Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Mã đề: 5/4

docx 8 trang Hoài Anh 26/05/2022 6394
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Mã đề: 5/4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2020.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Mã đề: 5/4

  1. Trường Tiểu học Thạnh Hòa ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKI Họ và tên: Năm học: 2020-2021 Lớp: 5/4 Môn:Tiếng Việt Thời gian : 90 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 05/01/2021 Điểm Nhận xét của Giáo viên Ưu điểm: . Bằng số: . Bằng chữ: Hạn chế: A.Kiểm tra đọc: (10 điểm) 1.Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm) 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (7 điểm) Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi: CHUỖI NGỌC LAM Chiều hôm ấy có một em gái nhỏ đứng áp trán vào tủ kính của Pi-e, nhìn từng đồ vật như muốn kiếm thứ gì. Bỗng em ngửng đầu lên: - Cháu có thể xem chuỗi ngọc lam này không ạ? Pi-e lấy chuỗi ngọc, đưa cho cô bé. Cô bé thốt lên: - Đẹp quá! Xin chú gói lại cho cháu! Pi-e ngạc nhiên: - Ai sai cháu đi mua? - Cháu mua tặng chị cháu nhân lễ Nô-en. Chị đã nuôi cháu từ khi mẹ cháu mất. - Cháu có bao nhiêu tiền? Cô bé mở khăn tay ra, đổ lên bàn một nắm xu: - Cháu đã đập con lợn đất đấy! Pi-e trầm ngâm nhìn cô bé. Rồi vừa lúi húi gỡ mảnh giấy ghi giá tiền, anh vừa hỏi: - Cháu tên gì? - Cháu là Gioan Anh đưa Gioan chuỗi ngọc gói trong bao lụa đỏ: - Đừng đánh rơi nhé! Cô bé mỉm cười rạng rỡ, chạy vụt đi. Cô đâu biết chuỗi ngọc này Pi-e dành để tặng vợ chưa cưới của mình, nhưng rồi một tai nạn giao thông đã cướp mất người anh yêu quý. Ngày lễ Nô-en tới. Khách hàng ai cũng vui làm cho Pi-e càng đau lòng. Khi người khách cuối cùng bước ra, anh thở phào. Thế là qua được năm nay! Nhưng anh đã lầm. Cửa lại mở, một thiếu nữ bước vào. Cô lấy trong túi xách ra chuỗi ngọc lam: - Chuỗi ngọc này có phải của tiệm ông không ạ? - Phải. - Thưa Có phải ngọc thật không?
  2. - Không phải thứ ngọc quý nhất, nhưng là ngọc thật. - Ông có nhớ đã bán cho ai không? - Một cô bé tên là Gioan mua tặng chị của mình. - Giá bao nhiêu ạ? - Tôi không khi nào nói giá tiền của quà tặng. - Gioan chỉ có ít tiền tiêu vặt. Làm sao em mua nổi chuỗi ngọc này? Pi-e gói lại chuỗi ngọc và đáp: - Em đã trả giá rất cao. Bằng toàn bộ số tiền em có. Hai người đều im lặng. Tiếng chuông từ một giáo đường gần đó bắt đầu đổ. - Nhưng sao ông lại làm như vậy? Pi-e vừa đưa chuỗi ngọc cho cô gái và nói: - Hôm nay là ngày Nô-en. Tôi không có ai để tặng quà. Cho phép tôi đưa cô về nhà và chúc cô một lễ Nô-en vui vẻ nhé! Trong tiếng chuông đổ hồi, Pi-e và thiếu nữ cùng nhau bước qua một năm mới hi vọng tràn trề. PHUN-TƠN O-XLƠ (Nguyễn Hiến Lê dịch) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng (Câu 1,2,3,4,7,8) Câu 1: (0,5đ) Trong câu chuyện, cô bé đi mua chuỗi ngọc gì? A. Pi-e B. Gioan C. Ngọc Lam Câu 2: (0,5đ) Cô bé Gioan mua chuỗi ngọc lam tặng cho ai? A. Tặng cho người mẹ thân yêu của mình. B. Tặng cho người chị đã nuôi Gioan từ khi mẹ cô bé mất. C. Tặng cho người bà hiền hậu đã nuôi Gioan từ khi mẹ cô bé mất. Câu 3. (0,5đ) Chị của cô bé Gioan tìm gặp Pi-e để làm gì? A. Để trả lại chuỗi ngọc lam cho Pi-e. B. Để vạch trần việc cô bé Gioan đã ăn trộm chuỗi ngọc lam của Pi-e. C. Để hỏi Pi-e về chuỗi ngọc lam: Chuỗi ngọc lam này có phải của tiệm không? Có phải ngọc thật không? Đã bán cho ai? Giá bao nhiêu? Câu 4: (0,5đ) Vì sao Pi-e cho rằng em bé trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc? A. Vì em bé đã mua chuỗi ngọc bằng tất cả số tiền dành dụm được. B. Vì em bé rất yêu chị của mình và muốn tặng chị chuỗi ngọc. C. Vì cô bé thực sự đã mang rất nhiều tiền đến để mua chuỗi ngọc. Câu 5: (0,5đ) Thực chất chuỗi ngọc lam này, Pi-e dùng để dành tặng cho ai?
  3. Câu 6: (1đ) Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện Chuỗi ngọc lam? Câu 7: (0,5đ) Cặp quan hệ từ trong câu “ Tuy Gioan không đủ tiền nhưng Pi-e vẫn bán cho cô bé chuỗi ngọc lam.” biểu thị quan hệ gì? A. Biểu thị quan hệ tương phản. B. Biểu thị quan hệ giả thiết, kết quả. C. Biểu thị quan hệ nguyên nhân, kết quả. Câu 8: (0,5đ) Câu văn nào dưới đây có dùng đại từ xưng hô? A. Cô bé mỉm cười chạy vụt đi. B. Cửa lại mở, một thiếu nữ bước vào. C. Cho phép tôi đưa cô về nhà và chúc cô một lễ Nô -en vui vẻ nhé. Câu 9: (1đ) Tìm 2 từ đồng nghĩa với từ “ im lặng”. Câu 10: (1đ) Em hãy đặt một câu có sử dụng quan hệ từ biểu thị quan hệ nguyên nhân- kết quả. B. Kiểm tra viết (10 điểm) 1. Chính tả (nghe - viết) (2 điểm) Mùa thảo quả
  4. 2. Tập làm văn (8 điểm) Đề bài: Em hãy viết bài văn tả một người mà em yêu quý. Bài làm
  5. Đáp án và hướng dẫn chấm môn Tiếng Việt lớp 5/4 A.Kiểm tra đọc: (10 điểm) 1.Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm) Học sinh đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc sau và trả lời câu hỏi. - Đất Cà Mau (SGKTV5T1/trang 89) - Mùa thảo quả (SGKTV5T1/trang 113) - Buôn Chư Lênh đón cô giáo (SGKTV5T1/trang 144) - Ngu Công xã Trịnh Tường (SGKTV5T1/trang 164) Cách đánh giá, cho điểm: - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng (0,5đ) ; tốc độ đọc đạt yêu cầu (0,25đ), giọng đọc có biểu cảm (0,25đ): 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ . + Không đọc sai quá 5 tiếng: 1 điểm + Từ 6 tiếng – 10 tiếng: 0,5 điểm + Đọc sai quá 10 tiếng: 0 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (7 điểm) Câu 1 2 3 4 7 8 9 Đáp án C B C A A C Tĩnh lặng Lặng im Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5đ 0,5đ Câu 5: (1đ) Pi-e dùng để tặng vợ chưa cưới của mình nhưng rồi một tai nạn giao thông đã cướp mất người anh yêu quý nhất. Câu 6 : (1đ) Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác. Câu 10: (1đ) Câu sử dụng đúng cặp quan hệ từ tương phản (Vì nên ; Do nên; Nhờ mà ) (0,5đ), đúng nghĩa (0,25đ), đúng cấu tạo (0,25đ). B. Kiểm tra viết (10 điểm) 1. Chính tả (nghe - viết) (2 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh cả lớp viết. Đoạn viết: Mùa thảo quả Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái. Thảo quả chín dần. Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng .
  6. Hướng dẫn chấm chi tiết: - Tốc độ đạt yêu cầu (0,25đ); chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ (0,5đ); trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp (0,25đ): 1 điểm - Viết đúng chính tả: + Không mắc quá 5 lỗi: 1 điểm + Mắc từ 6 lỗi – 10 lỗi: 0,5 điểm + Mắc quá 10 lỗi: 0 điểm 2. Tập làm văn (8 điểm) Đề bài: Em hãy viết bài văn tả một người mà em yêu quý. Hướng dẫn chấm điểm chi tiết: 1. Yêu cầu của đề: - Thể loại: Văn tả người. - Nội dung:Tả người em yêu quý. 2. Thang điểm: a) Mở bài:(1đ): Giới thiệu được người mà em định tả. b) Thân bài:(4đ): -Tả ngoại hình: (2đ) Tả được những đặc điểm nổi bật về ngoại hình (tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặc, mái tóc, cặp mắt, ) -Tả tính tình, hoạt động: (2đ) Tả được tính tình, các hoạt động cụ thể (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác, ) c) Kết bài: (1 điểm): Nêu được tình cảm của em với người đó. Chú ý: + Bài viết có hình ảnh, dùng từ đặt câu hay, có cảm xúc, các đoạn văn phải gắn kết với nhau. Biết liên kết câu trong đoạn.(0.5 điểm) + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ.(0.5 điểm) + Bài viết có sáng tạo. (1 điểm) *Lưu ý : Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt hoặc chữ viết (có thể cho các mức dưới 8; 7,5 ; 6; .)