Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022

doc 4 trang Hoài Anh 16/05/2022 4060
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_ki_1_mon_lich_su_lop_7_nam_hoc_2021_2022.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2021-2022

  1. TRƯỜNG THCS HỒNG BÀNG ĐỀ KIỂM CUỐI KÌ I (Đề gồm 02 trang) Năm học 2021 – 2022 Môn: Lịch sử lớp 7 Thời gian: 45’ I.Trắc nghiệm (4 điểm) * Chọn chữ cái trước phương án đúng nhất và ghi vào bài làm của em. Câu 1: Nội dung của phong trào văn hoá Phục Hưng: A. Đề cao con người B. Lên án giáo hội Ki Tô C. Đề cao chủ nghĩa nhân văn D. Đề cao con người, lên án giáo hội Kitô và xã hội phong kiến. Câu 2: Hai đại diện tiêu biểu nhất của phong trào cải cách tôn giáo là: A. N. Cô – péch – ních và Lu – thơ B. Cả a và b đều sai. C. U. Sếch – xpia và Canvanh D. Lu thơ và Canvanh. Câu 3. Nhà Lý ban hành bộ luật Hình thư vào năm: A. 1054. B. 1075. C. 1070. D. 1042. Câu 4: Năm 2010, Kinh đô Thăng Long (thủ đô Hà Nội) mừng tròn bao nhiêu năm: A. 1000 năm B. 1010 năm C. 900 năm D. 2000 năm Câu 5: Quân đội của nhà Lý gồm: A. Cấm quân và Quân địa phương B. Thuỷ binh, Bộ binh, kị binh C. Thuỷ binh, bộ binh, cấm quân D. Thuỷ binh, bộ binh, kị binh, Tượng binh. Câu 6: Việc nhà Lý dời đô về Thăng Long có ý nghĩa như thế nào? A. Dời đô về Thăng Long biểu hiện sự phát triển của đất nước, vì Thăng Long có vị trí trung tâm, có điều kiện giao thông thủy bộ thuận tiện để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của một quốc gia độc lập. B. Thăng Long gần Đình Bảng, quê cha đất tổ của họ Lý. C. Địa thế Thăng Long đẹp hơn Hoa Lư. D. Đóng đô ở Hoa Lư, các triều đại không kéo dài được. Câu 7:Tác dụng của chính sách “ngụ binh ư nông”? A. Tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp. B. Tạo điều kiện có thêm lực lượng vũ trang khi có chiến tranh. C. Giảm bớt ngân quĩ chi cho quốc phòng. D. Thời bình thì tăng thêm người sản xuất, khi có chiến tranh tất cả đều sung vào lính, nên lực lượng vẫn đông. Câu 8: Nơi nào được xem là trường đại học đầu tiên của Quốc gia Đại Việt? A. Văn Miếu B. Quốc Tử Giám
  2. C. Quốc Tử Giám D. Chùa Một Cột Câu 9: Xã hội của thời Lý có những tầng lớp nào? A. Địa chủ, nông dân B. Địa chủ, nông dân, thợ thủ công, nô tì C. Nô tì, địa chủ D. Thợ thủ công, địa chủ, nông dân Câu 10: Lễ cày tịch điền là gì? A. Lễ tế thần Nông, do nhà vua tiến hành, tế xong vua tự cầm cày. B. Lễ tế Trời, do nhà Vua tiến hành C. Lễ tế thần Nông do các quan tiến hành D. Lễ cúng đựơc mua, do các quan tiến hành II.Tự luận (6 điểm) Câu1:(4 điểm) Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên. Câu 2:(2 điểm) Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên lần thứ ba có gì giống và khác so với lần thứ nhất và thứ hai?
  3. III. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Mỗi I.TRẮC Đáp án D D D A A A D C B A câu NGHIỆM đúng/ (4 điểm) 0,4đ * Nguyên nhân thắng lợi: - Sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân. Phát huy truyền 0,5 thống đoàn kết, yêu nước; - Nhà Trần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc K/C. 0,5 -Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân mà 0,5 nòng cốt là quân đội. - Có nhiều tướng giỏi, yêu nước, đặc biệt là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Có chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng 0,5 II.TỰ tạo. LUẬN: (7 điểm) * Ý nghĩa lịch sử: Câu 1 - Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại việt của đế chế (4 điểm) Mông-Nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và 0,5 chủ quyền quốc gia của dân tộc. - Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm 0,5 lược. - Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyết quân sự, để lại nhiều bài học cho đời sau trong cuộc 0,5 đấu tranh chống xâm lược. - Góp phần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên 0,5 đối với Nhật Bản và các nước phương nam. * Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba có gì giống và khác so với hai lần trước: + Giống:Tránh thế giặc mạnh lúc đầu, ta chủ động rút lui để 1,0 bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ để phản công tiêu diệt giặc, thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”. Câu 2 + Khác: Lần này tập trung tiêu diệt đoàn thuyền chở lương (2 điểm) thực của Trương Văn Hổ để quân Mông-Nguyên không có lương thảo nuôi quân, dồn chúng vào thế bị động khó khăn; 0,5 Chủ động bố trí trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt thuyền chiến của giặc. - Chủ động bố trí trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng để tiêu 0,5 diệt thuyền chiến của giặc.
  4. BAN GIÁM HIỆU TỔ TRƯỞNG CM NHÓM TRƯỞNG GIÁO VIÊN RA ĐỀ Bùi Thị Bích Thủy Phạm Thị Thúy Hòa Trần Thị Hải Phạm Văn Hai