Đề kiểm tra định kì giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2020-2021
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_dinh_ki_giua_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_nam_h.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra định kì giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2020-2021
- TRƯỜNG TIỂU HỌC KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I ĐAN PHƯỢNG MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4 Năm học: 2020 - 2021 Thời gian làm bài: 80 phút(Đối với phần đọc thầm và làm bài tập + Phần B) Họ và tên: Lớp: 4 Giáo viên coi Giáo viên chấm Điểm: (Họ tên, chữ ký) (Họ tên, chữ ký) Nhận xét: PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM) I. Đọc thành tiếng (3 điểm) 1- Hình thức kiểm tra: Học sinh bắt thăm phiếu (do giáo viên chuẩn bị) để chọn bài đọc. 2- Nội dung kiểm tra: Học sinh đọc một đoạn văn hoặc đoạn thơ (khoảng 100 tiếng) trong các bài tập đọc từ tuần 01 đến tuần 9; sau đó trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc. II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm): LỜI HỨA Tốt-tô-chan ngồi đối diện, nghiêng đầu nhìn thầy hiệu trưởng và mỉm cười với khuôn mặt mà hồi em còn nhỏ mẹ đã bảo là “dễ thương”. Em dịu dàng và từ từ nói với giọng như người lớn: “Khi nào lớn lên em thích dạy ở trường này. Thật đấy!” Tốt-tô-chan tưởng thầy sẽ cười nhưng ngược lại, vẻ mặt thầy rất nghiêm túc: “ Em hứa thế chứ?” Hình như thầy cũng muốn em thực hiện điều đó. Tốt-tô-chan gật đầu đáp: “Em hứa”, trong bụng quyết tâm nhất định trở thành nhà giáo. Tốt-tô-chan chìa ngón tay út, ngón tay của thầy khỏe hơn và Tốt-tô-chan đã cùng thầy ngoéo tay theo kiểu Nhật, coi đó là lời hứa danh dự. Hai thầy trò cùng cười. Em sẽ trở thành cô giáo ở Tô-mô! Ôi, ý nghĩ đó tuyệt vời làm sao! “ Khi nào mình là cô giáo ” – Tốt-tô-chan hình dung trước đủ thứ, nào là sẽ không học quá nhiều, sẽ có những ngày thể thao, sẽ đi cắm trại, dạo chơi Thầy hiệu trưởng cũng rất bằng lòng. Thầy chưa thể hình dung Tốt-tô-chan lớn lên sẽ như thế nào, nhưng chắc chắn em có thể làm cô giáo ở Tô-mô. Thầy cũng nghĩ tất cả học sinh Tô-mô sẽ là những thầy giáo tốt vì các em luôn nghĩ đến bản thân mình như thế nào hồi còn nhỏ. (Tét-su-cô) Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc thực hiện theo yêu cầu.
- Câu 1( 0,75 điểm): Tốt-tô-chan mơ ước điều gì? a) Sau này được làm hiệu trưởng của ngôi trường mình đang học. b) Sau này trở thành nhà giáo tại ngôi trường mình đang học. c) Không phải học nhiều, sẽ được đi cắm trại, dạo chơi. Câu 2 (0,5 điểm): Tốt-tô-chan đã có cử chỉ như thế nào khi nói với thầy hiệu trưởng: a)Nghiêng đầu mỉm cười và nhìn thầy với khuôn mặt mà hồi em còn nhỏ mẹ bảo là “ Dễ thương” rồi từ từ nói với giọng như người lớn. b) Tốt-tô-chan vừa nói với thầy vừa run sợ. c) Tốt-tô-chan rất mạnh dạn rồi từ từ nói với thầy giáo về ước mơ của mình. Câu 3 (0,75 điểm): Chi tiết nào dưới đây thể hiện sự ủng hộ và tin tưởng học trò ở thầy hiệu trưởng? a) Thầy đã cười Tốt-tô-chan khi em nói về ước mơ trong tương lai. b) Thầy chưa thể hình dung Tốt-tô-chan lớn lên sẽ như thế nào? c)Thầy nghiêm túc hỏi: “Em hứa thế chứ?” và Tốt-tô-chan đã cùng thầy ngoéo tay coi đó là lời hứa danh dự. Câu 4 (0,75 điểm): Những từ nào có thể dùng để nói về ước mơ của Tốt-tô-chan? a) Ước mơ hão huyền b) Ước mơ tầm thường c) Ước mơ đẹp đẽ Câu 5 (0,75 điểm): Nội dung chính của câu chuyện là gì? a) Ước mơ không phải học nhiều và được đi cắm trại, dạo chơi của cô bé Tốt-tô- chan. b) Ước mơ hồn nhiên trở thành cô giáo của cô bé Tốt-tô-chan và lòng tin yêu học trò của người thầy. c) Tình cảm của thầy hiệu trưởng dành cho học trò của mình. Câu 6 ( 1 điểm). Dấu ngoặc kép trong câu: Em dịu dàng và từ từ nói với giọng như người lớn: “Khi nào lớn lên em thích dạy ở trường này. Thật đấy!” có tác dụng gì? Hãy ghi câu trả lời của em vào chỗ chấm. Câu 7 (1 điểm). Trong câu: “Tốt-tô-chan ngồi đối diện, nhìn thầy hiệu trưởng và mỉm cười” có mấy động từ? a) 2 động từ. Đó là: b) 3 động từ. Đó là: c) 4 động từ. Đó là: Câu 8 (0,75 điểm): Dòng nào dưới đây gồm toàn các từ láy? A. Lắc lư, rơm rớm, mập mạp, vui mừng, thì thầm. B. Lắc lư, rơm rớm, xanh tốt, thì thầm, khe khẽ. C. Lắc lư, rơm rớm, mập mạp, thì thầm, khe khẽ. Câu 9 (0,75 điểm): Tìm và viết 3 từ ghép có trong bài Lời hứa.
- PHẦN II: KIỂM TRA VIẾT I. CHÍNH TẢ (4 điểm): Giáo viên đọc cho học sinh nghe - viết bài Đôi giày ba ta màu xanh đoạn “Ngày còn bé của các bạn tôi.” sách Tiếng Việt 4, tập 1, trang 81. II. TẬP LÀM VĂN (6 điểm): Đề bài: Nhân dịp ngày 20 – 11 sắp đến, em hãy viết thư cho một thầy giáo ( hoặc cô giáo ) cũ để thăm hỏi, chúc mừng và kể cho thầy ( cô) biết ước mơ của em.