Kiến thức chương IV: Oxi – Không khí - Môn Hóa học 8

doc 3 trang thaodu 3470
Bạn đang xem tài liệu "Kiến thức chương IV: Oxi – Không khí - Môn Hóa học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dockien_thuc_chuong_iv_oxi_khong_khi_mon_hoa_hoc_8.doc

Nội dung text: Kiến thức chương IV: Oxi – Không khí - Môn Hóa học 8

  1. KIẾN THỨC CHƯƠNG IV: OXI – KHÔNG KHÍ MÔN HÓA HỌC 8 A/ TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN I/ TÍNH CHẤT CỦA OXI: 1/ Tính chất vật lý: Oxi là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. Oxi hóa lỏng ở -183 0C . Oxi lỏng có màu xanh nhạt. 2/ Tính chất hóa học: Khí oxi là 1 đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất. Trong các hợp chất hóa học, nguyên tố oxi có hóa trị II. Tính chất hóa học của oxi: (3 tính chất) 1. Tác dụng với phi kim (S, P, C, ) → Oxit axit ( SO2, P2O5, CO2, ) 0 0 0 t  t t  PTHH : S + O2  SO2 ; 4P + 5O2  2P2O5 ; C + O2  CO2 2. Tác dụng với kim loại (Fe, Cu, Al, ) → Oxit bazơ t0 t0 t0 PTHH : 3Fe + 2O2  Fe3O4 ; 2Cu + O2  2CuO ; 4Al + 3O2  2Al2O3 3. Tác dụng với hợp chất (CH4, C2H4, C2H2, ) → Khí cacbonic + nước 0 t  PTHH : CH4 + 2O2  CO2 + 2H2O II/ SỰ OXI HÓA – PHẢN ỨNG HOÁ HỢP - ỨNG DỤNG CỦA OXI: 1. Sự tác dụng của oxi với 1 chất là sự oxi hóa 2. Phản ứng hoá hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu. t0 Ví dụ: CaO+H2O Ca(OH)2 Mg+S  MgS 3.Ứng dụng của oxi: Khí oxi cần cho sự hô hấp của người và động vật, cần để đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất. III/ OXIT: 1.Định nghĩa oxit: Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi Vd: K2O, Fe2O3, SO3, CO2 . 2.Công thức dạng chung của oxit MxOy - M: kí hiệu một nguyên tố kim loại hoặc phi kim (có hóa trị n) - Công thức MxOy theo đúng quy tắc về hóa trị. n.x = II.y 3. Phân loại: Gồm 2 loại chính: oxit axit và oxit bazơ Vd: Oxit axit: thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit. CO2, SO3, P2O5 . Oxit bazơ: thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ. K2O,CaO, ZnO 4. Cách gọi tên oxit: Tên oxit = Tên nguyên tố + oxit a. Oxit bazơ: (Kim loại có nhiều hóa trị) Tên oxit = Tên kim loại (kèm theo hóa trị) + oxit. VD: K2O: kali oxit CuO: đồng (II) oxit b. Oxit axit: (Phi kim có nhiều hóa trị) Tên oxit = (kèm tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) tên phi kim + (kèm tiền tố chỉ số nguyên tử oxi) oxit VD: N2O5: Đinitơ pentaoxit SiO2: silic đioxit Tên các tiền tố thường dùng: 1 Mono 6 Hexa 2 Đi 7 Hepta 3 Tri 8 Octa 4 Tetra 9 Nona 5 Penta 10 Deca Với tiền tố 1 không cần đọc thí dụ SO2: Lưu huỳnh đi oxit IV/ ĐIỀU CHẾ OXI – PHẢN ỨNG PHÂN HỦY:
  2. 1/ Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm: - Đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KMnO4, KClO3 - Cách thu: + Đẩy không khí + Đẩy nước. t0 t0 PTPƯ: 2KClO3  2KCl+3O2  2KMnO4  K2MnO4 +MnO2 +O2  2/ Sản xuất khí oxi trong công nghiệp: nguyên liệu là nước hoặc không khí.(tham khảo) - Cách điều chế: + Hoá lỏng không khí ở nhiệt độ thấp và áp suất cao, sau đó cho không khí lỏng bay hơi sẽ thu được khí nitơ ở -1960C sau đó là khí oxi ở -1830C điên phân .   + Điện phân nước 2H2O  2H2 +O2 3/ Phản ứng phân hủy: là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới. t0 t0 Vd: 2Fe(OH)3  Fe2O3 +3H2O 2KNO3  2KNO2 +O2  - Nhận ra khí O2 bằng tàn đóm đỏ, O2 làm tàn đóm đỏ bùng cháy. V/ KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY: 1.Thành phần của không khí: không khí là hỗn hợp nhiều chất khí. Thành phần theo thể tích của không khí là: 78 % khí nitơ, 21% khí oxi, 1% các khí khác (khí cacbonic, hơi nước, khí hiếm ) 2. Sự cháy: Là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng. 3. Sự oxi hoá chậm: Là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng. 4. Điều kiện phát sinh và các biện pháp để dập tắt sự cháy? - Các điều kiện phát sinh sự cháy là + Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy. + Phải có đủ oxi cho sự cháy - Điều kiện dập tắt sự cháy + Hạ nhiệt độ của vật đang cháy xuống dưới nhiệt độ cháy. + Cách li vật cháy với oxi (không khí) * Phương pháp giải bài toán theo phương trình hóa học: - Viết PTHH - Tính số mol của chất đã cho (n = m : M hoặc n = V : 22,4) - Xác định chất tham gia phản ứng hết và chất dư nếu có chất dư. - Tính số mol của chất cần tìm (Dựa vào hệ số của PTHH). - Tính khối lượng (m = n.M), thể tích khí (V= n.22,4; V = n. 24), nồng độ % (C% = mct n 100 ) hoặc nồng độ mol (CM = ) theo yêu cầu đề bài. mdd Vdd B/ ĐỀ KIỂM TRA ĐỀ 1: Câu 1. (2,0 điểm). Đốt cháy hoàn toàn 7,2 g kim loại R có hóa trị II thu được 12 g oxit. Xác định tên nguyên tố R trên. Câu 2. (2,0 điểm). Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau, Phân loại phản ứng: a) P + O2 > P2O5 b) KClO3 > KCl + O2. c) Al + Cl2 > AlCl3 d) C6H6 + O2 > CO2 + H2O Câu 3. (3,0 điểm). Nêu điều kiện phát sinh và các biện pháp để dập tắt sự cháy? Câu 4. (3,0 điểm). Đốt cháy hoàn toàn 25,2 g sắt trong bình chứa khí O2. a) Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra. b) Tính thể tích khí O2 (ở đktc) đã tham gia phản ứng trên. c) Tính khối lượng KClO3 cần dùng để khi phân huỷ thì thu được thể tích khí O2 (ở đktc) bằng với thể tích khí O2 đã sử dụng ở phản ứng trên.(Biết: Fe = 56; K = 39; O = 16; Cl = 35,5)
  3. ĐỀ 2: Câu 1. (2,0 điểm). Đọc tên các oxit sau: a) Al2O3 c) SO3 b) P2O5 d) Fe2O3 Câu 2. (3,0 điểm). Viết các phương trình hoá học biểu diễn sự oxi hoá cac bon, nhôm, sắt, photpho, metan (CH4), khí đất đèn (C2H2), cồn(C2H6O). Cho biết sự oxi hoá chất nào sẽ tạo ra: oxit ở thể rắn?; oxit ở thể lỏng? ; oxit ở thể khí? ; oxit ở thể khí và thể lỏng? Câu 3. (2,0 điểm). Thế nào là phản ứng hóa hợp? Cho thí dụ minh họa. Câu 4. (3,0 điểm). Tính thể tích khí oxi ở điều kiện tiêu chuẩn đã tiêu thụ hết khi đốt cháy: a) 1,5 kg than có chứa 80% C. b) 5 lít khí butan C4H10 (các khí ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). (Biết: C = 12; H = 1; O = 16) ĐỀ 3: Câu 1. (2,0 điểm). Các oxit sau thuộc loại oxit axit hay oxit bazơ?. Gọi tên các oxit đó? Na2O, CaO, CO2, SO3, ZnO, N2O5. Câu 2. (3,0 điểm). Lập phương trình hóa học và cho biết các phản ứng sau thuộc phản ứng nào? Vì sao? t0 a/ Fe(OH)3  Fe2O3 + H2O c/ H2O + P2O5  H3PO4 t0 b/ CaO + CO2  CaCO3 d/ MgCO3  MgO + CO2 Câu 3. (2,0 điểm). Thế nào là phản ứng phân hủy? Cho thí dụ minh họa. Câu 4. (3,0 điểm). Đốt cháy 6,2g photpho trong khí oxi thu được đi photpho penta oxit (P2O5). a) Tính khối lượng sản phẩm tạo thành sau khi đốt cháy? b) Tính thể tích khí oxi (đktc) cần dùng? c) Nếu lấy lượng khí oxi dùng để đốt cháy lượng photpho trên cho phản ứng với khí metan (CH4) thì thể tích khí cacbon đioxit (đktc) thu được là bao nhiêu? ( Biết: P = 31 ; O =16 ; C =12 ; H = 1) ĐỀ 4: Câu 1. (2,0 điểm). Gọi tên các oxit sau: K2O: NO: CaO: SO3 Fe2O3: N2O3 CrO: SiO2: Câu 2. (3,0 điểm). Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau và cho biết phản ứng nào là phản ứng hóa hợp? Phản ứng nào là phản ứng phân hủy? t0 1/ C + O2  CO2 2/ K + O2  K2O t0 3/ KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2 t0 4/ C2H2 + O2  CO2 + 2H2O t0 5/ Fe(OH)2  FeO + H2O 6/ Na2O + H2O  NaOH Câu 3. (2,0 điểm). Sự cháy và sự oxi hóa chậm giống và khác nhau ở điểm nào? Câu 4. (3,0 điểm). Phân hủy hoàn toàn 1,57 g muối kali pemanganat (KMnO4) a. Viết PTHH. b. Tính thể tích khí oxi thu được ở phản ứng trên (ở ĐKTC)? c. Có thể thu khí oxi bằng cách đẩy không khí được không? Nếu có thể thì đặt bình thu như thế nào? Đề xuất cách kiểm tra để biết khí oxi đã thu đầy bình? d. Cho lượng khí oxi đã thu được trong phản ứng trên tác dụng hoàn toàn với bột lưu huỳnh dư ở điều kiện nhiệt độ cao thì thu được V lít khí lưu huỳnh đioxit (ĐKTC). Tính giá trị của V? (Biết: S = 32; K = 39; O = 16; Mn = 55)