Đề kiểm tra định kỳ giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_dinh_ky_giua_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_4_nam.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra định kỳ giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022
- TRƯỜNG TIỂU HỌC KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KÌ II MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 4 Năm học: 2021 - 2022 Thời gian làm bài: 80 phút (Đối với phần đọc thầm và làm bài tập + Phần B) Họ và tên: Lớp: 4 Giáo viên coi thi Giáo viên chấm thi Điểm đọc: Điểm viết: (Họ tên, chữ ký) (Họ tên, chữ ký) Điểm chung: Nhận xét: PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM) I. Đọc thành tiếng (3 điểm) 1- Hình thức kiểm tra: Học sinh bắt thăm phiếu (do giáo viên chuẩn bị) để chọn bài đọc. 2- Nội dung kiểm tra: Học sinh đọc một đoạn văn hoặc đoạn thơ (khoảng 100 tiếng) trong các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26; sau đó trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc. II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm): Cây lộc vừng Có lần, chú cho tôi vào rừng cùng. Tôi như đứa trẻ lạc vào khu rừng cổ tích. Chú đưa tôi đến bên cây lộc vừng, đi xung quanh rồi lại ra xa ngắm. Cây lộc vừng thân to, xù xì, u cục nhưng tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt, tán cây xòe rộng hình tháp, xanh mướt vươn lên kiêu hãnh, bộ rễ xum xuê vững chãi. Nhìn chú vui tôi mừng lắm và hiểu rằng chú quý cây lộc vừng trước hết vì đó là cái tình sâu nặng của đồng đội. Mà cây lộc vừng ấy đẹp thật, càng ngắm càng thấy tỏa ra thần thái của bậc trượng phu, khí tiết của trang quân tử. Chẳng khác nào chú tôi cả đời ngay thẳng, trung thực, hết lòng vì những cánh rừng. Cây lộc vừng xanh tốt thật, những chiếc lá non tơ mới nhú lên trong nắng sớm, những hạt nước li ti long lanh trên lá như muôn hạt châu sa. Cả khu vườn mơn mởn một màu xanh. Trong gió thoang thoảng hương thơm của lá, của hoa, ngây ngất một
- sức sống kỳ diệu dâng lên từ đất. Trăng lên. Tán lá xanh ánh lên một màu vàng dịu, những chùm nụ đung đưa lung linh, huyền ảo. Từ trong tĩnh lặng như có tiếng lách tách nhè nhẹ - những cánh hoa lộc vừng bừng nở đỏ, thoáng chốc ngỡ ngàng. Rồi chẳng mấy chốc, cây đã buông một rèm hoa tha thướt. Mấy anh em tôi không ai kìm được tiếng xuýt xoa. HN (Sưu tầm) Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu cho mỗi câu hỏi sau đây: Câu 1 (0,5 điểm): Cây lộc vừng tác giả nhìn thấy ở đâu? a. Trong rừng. b. Trong vườn. c. Trong chậu cảnh. Câu 2 (0,5 điểm). Thân cây lộc vừng trong bài được miêu tả như thế nào? a. Thân to, xù xì. b. Thân to, chia làm nhiều nhánh c. Thân to, xù xì, u cục nhưng tiềm ẩn sức sống mãnh liệt. Câu 3 (0,5 điểm). Dưới ánh trăng, cây lộc vừng đẹp như thế nào? a. Những chiếc lá non tơ mới nhú óng lên, những hạt nươc li ti long lanh trên lá như muôn hạt châu sa. b. Tán cây xòe rộng hình tháp, xanh mướt vươn lên kiêu hãnh. c. Tán lá xanh ánh lên một màu vàng dịu, những chùm nụ đung đưa lung linh, huyền ảo. Câu 4 (0,5 điểm). “Tiếng lách tách nhè nhẹ” trong bài để chỉ điều gì? a. Tiếng mầm cây tách vỏ nhú ra. b. Tiếng động nào đó trong vườn. c. Tiếng hoa nở cánh để khoe sắc. Câu 5 (0,5 điểm): Câu “Mấy anh em tôi không ai kìm được tiếng xuýt xoa.” ý nói gì? Câu 6 (1điểm): Câu nào sau đây không thuộc kiểu câu kể Ai thế nào? a. Cây lộc vừng ấy đẹp thật.
- b. Chú đưa tôi đến bên cây lộc vừng, đi xung quanh rồi lại ra xa ngắm. c. Cả khu vườn mơn mởn một màu xanh. Câu 7 (0,75điểm) Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu sau: Cả khu vườn mơn mởn một màu xanh. Câu 8 (0,75 điểm): Dấu gạch ngang trong câu: “Từ trong tĩnh lặng như có tiếng lách tách nhè nhẹ - những cánh hoa lộc vừng bừng nở đỏ, thoáng chốc ngỡ ngàng.” có tác dụng gì? a. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. b. Đánh dấu phần chú thích. c. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong hội thoại. Câu 9 (1điểm): Tìm 4 từ cùng nghĩa với “xanh mướt”. Câu 10 (1điểm): Hãy viết khoảng 2,3 câu văn có đầy đủ CN, VN để nêu cảm nghĩ của em trước vẻ đẹp của cây lộc vừng. PHẦN B: KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM) 1. Chính tả: (Nghe- viết) (4 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: “Nhạc sĩ Mô-da” (Theo phiếu đính kèm) 2. Tập làm văn: (6 điểm): Khu vườn nhà em hoặc nhà bạn em có nhiều loại cây ăn quả. Hãy tả một cây mà em yêu thích.