Đề kiểm tra Cuối học kì II môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trần Quốc Toản
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Cuối học kì II môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trần Quốc Toản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_vat_ly_lop_16_de_so_01_nam_ho.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra Cuối học kì II môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trần Quốc Toản
- PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN TIẾT 35: KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II LỚP 6 - NĂM HỌC: 2020 – 2021 TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Môn: VẬT LÝ Thời gian làm bài: 45 phút Đề 01 I/ Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án trả lời em cho là đúng nhất dưới đây: (3,0 điểm) Câu 1. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như thế nào? A. Khác nhau. B. Giống nhau. C. Có chất giống, có chất khác. D. Không xác định được Câu 2. Công dụng của nhiệt kế y tế là . A. đo nhiệt độ cơ thể. B. đo nhiệt độ nước sôi. C. đo nhiệt độ không khí. D. đo độ rượu. Câu 3. Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng . A. chất rắn nở ra khi nóng lên. B. chất rắn co lại khi lạnh đi. C. chất rắn dãn vì nhiệt ít hơn chất lỏng. D. các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau. Câu 4. Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi nung nóng vật rắn? A. Khối lượng của vật tăng. B. Thể tích của vật tăng. C. Thể tích của vật giảm. D. Khối lượng của các vật giảm. Câu 5. Tại sao chỗ tiếp nối giữa hai đầu thanh ray tàu hỏa người ta có một khe hở để A. tiết kiệm vật liệu. B. khi nóng lên thanh ray nở ra. C. khi nóng lên thanh ray co lại. D. chịu lực. Câu 6. Nhiệt kế nào sau đây có thể dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi? A. Nhiệt kế dầu B. Nhiệt kế y tế C. Nhiệt kế rượu D. Nhiệt kế thủy ngân Câu 7. Nước đông đặc ở nhiệt độ A. – 100C. B. 00C. C. 100C. D. 200C. Câu 8. Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất? A. Rượu B. Nước C. Sắt D. Thủy ngân Câu 9. Hiện tượng bay hơi là hiện tượng A. chất lỏng biến thành hơi. B. chất khí biến thành chất lỏng. C. chất rắn biến thành chất khí. D. chất lỏng biến thành chất rắn. Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Ngưng tụ là hiện tượng không thể quan sát được bằng mắt thường. B. Hiện tượng ngưng tụ hơi nước là quá trình ngược lại của sự bay hơi. C. Hơi nước gặp lạnh thì ngưng tụ lại thành giọt nước. D. Sương mù vào sáng sớm là hiện tượng ngưng tụ hơi nước. Câu 11. Khi trồng chuối hoặc mía người ta thường phạt bớt lá để A. dễ cho việc đi lại chăm sóc cây. B. hạn chế lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây. C. giảm bớt sự bay hơi làm cây đỡ mất nước hơn. D. đỡ tốn diện tích đất trồng. Câu 12. Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự nóng chảy? A. Sương động trên lá. B. Khăn ướt sẽ khô khi được phơi ra nắng. C. Đun nước đổ đầy ấm, nước có thể tràn ra ngoài. D. Cục nước đá bỏ từ tủ đá ra ngoài, sau một thời gian, tan thành nước. II/ Tự luận: (7,0 điểm) Câu 13. Tại sao kéo cắt kim loại có tay cầm dài hơn lưỡi kéo, còn kéo cắt giấy, cắt tóc có tay cầm ngắn hơn lưỡi kéo? (1,0 điểm). Câu 14. a/ Nhiệt kế thủy ngân dùng để làm gì? Kể tên hai loại nhiệt kế khác mà em biết? Trong đời sống hàng ngày, người ta thường sử dụng thang nảo để đo nhiệt độ? (1,25 điểm). b/ Ta có nên đặt bình gas (dùng để nấu cơm) gần bếp lửa không? Tại sao? (0,75 điểm). Câu 15. a/ Thế nào là sự nóng chảy? Thủy ngân nóng chảy ở nhiệt độ bao nhiêu? Trong suốt thời gian nóng chảy, nhiệt độ của thủy ngân có thay đổi hay không? (1,5 điểm). b/ Phơi quần áo hoặc phơi lúa ta phải chọn những ngày thời tiết như thế nào? (1,0 điểm) c/ Tại sao khi nấu cơm (nấu ăn) lại có những giọt nước đọng lại mặt dưới nắp nồi? (1,5 điểm) Hết