Đề kiểm tra đánh giá Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường TH&THCS Thanh Sơn (Có hướng dẫn chấm)

docx 6 trang Hàn Vy 02/03/2023 4650
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra đánh giá Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường TH&THCS Thanh Sơn (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_danh_gia_lich_su_lop_8_nam_hoc_2022_2023_truong.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra đánh giá Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường TH&THCS Thanh Sơn (Có hướng dẫn chấm)

  1. PHÒNG GD & ĐT HỮU LŨNG ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ I TRƯỜNG TH&THCS XÃ THANH SƠN NĂM HỌC 2022-2023. Môn Lịch sử, lớp 8. ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm 02 trang; 19 câu). Mã 01 (Lưu ý: Ghi mã đề vào bài làm) I. Phần trắc nghiệm (4,0 điểm) Chọn ý trả lời đúng nhất cho các câu hỏi. Ví dụ. Câu 1 ý A (Mỗi ý trả lời đúng được 0,25 điểm) Câu 1: Vào đầu thế kỉ XVI, vùng đất có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhất ở Tây Âu là gì? A. Nê-đéc-lan C. Hà Lan B. Anh D. Miền Đông – Nam nước Anh. Câu 2: Quý tộc mới lãnh đạo cuộc cách mạng nào? A. Cách mạng Anh C. Cách mạng Mỹ và Anh B. Cách mạng Mỹ D. Cách mạng Hà Lan. Câu 3: Trước cách mạng, xã hội Pháp gồm những giai cấp nào? A. Quý tộc, tăng lữ, nông dân C. Quý tộc, tăng lữ, tư sản. B. Quý tộc, tăng lữ, đẳng cấp thứ ba. D. Tư sản, nông dân, các tầng lớp khác. Câu 4: Sự kiện mở đầu cách mạng Pháp là gì? A. Hội nghị ba đẳng cấp được họp C. Nhân dân tấn công pháo đài Ba-xti. B. Thông qua Hiến pháp. D. Hội đồng dân tộc thành lập. Câu 5: Cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ ngành nào? A. Luyện kim. C. Hóa chất. B. Giao thông vận tải. D. Dệt Câu 6: “ Công xưởng của thế giới” là tên gọi chỉ nước nào sau khi hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp? A. Pháp C. Đức B. Anh D. I-ta-li-a Câu 7: Cải cách nông nô ở đâu đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh? A. Pháp C. I-ta-li-a B. Đức D. Nga Câu 8: Chính Đảng đầu tiên của vô sản thế giới là tổ chức nào? A. Đồng minh những người cộng sản. C. Quốc thế thứ hai. B. Quốc tế thứ nhất. D. Quốc tế thứ ba. Câu 9: Đồng minh những người cộng sản là tổ chức của giai cấp nào? A. Vô sản quốc tế C. Quý tộc Pháp B. Tư sản Đức D. Nông dân quốc tế. Câu 10: Hội đồng Công xã Pa-ri được tập trung trong tay các quyền lực nào? A. Quyền hành pháp C. Quyền hành pháp và lập pháp B. Quyền lập pháp D. Quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp Câu 11: Bài học lớn nhất được rút ra từ Công xã Pa-ri là gì? A. Phải có đảng vô sản lãnh đạo. C. Phải đập tan bộ máy nhà nước cũ.
  2. B. Phải liên minh công nông. D. Phải lôi kéo đông đảo quần chúng ủng hộ. Câu 12: Cuối thế kỉ XIX, Công nghiệp sản xuất của Anh đứng thứ mấy trên thế giới? A. Thứ ba C. Thứ hai B. Thứ tư D. Thứ nhất Câu 13: Nước xuất khẩu tư bản đứng thứ hai thế giới là gì? A. Đức C. Pháp B. Mỹ D. Anh Câu 14: Chủ nghĩa đế quốc Pháp được mệnh danh là gì? A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân. C. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi. B. Chủ nghĩa đế quốc ngân hàng. D. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt và hiếu chiến. Câu 15: Từ khi nào ngày 1/5 trở thành ngày quốc tế lao động? A. Từ năm 1889 C. Từ năm 1895 B. Từ năm 1890 D. Từ năm 1914 Câu 16: “ Linh hồn của Quốc tế thứ hai” là ai? A. C.Mác C. Lê-nin B. Ăng-ghen D. Xanh Xi-mông II. Phần tự luận (6,0 điểm) Câu 17: (3 điểm). Vẽ sơ đồ phân chia ba đẳng cấp ở Pháp trước cách mạng. Nêu nhận xét về vai trò, vị trí, quyền lợi và mối quan hệ của ba đẳng cấp. Câu 18: (3 điểm). Vì sao nhân dân các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đấu tranh chống thực dân Anh? Hết
  3. PHÒNG GD & ĐT HỮU LŨNG ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ I TRƯỜNG TH&THCS XÃ SƠN HÀ NĂM HỌC 2022-2023. Môn Lịch sử, lớp 8. ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm 02 trang; 19 câu). Mã 02 (Lưu ý: Ghi mã đề vào bài làm) I. Phần trắc nghiệm (4,0 điểm) Chọn ý trả lời đúng nhất cho các câu hỏi. Ví dụ. Câu 1 ý A (Mỗi ý trả lời đúng được 0,25 điểm) Câu 1: Trước cách mạng, xã hội Pháp gồm những giai cấp nào? A. Quý tộc, tăng lữ, nông dân C. Quý tộc, tăng lữ, tư sản. B. Quý tộc, tăng lữ, đẳng cấp thứ ba. D. Tư sản, nông dân, các tầng lớp khác. Câu 2: Quý tộc mới lãnh đạo cuộc cách mạng nào? A. Cách mạng Anh C. Cách mạng Mỹ và Anh B. Cách mạng Mỹ D. Cách mạng Hà Lan. Câu 3: Vào đầu thế kỉ XVI, vùng đất có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhất ở Tây Âu là gì? A. Nê-đéc-lan C. Hà Lan B. Anh D. Miền Đông – Nam nước Anh. Câu 4: Sự kiện mở đầu cách mạng Pháp là gì? A. Hội nghị ba đẳng cấp được họp C. Nhân dân tấn công pháo đài Ba-xti. B. Thông qua Hiến pháp. D. Hội đồng dân tộc thành lập. Câu 5: Cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ ngành nào? A. Luyện kim. C. Hóa chất. B. Giao thông vận tải. D. Dệt Câu 6: Cải cách nông nô ở đâu đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh? A. Pháp C. I-ta-li-a B. Đức D. Nga Câu 7: “ Công xưởng của thế giới” là tên gọi chỉ nước nào sau khi hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp? A. Pháp C. Đức B. Anh D. I-ta-li-a Câu 8: Nước xuất khẩu tư bản đứng thứ hai thế giới là gì? A. Đức C. Pháp B. Mỹ D. Anh Câu 9: Chính Đảng đầu tiên của vô sản thế giới là tổ chức nào? A. Đồng minh những người cộng sản. C. Quốc thế thứ hai. B. Quốc tế thứ nhất. D. Quốc tế thứ ba. Câu 10: Đồng minh những người cộng sản là tổ chức của giai cấp nào? A. Vô sản quốc tế C. Quý tộc Pháp B. Tư sản Đức D. Nông dân quốc tế. Câu 11: Hội đồng Công xã Pa-ri được tập trung trong tay các quyền lực nào? A. Quyền hành pháp C. Quyền hành pháp và lập pháp
  4. B. Quyền lập pháp D. Quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp Câu 12: Bài học lớn nhất được rút ra từ Công xã Pa-ri là gì? A. Phải có đảng vô sản lãnh đạo. C. Phải đập tan bộ máy nhà nước cũ. B. Phải liên minh công nông. D. Phải lôi kéo đông đảo quần chúng ủng hộ. Câu 13: Cuối thế kỉ XIX, Công nghiệp sản xuất của Anh đứng thứ mấy trên thế giới? A. Thứ ba C. Thứ hai B. Thứ tư D. Thứ nhất Câu 14: Chủ nghĩa đế quốc Pháp được mệnh danh là gì? A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân. C. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi. B. Chủ nghĩa đế quốc ngân hàng. D. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt và hiếu chiến. Câu 15: “ Linh hồn của Quốc tế thứ hai” là ai? A. C.Mác C. Lê-nin B. Ăng-ghen D. Xanh Xi-mông Câu 16: Từ khi nào ngày 1/5 trở thành ngày quốc tế lao động? A. Từ năm 1889 C. Từ năm 1895 B. Từ năm 1890 D. Từ năm 1914 II. Phần tự luận (6,0 điểm) Câu 17: (3 điểm). Vẽ sơ đồ phân chia ba đẳng cấp ở Pháp trước cách mạng. Nêu nhận xét về vai trò, vị trí, quyền lợi và mối quan hệ của ba đẳng cấp. Câu 18: (3 điểm). Vì sao nhân dân các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đấu tranh chống thực dân Anh? Hết
  5. PHÒNG GD & ĐT HỮU LŨNG HDC ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ I TRƯỜNG TH&THCS XÃ THANH SƠN NĂM HỌC 2022-2023. Môn Lịch sử, lớp 8. ĐỀ CHÍNH THỨC HDC gồm 01 trang; 19 câu). I. Phần trắc nghiệm (4,0 điểm) Mỗi ý trả lời đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Mã 01 A A B A D B D A A C A A C C C B Mã 02 B A A C D D B C A A C A A C B C II. Phần tự luận (6,0 điểm) MẪ ĐỀ I Câu Nội dung Điểm * Vẽ sơ đồ: Đẳng cấp 1,2 Tăng lữ Quý tộc Có mọi quyền hành, không phải đóng thuế Đẳng cấp 3 2,0 Nông dân Tư sản Các tầng lớp lao động Câu 17 khác Không có quyền hành, phải đóng thuế và mọi nghĩa vụ phong kiến khác - Học sinh hoàn thiện được đấy đủ sơ đồ được 2,0 điểm. - Học sinh hoàn thành mỗi ¼ sơ đồ được 0,25 điểm * Nêu nhận xét: - Các đẳng cấp trong xã hội nước Pháp có vị trí, vai trò quyền 0,5 lợi khác nhau trong xã hội. - Mâu thuẫn giữa các đẳng cấp ngày càng gay gắt. 0,5 Nhân dân các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đấu tranh chống thực 3 Câu 18 dân Anh vì: - Nền kinh tế ở 13 thuộc địa này sớm phát triển theo con 0,75 đường tư bản chủ nghĩa.
  6. - Thực dân Anh tìm mọi cách ngăn cản sự phát triển: cướp 0,75 đoạt tài nguyên, ban hành các loại thuế nặng nề, độc quyền buôn bán trong và ngoài nước, - Cư dân ở các thuộc địa Bắc Mĩ, gồm phần lớn là con cháu 0,75 người Anh di cư sang, mâu thuẫn gay gắt với chính quốc. => Cư dân ở các thuộc địa Bắc Mĩ mâu thuẫn gay gắt với 0,75 chính quốc. Các tầng lớp nhân dân thuộc địa đều đấu tranh chống ách thống trị của thực dân Anh. ___HẾT___