Đề kiểm tra cuối kì II môn Toán Lớp 4 - Năm học 2016-2017

doc 19 trang Hoài Anh 26/05/2022 3180
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì II môn Toán Lớp 4 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_ki_ii_mon_toan_lop_4_nam_hoc_2016_2017.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì II môn Toán Lớp 4 - Năm học 2016-2017

  1. Trường TH Vĩnh Trung 4. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II Họ và tên: Năm học: 2016 – 2017 Lớp: 4 Môn: TOÁN - Thời gian: (40phút) Giám thị 1: Giám khảo 1: Điểm: . . Giám thị 2: Giám khảo 2: Bằng chữ: . . Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng từ câu 1 đến câu 5. Câu 1: Trong các số: 105; 5643; 2718; 345 số nào chia hết cho 2? A. 105 B. 5643 C. 2718 D. 345 Câu 2: giá trị chữ số 4 trong số 17 406 là: A. 4 B. 40 C. 400 D. 4000 Câu 3: Phân số 75 được rút gọn thành phân số tối giản là: 300 A. 25 B. 15 C. 1 D. 5 100 60 4 50 Câu 4: Giá trị của biểu thức 125 x 2 + 36 x2 là: A. 572 B. 322 C. 233 D. 286 Câu 5: Số thích hợp để viết vào chỗ chấm: a) 1m2 25cm2 = cm2 A. 10025 B. 125 C. 1025 D. 12500 b) 3 giờ 15 phút = phút A. 315 B. 185 C. 180 D. 195 Viết vào chỗ chấm. Câu 6: Tính: 2 3 a) = 5 4 2 3 b) = 3 8 3 4 c) = 7 5 2 2 d) : 5 3
  2. Câu 7: Tính bằng cách thuận tiện nhất: a) 5 x 36 x 2 b) 127 + 1 + 73 + 39 Câu 8: Trên hình vẽ sau: A E B C D a) Đoạn thẳng song song với AB là b) Đoạn thẳng vuông góc với ED là Câu 9: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 36 m. Chiều rộng bằng 4 chiều dài. 6 a) Tính chu vi của thửa ruộng đó. b) Tính diện tích của thửa ruộng đó. Bài giải Câu 10: Tổng của hai số là 30. Tìm hai số đó, biết số lớn gấp đôi số bé? Bài giải
  3. Trường TH Vĩnh Trung 4. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II Họ và tên: Năm học: 2016 – 2017 Lớp: 4 Môn: TIẾNG VIỆT-ĐỌC (40 phút) Giám thị 1: Giám khảo 1: Điểm ĐT: . . . Điểm ĐTT: . Giám thị 2: Giám khảo 2: Cộng: . Bằng chữ: . I. ĐỌC THẦM: Đọc thầm bài văn sau: ĂNG - CO VÁT Ăng-co Vát là một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu- chia được xây dựng từ đầu thế kỉ VII. Khu đến chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn. Muốn thăm hết khu đền chính phải đi qua ba tầng hành lang dài gần 1500 mét và vào thăm 398 gian phòng. Suốt cuộc dạo xem kì thú đó, du khách sẽ cảm thấy như lạc vào thế giới của nghệ thuật chạm khắc và kiến trúc cổ đại. Đây, những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. Đây, những bức tường buồng nhẵn bóng như mặt ghế đá, hoàn toàn được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa. Toàn bộ khu đền quay về hướng tây. Lúc hoàng hôn, Ăng-co Vát thật huy hoàng. Mặt trời lặn, ánh sắng chiếu soi vào bóng tối cửa đền. Những ngọn tháp cao vút ở phía trên, lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xòa tán tròn vượt lên hẳn những hàng muỗm già cổ kính. Ngôi đển cao với những thềm đá rêu phong, uy nghi kì lạ, càng cao càng thâm nghiêm dưới ánh trời vàng, khi đàn dơi bay tỏa ra từ các ngách. (Theo NHỮNG KÌ QUAN THẾ GIỚI) Dựa vào nội dung bài đọc trên khoanh vào chữ cái trước ý đúng từ câu 1 đến câu 8 và trả lời các câu hỏi 9, 10. Câu1 . Ăng-co Vát được xây dựng ở đâu ? a. Lào. b. Cam-pu-chia. c. Thái Lan. Câu 2 . Khu đền chính gồm mấy tầng với những ngọn tháp lớn ? a. Gồm ba tầng. b. Gồm một tầng. c. Gồm hai tầng. Câu 3 . Những cây tháp lớn được dựng bằng gì và bọc ngoài bằng gì ? a. Dựng bằng đá vôi và bọc ngoài bằng đá tảng. b. Dựng bằng đá cuội và bọc ngoài bằng đá vàng. c. Dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn.
  4. Câu 4 . Toàn bộ khu đền Ăng-co Vát quay mặt về hướng nào ? a. Hướng tây. b. Hướng nam. c. Hướng đông. Câu 5: Khu đền Ăng-co Vát có bao nhiêu gian phòng ? a. 389 gian phòng. b. 839 gian phòng. c. 398 gian phòng. Câu 6: Từ nào sau đây cùng nghĩa với từ “Du lịch ” a. Rong chơi b. Tham quan c. Giải trí Câu 7: Khi muốn mượn bạn cái bút, em có thể chọn những cách nói nào ? a. Cho mượn cái bút. b. Bạn ơi, cho tớ mượn cái bút. c. Tớ mượn cái bút Câu 8: Tìm trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu sau : Mùa xuân, trong vườn, muôn loài hoa đua nở. a. Mùa xuân. b. Trong vườn. c. Gồm ý a và b. Câu 9: Em hiểu câu: “Đi một ngày đàng học một sàn khôn” có nghĩa là gì? Câu 10: Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ câu “Xa xa, đàn bò đang gặm cỏ ”. + Trạng ngữ: + Chủ ngữ: + vị ngữ: II. ĐỌC THÀNH TIẾNG: Bài học sinh chọn: . Đọc đúng(1đ). Nghỉ hơi(0,5đ) Biểu cảm(05đ) Tốc độ đọc(1đ)
  5. Trường TH Vĩnh Trung 4. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II Họ và tên: Năm học: 2016 – 2017 Lớp: 4 Môn: TIẾNG VIỆT-VIẾT (40 phút) Giám thị 1: Giám khảo 1: Điểm CT: . . . Điểm TLV: . Giám thị 2: Giám khảo 2: Cộng: . Bằng chữ: . I. CHÍNH TẢ: (Nghe - viết, 15 phút) Đường đi SaPa
  6. II. TẬP LÀM VĂN: (25 phút) Đề bài: Em hãy tả con vật mà em thích. Bài làm
  7. Trường TH Vĩnh Trung 4. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II Họ và tên: Năm học: 2016 – 2017 Lớp: 4 Môn: KHOA HỌC (40 phút) Giám thị 1: Giám khảo 1: Điểm: . . Giám thị 2: Giám khảo 2: Bằng chữ: . . Khoanh vào chữ cái đặt trước câu đúng từ câu 1 đến câu 8 và viết vào chỗ chấm từ câu 9 đến câu 10. Câu 1.Năm 1805, một thuyền trưởng người Anh đã chia sức gió thổi thành: a. 12 cấp b. 13 cấp c. 14 cấp Câu 2. Để xác định nhiệt độ của một vật, ta dùng. a. Nhiệt kế. b. Nhiệt lượng. c. Nhiệt độ. Câu 3. Dấu hiệu của trời có giông là. a. Gió làm cỏ cây đu đưa nước trong hồ dập dờn. b. Gió mạnh liên tiếp, kèm theo mưa to có gió xoáy có thể cuốn bay người và nhà cửa. c. Gió mạnh kèm theo mưa to. Câu 4. Không khí bị ô nhiễm là : a. Không khí không có thành phần gây hại cho sức khỏe. b. Trong suốt , không màu , không mùi, không vị. c. Chứa nhiều khói bụi, có mùi hôi ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, động vật Câu 5. Trong quá trình sống, động vật cần lấy vào cơ thể những gì? a. Khí ô xi, nước, các chất hữu cơ có trong thức ăn. b. Chất bột đường, chất béo, khí ô xi. c. Các vi ta min, đường, nước, các chất hữu cơ có trong thức ăn.
  8. Câu 6. Những mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên được gọi là: a. Chuỗi kép kín. b. Mối quan hệ tự nhiên. c. Chuỗi thức ăn Câu 7. Trong chăn nuôi người ta làm gì để kích thích cho gà ăn nhiều, chóng tăng cân và đẻ nhiều trứng? a. Tăng nhiệt độ. b. Tăng khí ô xi. c. Tăng thời gian chiếu sáng. Câu 8. Trong tự nhiên chuỗi thức ăn được bắt đầu từ đâu? a. Thực vật. b. Động vật. c. Con người. Câu 9: Cho vào cốc nước nóng một thìa bằng kim loại và một thìa bằng nhựa, một lúc sau em thấy thìa nào nóng hơn? Vì sao? Câu 10: Viết vào chỗ trống để hoàn thành “Sơ đồ trao đổi thức ăn ở thực vật” dưới đây: Dưới ánh sáng mặt trời Hấp thụ Thải ra Thực vật
  9. Trường TH Vĩnh Trung 4. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II Họ và tên: Năm học: 2016 – 2017 Lớp: 4 Môn: LỊCH SỬ-ĐỊA LÍ (40 phút) Giám thị 1: Giám khảo 1: Điểm: . . Giám thị 2: Giám khảo 2: Bằng chữ: . . I. PHẦN LỊCH SỬ: Câu 1. Lê Lợi lên ngôi hoàng đế mở đầu thời Hậu Lê năm : a. Năm 1429 b. Năm 1428 c. Năm 1328 Câu 2. Cuộc xung đột giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh-Nguyễn đã gây hậu quả gì? a. Tăng cường thế mạnh của họ Trịnh. b. Tăng cường thế mạnh của họ Nguyễn. c. Làm cho đất nước bị chia cắt, cuộc sông nhân dân cực khồ trăm bề. Câu 3. Do đâu nhà Hồ không chống nổi quân Minh xâm lược : a. Hồ Qúy Ly chưa thu phục được lòng dân mà chỉ dựa vào quân đội. b. Hồ Qúy Ly sợ quân Minh, quân Minh quá hung dữ. c. Hồ Qúy Ly đoàn kết cùng nhân dân đánh giặc. Câu 4. Nghe tin quân Thanh sang xâm lược nước ta Nguyễn Huệ đã làm gì? a. Kéo quân ra Bắc đánh đuổi quân Thanh. b. Tập hợp quân lính, chia thành 5 đạo quân, tiến ra Bắc đánh quân Thanh. c. Lên Ngôi Hoàng Đế lấy hiệu là quang Trung và lập tức tiến quân ra Bắc đánh quân Thanh. Câu 5. Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong đã có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta lúc bấy giờ?
  10. II. PHẦN ĐỊA LÍ: Câu 1. Các dân tộc sống chủ yều ở đồng bằng Nam Bộ là: a. Người Dao, Kinh, Hoa, Chăm. b. Người Tày, Kinh, Chăm, Hoa. c. Người Kinh, Khơ me, Chăm, Hoa. Câu 2. Đảo là: a. Là bộ phận đất nổi, xung quanh có nước biển và đại dương bao bọc. b. Là vùng đất nổi cao trên mặt đất c. Là núi đá nằm giữa biển Câu 3. Vào mùa hạ khí hậu ở đồng bằng miền Trung như thế nào ? a. Ít mưa mực nước sông hạ thấp, sông bị thâm nhập mặn. b. Ít mưa, không khí khô, nóng làm đồng ruộng nứt nẻ, sông hồ cạn nước. c. Mưa lớn, nước sông dâng cao gây lũ lụt Câu 4. Điểm khác biệt giữa thành phố Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh là: a. Có rung tâm kinh tế quan trọng. b. Có trường đại học và cao đẳng. c. Có chợ nổi trên sông và vườn cò. Câu 5. Biển có vai trò gì trong cuộc sống của con người.
  11. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM KIỂM TRA MÔN: TOÁN Câu 1: 0.5 điểm C. 2718 Câu 2: 0,5 điểm C. 400 Câu 3: 0.5 điểm C. 1 4 Câu 4: 1 điểm B. 322 Câu 5: 1 điểm a) 0.5 điểm A. 10025 b) 0.5 điểm D. 195 Câu 6. 2 điểm 2 3 8 15 23 2 3 16 9 7 a) = (0.5 điểm) b) = (0.5 điểm) 5 4 20 20 20 3 8 24 24 24 3 4 3 4 12 2 2 2 3 6 3 c) = = (0.5 điểm) d) : (0.5 điểm) 7 5 7 5 35 5 3 5 2 10 5 Câu 7: 1điểm a) 5 x 36 x 2 = (5 x 2) x 36 b) 127 + 1 + 73 + 39 = (127 + 73) + (1 + 39) = 10 x 36 = 200 + 40 = 360 (0.5 điểm) = 240 (0.5 điểm) Câu 8: 0,5 điểm a. Đoạn thẳng AB song song với đoạn thẳng DE (0.25 điểm) b. Đoạn thẳng ED vuông góc với đoạn thẳng DC (0.25 điểm) Câu 9: 2điểm Bài giải: Chiều rộng của thửa ruộng hình chữ nhật là: (0,25 điểm) 36 : 6 x 4 = 24 (m) (0,25 điểm) a. Chu vi thửa ruộng hình chữ nhật là: (0,25 điểm) (36 + 24) x 2 = 120 (m) (0,25 điểm) b. Diện tích của thửa ruộng hình chữ nhật là: (0,25 điểm) 36 x 24 = 864 (m2) (0,5 điểm) Đáp số: a. 24m (0,25 điểm) b. 864 m2 Câu 10: 1 điểm Bài giải Số bé: 30 (0,25 điểm) Số lớn: Tổng số phần bằng nhau là: 1 + 2 = 3 (phần) (0,25 điểm) Số bé là: 30 : 3 = 10 (0, 25 điểm) Số lớn là: 10 x 2 = 20 Đáp số: Số bé 10; Số lớn 20 (0,25 điểm)
  12. HƯỚNG DẪN CÁCH CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT A. KiÓm tra ®äc: (Đề 1) I. Phần ĐT ( 7 điểm ) Đọc thầm khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất . Câu 1 : b. Cam-pu-chia (0,5 điểm) Câu 2 : a. Gồm ba tầng (0,5 điểm) Câu 3 : c. Dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn (0,5 điểm) Câu 4 : a. Hướng tây (0,5 điểm) Câu 5 : c. 398 gian phòng (0,5 điểm) Câu 6 : b . Tham quan (0,5 điểm ) Câu 7 : b . Bạn ơi, cho tớ mượn cái bút (0,5 diểm ) Câu 8 : b . Trong vườn (0,5 điểm ) Câu 9: Một ngày đi là một ngày thêm hiểu biết, học được nhiều điều hay. (1.5điểm) Câu 10: trạng ngữ: Xa xa, ; chủ ngữ: đàn bò; vị ngữ: đang gặm cỏ (1,5 điểm); II. Phần kiểm tra ĐTT (3 điểm) + Đọc đúng tiếng, đúng từ (1 điểm). (Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai quả 5 tiếng: 0 điểm). + Ngắt hơi đúng các câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm. (Ngắt hơi sai từ 2 đến 3 chổ: 0,25 điểm; ngắt hơi sai quá 4 chổ: 0 điểm). + Giọng đọc có biểu cảm: (0,5điểm). (Chưa biểu cảm: 0 điểm). + Tốc độ đọc khoảng 115 chữ /1 phút: 1 điểm. (Đọc trên 1 phút: 0,5 điểm; 2 phút: 0 điểm). B. Phần kiểm tra viết: A. Chính tả : (2 điểm) Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng trình bày đúng đoạn văn (2đ) Mỗi 5 lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh không viết hoa đúng quy định) trừ (1 điểm). Nếu chữ viết không rõ ràng sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, bị trừ 0,5 điểm toàn bài. B. Tập làm văn: (8điểm) - Đảm bảo các yêu cầu sau, được (8 điểm). + Viết được bài văn tả con vật nuôi mà em yêu thích đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu, độ dài bài viết từ 12 câu trở lên . + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả . + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 7,5 - 0,5.
  13. Bài Đọc thành tiếng Tổ chức cho HS bốc thăm đọc một đoạn trong các bài tập đọc sau : a/ Đường đi Sa Pa ( SGK TV 4, tập 2 - trang 102). b/ Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất ( SGK TV 4, tập 2 - trang 114 ). c/ Ăng-co Vát ( SGK TV 4, tập 2 - trang 123). d/ Con chuồn chuồn nước ( SGK TV 4, tập 2 - trang 123). e/ Vương quốc vắng nụ cười ( SGK TV 4, tập 2 - trang 132). Bài Đọc thành tiếng Tổ chức cho HS bốc thăm đọc một đoạn trong các bài tập đọc sau : a/ Đường đi Sa Pa ( SGK TV 4, tập 2 - trang 102). b/ Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất ( SGK TV 4, tập 2 - trang 114 ). c/ Ăng-co Vát ( SGK TV 4, tập 2 - trang 123). d/ Con chuồn chuồn nước ( SGK TV 4, tập 2 - trang 123). e/ Vương quốc vắng nụ cười ( SGK TV 4, tập 2 - trang 132). Bài Đọc thành tiếng Tổ chức cho HS bốc thăm đọc một đoạn trong các bài tập đọc sau : a/ Đường đi Sa Pa ( SGK TV 4, tập 2 - trang 102). b/ Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất ( SGK TV 4, tập 2 - trang 114 ). c/ Ăng-co Vát ( SGK TV 4, tập 2 - trang 123). d/ Con chuồn chuồn nước ( SGK TV 4, tập 2 - trang 123). e/ Vương quốc vắng nụ cười ( SGK TV 4, tập 2 - trang 132).
  14. Bài viết chính tả Đường đi Sa Pa Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ. Trích: Đường đi SaPa (TV4 - Tập II - trang 102) Bài viết chính tả Đường đi Sa Pa Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ. Trích: Đường đi SaPa (TV4 - Tập II - trang 102) Bài viết chính tả Đường đi Sa Pa Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ. Trích: Đường đi SaPa (TV4 - Tập II - trang 102)
  15. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: KHOA HỌC Câu 1: (1 điểm): b. 13 cấp Câu 2: (1 điểm): a. Nhiệt kế. Câu 3: (1 điểm): a. Gió mạnh kèm theo mưa to. Câu 4: 1 điểm): c. Chứa nhiều khói bụi, có mùi hôi ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, động vật Câu 5: (1 điểm): a. Khí ô xi, nước, các chất hữu cơ có trong thức ăn. Câu 6: (1 điểm): c. Chuỗi thức ăn Câu 7: (1 điểm): c. Tăng thời gian chiếu sáng. Câu 8: (1 điểm): a. Thực vật. Câu 9: (1 điểm): Thìa bằng kim loại nóng hơn vì nó dẫn nhiệt tốt hơn. Câu 10: (1 điểm) Hấp thụ Thải ra Khí Các- bô- Khí ô-xi níc Nước Thực vật Hơi nước Các chất Các chất khác khoáng
  16. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: LỊCH SỬ-ĐỊA LÍ Mỗi câu đúng 1 điểm I. PHẦN LỊCH SỬ: Câu 1. Lê Lợi lên ngôi hoàng đế mở đầu thời Hậu Lê năm : b. Năm 1428 Câu 2. Cuộc xung đột giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh-Nguyễn đã gây hậu quả gì? c. Làm cho đất nước bị chia cắt, cuộc sông nhân dân cực khồ trăm bề. Câu 3. Do đâu nhà Hồ không chống nổi quân Minh xâm lược : a. Hồ Qúy Ly chưa thu phục được lòng dân mà chỉ dựa vào quân đội. Câu 4. Nghe tin quân Thanh sang xâm lược nước ta Nguyễn Huệ đã làm gì? c. Lên Ngôi Hoàng Đế lấy hiệu là quang Trung và lập tức tiến quân ra Bắc đánh quân Thanh. Câu 5. Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong đã có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta lúc bấy giờ? Cuộc khẩn hoang đã làm cho bờ cõi nước ta được mở rộng, diện tích đất trồng tăng, sản xuất nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân ấm no, tình đoàn kết giữa các dân tộc được bền chặt. II. PHẦN ĐỊA LÍ: Câu 1. Các dân tộc sống chủ yều ở đồng bằng Nam Bộ là: c. Người Kinh, Khơ me, Chăm, Hoa. Câu 2. Đảo là: a. Là bộ phận đất nổi, xung quanh có nước biển và đại dương bao bọc. Câu 3. Vào mùa hạ khí hậu ở đồng bằng miền Trung như thế nào ? b. Ít mưa, không khí khô, nóng làm đồng ruộng nứt nẻ, sông hồ cạn nước. Câu 4. Điểm khác biệt giữa thành phố Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh là: c. Có chợ nổi trên sông và vườn cò. Câu 5. Biển có vai trò gì trong cuộc sống của con người. Là đường giao thông quan trọng, em lại cho con người muối, khoáng sản, hải sản, du lịch, cảng biển và giúp điều hòa khí hậu.
  17. Trường TH Vĩnh Trung 4. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II Họ và tên: Năm học: 2016 – 2017 Lớp: 4 Môn: TIẾNG VIỆT-ĐỌC (40 phút) Giám thị 1: Giám khảo 1: Điểm ĐT: . . . Điểm ĐTT: . Giám thị 2: Giám khảo 2: Cộng: . Bằng chữ: . I. ĐỌC THẦM: Đọc thầm bài văn sau: HOA TÓC TIÊN Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế. Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương muốn ăn ngay. Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt, có mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, trong sạch làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài. Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà nhiều vườn, có cả hoa màu trắng, nhưng ít ai cắm hoa tóc tiên trong bình. Riêng tôi, tôi nhớ cốc hoa tóc tiên trên bàn thầy giáo cách đây mấy chục năm ở một cái thôn hẻo lánh, hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc, còn hương thơm thì thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh. Thầy giáo tôi đã mất. Nhưng chắc ở trên trời, thầy vẫn có cốc hoa tóc tiên tinh khiết của mình Theo Băng Sơn Câu 1: (0,5 đ M1) Tác giả cho rằng tên gọi cây tóc tiên có nguồn gốc là do đâu? A. Do cây xanh tốt quanh năm B. Do những cô tiên không bao giờ già C. Do những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc D. Do thầy giáo chăm sóc tốt Câu 2: (0,5 đ M1) Tác giả so sánh mùi thơm của hoa tóc tiên với gì? A. Mùi thơm mát của sương đêm B. Mùi thơm ngọt của phong bánh đậu Hải Dương
  18. C. Mùi thơm của một loại bánh D. Hương thơm thoảng nhẹ và ngon lành Câu 3: (0,5 đ M1) Mảnh vườn của thầy giáo trồng những loại cây gì? A. Xương xông, lá lốt, bạc hà, tóc tiên B. Xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, tóc tiên C. Lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, tóc tiên D. Xương xông, lá lốt, kinh giới, ớt, bạc hà Câu 4: (0,5 đ M2) Ngắm cốc hoa tóc tiên tinh khiết, tác giả liên tưởng đến những điều gì? A. Tưởng như vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc B. Một thứ lụa mỏng manh và tóc những cô tiên C. Tưởng như nếp sống của thầy D. Liên tưởng đến buổi sáng và nếp sống của thầy giáo Câu 5: (1 đ M2) Để miêu tả cốc hoa tóc tiên trên bàn của thầy giáo tác giả quan sát bằng những giác quan nào? . Câu 6: (1đ M1). Dòng nào dưới đây là những đồ dùng cần thiết cho cuộc thám hiểm: A. Quần áo bơi, la bàn, lều trại, điện thoại, dụng cụ thể thao. B. Va li, cần câu, bật lửa, vũ khí, đồ ăn. C. Dụng cụ thể thao, la bàn, lều trại, thiết bị an toàn D. Quần áo, đồ ăn, nước uống, vũ khí, đèn pin, la bàn, lều trại. Câu 7: (0.5đ M2): Trạng ngữ có trong câu: “Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen” là: A. Trạng ngữ chỉ thời gian B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân D. Trạng ngữ chỉ mục đích Câu 8: (1đ M3). Câu: “ Cuộc đời tôi rất bình thường.” Là kiểu câu: A. Ai làm gì? B. Ai là gì? C. Ai thế nào? D. Câu cảm. Câu 9: (M4)(1 đ) Theo em, nội dung chính của bài văn là gì? Câu 10: (M3)(0,5 đ) Chuyển câu kể sau thành câu cảm: Cốc hoa tóc tiên của thầy giản dị, tinh khiết. II. ĐỌC THÀNH TIẾNG: Bài học sinh chọn: . Đọc đúng(1đ). Nghỉ hơi(0,5đ) Biểu cảm(05đ) Tốc độ đọc(1đ)
  19. HƯỚNG DẪN CÁCH CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT A. KiÓm tra ®äc: (Đề 2) I. Phần ĐT ( 7 điểm ) Đọc thầm khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất . Câu 1: (0,5 đ M1) C. Do những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc Câu 2: (0,5 đ M1) B. Mùi thơm ngọt của phong bánh đậu Hải Dương Câu 3: (0,5 đ M1) B. Xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, tóc tiên Câu 4: (0,5 đ M2) D. Liên tưởng đến buổi sáng và nếp sống của thầy giáo Câu 5: (1 đ M2) ? Để miêu tả cốc hoa tóc tiên trên bàn của thầy giáo tác giả quan sát bằng những giác quan như: thị giác, khứu giác Câu 6: (1đ M1). D. Quần áo, đồ ăn, nước uống, vũ khí, đèn pin, la bàn, lều trại. Câu 7: (0.5đ M2): A. Trạng ngữ chỉ thời gian Câu 8: (1đ M3). C. Ai thế nào? Câu 9: Tác giả ca ngợi vẻ đẹp tinh khiết của loài hoa tóc tiên và nếp sống trong sáng, giản dị của thầy giáo cũ.(1 điểm) Câu 10: Học sinh chuyển câu đúng yêu cầu được 0,5 điểm. VD: Cốc hoa tóc tiên của thầy giản dị, tinh khiết quá! Cốc hoa tóc tiên của thầy giản dị, tinh khiết thật! III. Phần kiểm tra ĐTT (3 điểm) + Đọc đúng tiếng, đúng từ (1 điểm). (Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai quả 5 tiếng: 0 điểm). + Ngắt hơi đúng các câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm. (Ngắt hơi sai từ 2 đến 3 chổ: 0,25 điểm; ngắt hơi sai quá 4 chổ: 0 điểm). + Giọng đọc có biểu cảm: (0,5điểm). (Chưa biểu cảm: 0 điểm). + Tốc độ đọc khoảng 115 chữ /1 phút: 1 điểm. (Đọc trên 1 phút: 0,5 điểm; 2 phút: 0 điểm). huynhthicuc18101970@gmail.com