Đề kiểm tra định kì môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Trung Thành (Kèm đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Trung Thành (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_dinh_ki_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2018_2019_truo.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra định kì môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Trung Thành (Kèm đáp án)
- TRƯỜNG THCS TRUNG THÀNH ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ Năm học 2018 - 2019 Môn: Tập làm văn (Bài viết số 07) Lớp: 9 Thời gian:90 Phút A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Khắc sâu lại những kiến thức về văn nghị luận về mộtđoạn thơ (hoặc bài thơ). - Qua bài kiểm tra, đánh giá được trình độ, nhận thức của học sinh về các mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực diễn đạt. - Rèn luyện thái độ nghiêm túc khi làm bài kiểm tra. B/Ma trận: Mức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng độ Thấp Cao Nội dung Văn nghị Biết viết bài - Hiểu vấn đề - Bố cục rõ - Bài viết có luận về một văn nghị nghị luận. ràng, luận cảm xúc, thể đoạn thơ. luận về một - Biết kết hợp điểm chính hiện khả năng đoạn thơ. kiến thức và xác; diễn đạt cảm thụ văn kĩ năng về trôi chảy, học tốt. dạng bài nghị đảm bảo liên - Không mắc luận văn học kết. lỗi chính tả, để tạo lập văn - Phân tích từ ngữ, ngữ Số câu: 1 bản. được nghệ pháp, chữ viết Điểm: 5,0 thuật và nội rõ ràng, trình Tỉ lệ: dung đoạn bày đẹp. 100% thơ. Số câu: 1 Số điểm Điểm: 1,5 Điểm: 1,5 Điểm: 1,0 Điểm: 1,0 Tỉ lệ % Tỉ lệ : 15% Tỉ lệ: 15% Tỉ lệ : 10% Tỉ lệ: 10% Đề bài:Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân. (Viễn Phương - “Viếng lăng Bác”)
- D/Đáp án: I/ Yêu cầu về kĩ năng: - Viết đúng kiểu bài văn nghị luận về một đoạnthơ. . -Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, có liên kết chặt chẽ. - Từ ngữ chính xác, rõ nghĩa, viết câu đúng ngữ pháp. - Chữ viết sạch sẽ, rõ ràng, hạn chế tối đa lỗi chính tả; viết hoa đúng quy tắc ngữ pháp Tiếng Việt. II/ Yêu cầu về kiến thức:Bài viêt cần đảm bảo những ý chính: Dàn ý: Mở bài – Dẫn dắt vấn đề: Hoàn cảnh sáng tác bài thơ của tác giả 0,5đ –Nêu vấn đề: Giới thiệu bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương cảm nhận khái quát về bài thơ, đoạn thơ. Thân a. Khái quát về nội dung bài thơ dẫn đên đoạn trích. 0,5đ bài b. Phân tích khổ thơ thứ nhất và lồng cảm xúc: 1,5đ * Câu thơ đầu: Câu thơ mở đầu như một lời thông báo,giọng điệu trang nghiêm, tha thiết,phù hợp với cảm xúc của người con miền Nam lần đầu tiên ra thăm lăng Bác. * Ba câu thơ sau: Hình ảnh ẩn dụ “Hàng tre” thân thuộc của làng quê Việt Nam, là biểu tượng của sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc. “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”. c. Phân tích khổ thơ thứ hai và lồng cảm xúc:: 1,5đ * Hai câu thơ đầu:Hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi. “Mặt trời trong lăng” nói lên sự vĩ đại của Bác, sư tôn kính của nhà thơ đối với Bác. * Hai câu thơ sau: Điệp ngữ “Ngày ngày”, hình ảnh “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” là hình ảnh tu từ đặc sắc, thể hiện lòng thành kính của nhân dân với Bác. d.Khái quát nghệ thuật, nội dung đoạn thơ. 0,5đ Kết bài – Khẳng định giá trị đoạn thơ. 0,5đ – Nêu suy nghĩ bản thân. * Lưu ý: Khuyến khích những bài viết hay, có ý sáng tạo. Gợi ý câu 1. *Giới thiệu lòng hiếu thảo-một truyền thống tốt đẹp của dân tộc,rất cần thiết trong cuộc sống. *Giải thích:Hiếu thảo là biết tôn kính,yêu thương,vâng lời và phụng dưỡng cha mẹ. *Biểu hiện của người có lòng hiếu thảo: - Luôn vâng lời,ngoan ngoãn,chăm học,phụ giúp,đỡ đần cha mẹ những việc trong khả năng. - Biết quan tâm,chăm sóc,phụng dưỡng cha mẹ khji ốm đau, tuổi già,sức yếu. -Không làm điều gì sai trái, phi pháp ảnh hưởng đến cha mẹ.
- *Bình: Vì sao ta phải hiếu thảo với cha mẹ? - Cha mẹ có công sinh thành,dưỡng dục,suốt một đời hi sinh vì ta. - Hiếu thảo với cha mẹ là đạo lí làm người,là nền tảng của tình yêu nhân dân,đất nước Dẫn chứng: các gương hiếu thảo trong văn học, trong thực tế *Luận: -Phê phán: Những kẻ bất hiếu, bất nhân, xem thường đánh mắng,không phụng dưỡng cha mẹ - > xã hội lên án. -Hướng hành động: +Chữ hiếu ngày nay được mở rộng theo lời Bác dạy “ Trung với nước, hiếu với dân “ +Mỗi người cần ý thức lấy chữ hiếu làm đầu, đó là nền tảng đạo đức căn bản làm người. *Học sinh cần hiểu và vận dụng lòng hiếu thảo trong cuộc sống.
- Năm học 2018 - 2019 Môn: Tập làm văn (Bài viết số 07) Lớp: 9 Thời gian:90 Phút Điểm Lòi phê I/ Đọc hiểu( 3điểm) Đọc đoạn và trả lời c âu hỏi: - Trời ơi,chỉ còn có năm phút! Chính anh thanh niên giật mình nói to,giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền,tay cầm một cái làn.Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên,đặt lại chiếc ghế,thong thả đi đến chỗ bác già. - Ô!Cô còn quen chiếc khăn mùi soa đây này! Anh thanh niên vừa vào,kêu lên.Để người con gái khỏi trở lại bàn,anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng,nhận lại chiếc khăn và quay vội đi. ( Theo Nguyễn Thành Long-Lặng lẽ Sa Pa) 1/ Em hãy cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản? 2/ Hãy tìm và ghi lại câu văn có chứa hàm ý? 3/ Câu văn nào cho thấy ông họa sĩ cũng chưa muốn chia tay với anh thanh niên? II/ Tập Làm văn 1/ Viết đoạn văn nghị luận(khoảng 1 trang giấy thi) bàn về lòng hiếu thảo. 2/ Viết bài tập làm văn nghị luận văn học. Đề :Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân. (Viễn Phương - “Viếng lăng Bác”)