HCl; CuCl2 B. SO2; Fe2O3; H2SO4 C. CO; SO3; Fe(OH)3 D. HCl; NO; Ca(NO3)2 Câu 4: Cặp chất nào không phản ứng được với nhau ( cùng tồn tại trong dung dịch) A. Na2CO3 ; H2SO4 B. CaCl2; AgNO3 C. KOH; MgCl2 D. NaOH; BaCl2 Câu 5: Cho 2,24 lít CO2 ở đktc tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư. Khối lượng chất kết tủa thu được là: A. 19 g B. 19,7 g C. 21 g D 21,5 g Câu 6: Cho 50 g dung dịch NaOH 20% vào 416 g dung dịch CuSO4 5%. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng kết tủa tạo thành là A. 12 g B. 14 g C. 13 g D. 12,25 g Câu 7: Khí nào có tính khử mạnh A. NO2 B. CO2 C. CO D. N2 Câu 8: Nước clo có tính tẩy màu vì các đặc điểm sau: A. Clo tác dụng với nước tạo nên axit HCl có tính tẩy màu B. Clo hấp thụ được màu C. Clo tác dụng với nước tạo nên axit HClO có tính tẩy màu D. Do Clo không tan trong nước Câu 9: Một hệ sinh thái bao gồm những thành phần nào sau đây? A. Thành phần vô sinh B. Thành phần hữu sinh C. Động vật và thực vật D. Thành phần vô sinh và hữu sinh Câu 10: Năm sinh vật là: trăn; cỏ; châu chấu; gà rừng và vi khuẩn có thể có quan hệ dinh dưỡng theo sơ đồ nào dưới đây A. Cỏ ->châu chấu ->gà ->trăn ->vi khuẩn B. Cỏ ->chấu chấu ->trăn ->gà ->vi khuẩn C. Cỏ ->trăn - chấu chấu ->gà ->vi khuẩn D. Cỏ ->châu chấu ->vi khuẩn ->gà ->trăn Câu 11: Hoạt động đốt rừng lấy đất trồng trọt của con người đã tác động có hại tới thiên nhiên như thế nào? A. Làm mất đi nhiều loài động vật, mất nơi ở của nhiều loài sinh vật.
- B. Làm mất cân bằng sinh thái, gây xói mòn và thoái hóa đất, gây hạn hán C. Gây ô nhiễm môi trường, gây cháy rừng. D. Tất cả đáp án đã nêu. Câu 12: Chọn từ/cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: “ Các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt nấm dùng trong nông nghiệp, khi sử dụng và dùng quá liều lượng sẽ có tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái và ảnh hưởng tới sức khỏe của con người”. A. Đúng cách B. Không đúng cách C. Hợp lí D. Phù hợp Câu 13: Tài nguyên không tái sinh gồm: A. Khí đốt thiên nhiên, dầu lửa B. Than đá, các loại quặng C. Các loại đá, đất sét, cát thủy tinh D. Tất cả các tài nguyên đã nêu Câu 14: Khi có thực vật bao phủ thì tình trạng của đất như thế nào? A. Đất bị khô hạn B. Đất bị xói mòn C. Đất màu mỡ D. Cả a và b Câu 15: Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu A. Hoạt động của núi lửa B. Khí thải công nghiệp C. Chặt phá rừng D. Tất cả các đáp án đã nêu Câu 16: Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng gì đến con người? A. Không ảnh hưởng B. Làm thay đổi nhịp sinh học của con người C. Làm tăng sức khỏe dinh dưỡng D. Sức đề kháng của con người tăng Câu 17: Tung một vật lên cao theo phương thẳng đứng. Trong quá trình chuyển động đi lên của vật ta thấy A. Thế năng của vật giảm dần và động năng của nó tăng dần. B. Tại vị trí cao nhất, thế năng và động năng của vật đạt giá trị lớn nhất C. Động năng của vật chuyển hóa thành thế năng và cơ năng của vật được bảo toàn D. Động năng của vật chuyển hóa thành thế năng và cơ năng của vật không được bảo toàn Câu 18: Người ta thường dựa vào yếu tố nào sau đây để nhận biết sự thay đổi nhiệt năng của một vật A. Sự thay đổi vận tốc của vật B. Sự thay đổi nhiệt độ của vật C. Sự thay đổi vị trí của vật so với mặt đất D. Sự thay đổi vận tốc của các phân tử cấu tạo nên vật. Câu 19: Thức tự sắp xếp các chất có khả năng dẫn nhiệt tăng dần nào sau đây là đúng? A. Đồng, nước; thủy ngân; không khí B. Đồng; thủy ngân; nước; không khí C. Thủy ngân; đồng ; nước; không khí D. Không khí; nước; thủy ngân; đồng Câu 20: Nếu tăng lượng nước lên hai lần, đồng thời giảm nhiệt lượng cung cấp cho nước đi hai lần thì độ tăng nhiệt độ của nước sẽ A. Giảm bốn lần B. Tăng bốn lần C. Giảm hai lần D. Tăng hai lần Cho: H=1, O=16, C=12, N=14, Cu=64, S=32, Na=23, Ba=137 Hết
- PHÒNG GD&ĐT ÂN THI TRƯỜNG THCS BẮC SƠN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II Năm học: 2019-2020 Môn: KHTN lớp 8 (Thời gian 45 phút không kể thời gian phát đề) Phần II. Tự luận: (5đ) Câu 1 (0,5 điểm): Vì sao con người cần thích ứng với biến đổi khí hậu ? Câu 2 (1,5 điểm): Người ta đun sôi 0,5 lít nước ở nhiệt độ 200C, được chứa trong một ấm nhôm có khối lượng 300 g. Hỏi ấm nước đã nhận được một nhiệt lượng là bao nhiêu? ( biết Cnước = 4200J/kgK; CAl = 880J/kgK). Câu 3 (1 điểm): Bằng phương pháp hóa học hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch không màu đựng trong các lọ mất nhãn: H2SO4 loãng; NaOH; Na2SO4 và NaCl. Câu 4 (2 điểm): Nêu các biện pháp cải tạo hệ sinh thái bị thoái hóa và hiệu quả của các biện pháp đó
- PHÒNG GD&ĐT ÂN THI TRƯỜNG THCS BẮC SƠN ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II Năm học: 2019-2020 Môn: KHTN 8 Phần I. Trắc nghiệm (5đ): Mỗi câu đúng 0,25 đ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 B C A D B D C C D A D B D C D B C B D A Phần II. Tự luận (5đ) Đáp án Thang điểm Câu 1: (0,5 điểm) Thích ứng với biến đổi khí hậu 0,5 đ - Biến đổi khí hậu là những hiện tượng tất yếu. Vì có những nguyên nhân khách quan từ môi trường mà con người không tác động được như: núi lửa, vận động dịch chuyển của Mặt trời, => do đó, con người cần điều chỉnh tập quán sinh hoạt, sản xuất để phù hợp với thay đổi của môi trường. Câu 2: (1,5 điểm) Tóm tắt: V1 = 0,5 l => m1 = 0,5 kg Giải m2 = 300 g = 0,3 kg Nhiệt lượng của nước thu vào là 0 0 0 0 t1 = 20 C Q1 = C1.m1(t2 – t1 ) =4200.0,5(100-20) 0 0 0,5 đ t2 = 100 C => Q1 = 168000(J) C1 = 4200J/kgK Nhiệt lượng mà ấm thu vào là 0 0 C2 = 880J/kgK Q2 = C2.m2(t2 -t1 ) = 880.0,3(100-20) 0,5 đ Q = ? => Q2 = 21120(J) Nhiệt lượng mà ấm nước thu vào là 0,5 đ Q = Q1 + Q2 = 168000 + 21120 = 189120(J) Câu 3: (1 điểm) - Lấy mẫu thử - Nhỏ 4 mẫu thử vào giấy quỳ tím, nếu quỳ tím -> đỏ => mẫu thử là 0,25 đ dd H2SO4, nếu quỳ tím -> xanh => mẫu thử là dd NaOH, hai mẫu 0,25 đ còn lại không làm đổi màu giấy quỳ - Nhỏ từ từ dd BaCl2 vào 2 mẫu còn lại nếu thấy xuất hiện kết tủa 0,25 đ trắng => mẫu đó là dd Na2SO4, mẫu còn lại không có hiện tượng gì là dd NaCl
- PTHH : BaCl2 + Na2SO4 -> BaSO4 + 2NaCl Câu 4:(2 điểm) 0,25 đ Các biện pháp cải tạo hệ sinh thái và hiệu quả của các biện pháp đó - Trồng cây gây rừng => cải tạo khí hậu, hạn chế xói mòn đất, hạn chế hạn hán, lũ lụt - Tăng cường công tác làm thủy lợi và tưới tiêu hợp lí => điều hòa lượng nước, hạn chế lũ lụt, hạn hán, có nước nên mở rộng diện tích trồng trọt, Mỗi ý đúng tăng năng suất cây trồng 0,25 đ - Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh => Tăng độ màu mỡ cho đất, phủ xanh vùng đất trống bỏ hoang. Phân hữu cơ xử lí đúng kĩ thuật không mang mầm bệnh cho người và động vật - Thay đổi các loại cây trồng hợp lí => làm đất không bị cạn nguồn dinh dưỡng, tận dụng hiệu suất sử dụng đất làm tăng năng suất cây trồng. - Chọn giống cây trồng vật nuôi thích hợp và có năng suất cao => đem lại lợi ích kinh tế, có đủ kinh phí để cải tạo đất. ___