Đề kiểm tra giữa học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 6

docx 4 trang Hoài Anh 16/05/2022 3360
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 6

  1. KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn : Khoa học tự nhiên Thời gian làm bài: 45 phút I- MỤCTIÊU: - Đánh giá một số kiến thức, kĩ năng đã học trong chương trình khoa học tự nhiên 6 học kì I - Phát hiện sai lệch của HS trong nhận thức để điều chỉnh PPDH cho phù hợp - Giáo dục ý thức tự giác, trung thực trong thi cử II- PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC: - Giáo viên: Đề thi. HS: bút, giấy nháp III - MA TRẬN MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I. NĂM HỌC: 2021 – 2022 MÔN: KHTN 6. Thời gian: 45 phút Mức độ kiến thức Nội dung kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL – Làm quen với hoạt động nghiên cứu - Kính hiển vi và kính lúp trong khoa học và quy trình nghiên cứu khoa quan sát vật. Mở đầu môn KHTN học – Xác định được các dụng cụ dễ – Tìm hiểu một số thành tựu nghiên cứu vỡ, dễ cháy nổ và những hoá khoa học trong đời sống chất độc hại. Số câu: 7 3 3 1 Số điểm: 4,0 0.75 0.75 1,5 Tỷ lệ phầm trăm: 40% 25% 25% 50% Chủ đề 1: Biết dụng cụ đo độ dài, thể tích, khối
  2. Các phép đo và kỹ năng lượng. thí nghiệm Quy trình đo độ dài Số câu: 3 1 1 1 Số điểm: 2.0 0.25 1,5 0.25 Tỷ lệ phầm trăm: 20% 12,5% 75% 12,5% Chủ đề 2-3 Biết được vật thể tự nhiên, vật thể nhân Xác định đơn chất, hợp chất -Vận dụng được sự - Giải thích thế Các thể của chất- tạo, chất tinh khiết, đơn chất khác nhau về tính chất nào là đơn chất, Oxygen và không khí vật lí có thể tách các hợp chất Chủ đề 4: Một số vật chất ra khỏi hỗn hợp liệu, Số câu: 6 4 0,5 1 0,5 Số điểm: 5,0 1,0 1,0 2.0 1 Tỷ lệ phầm trăm: 50% 25% 50% 25% Tổng số câu:16 9 câu 5,5 câu 1 câu 0,5 câu Tổng số điểm: 10 4 điểm 30 điểm 2điểm 1 điểm Tỷ lệ phầm trăm: 100% 40 % 30 % 20 % 10 %
  3. Đề bài I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) * Khoanh vào đầu chữ cái mỗi câu trả lời đúng. Câu 1: Hoạt động nào dưới đây con người chủ động tìm tòi, khám phá ra cái mới? A. Đạp xe trên phố. B. Điều khiển máy gặt lúa. C. Lấy mẫu nước ô nhiễm. D. Hát mừng giáng sinh. Câu 2: Quy trình nghiên cứu khoa học gồm có mấy bước? A. 5 bước. B. 6 bước C. 3 bước. D. 4 bước. Câu 3: Những hoạt động mà con người chủ động tìm tòi, khám phá ra cái mới gọi là A. phát minh khoa học. B. tìm hiểu khoa học. C. nghiên cứu khoa học. D. trải nghiệm sáng tạo. Câu 4: Trong các dụng cụ sau, dụng cụ nào dùng để đo thể tích? A. Cân. B. Bình chia độ. C. Thước thẳng. D. Lực kế. Câu 5: Kết quả ba lần đo chiều dài của vật A lần lượt là: 52cm, 53cm, 53cm giá trị trung bình của đại lượng cần đo là A. 52,7 cm. B. 51,5 cm. C. 52,0 cm. D. 52,6 cm. Câu 6: Vật nào dưới đây có khả năng lớn lên ? A. Con mèo . B. Con đò. C. Viên sỏi . D. Cục sắt. Câu 7: Vật sống có thể trở thành vật không sống nếu sinh trưởng trong điều kiện nào dưới đây ? A. Thừa khí ôxi. B. Thiếu dinh dưỡng. C. Thiếu khí cacbônic. D. Vừa đủ ánh sáng. Câu 8: Cho các vật thể sau: hoa đào, hoa hồng, cây cỏ, quần áo. Hãy cho biết vật thể nhân tạo là? A. Hoa đào B. Hoa hồng C. Cây cỏ D. Quần áo Câu 9: Hãy chỉ ra đâu là vật thể (những chữ gạch chân) trong các câu sau: Cơ thể người có 63 - 68% về khối lượng là nước. Lõi bút chì được làm bằng than chì. A. Cơ thể người và lõi bút chì. B. Nước và than chì. C. Cơ thể người và than chì. D.Lõi bút chì và nước. Câu 10: Tế bào nào dưới đây có thể nhìn được bằng mắt thường? A. Vi khuẩn. B. Vảy hành. C. Thịt lá. D. Tép bưởi. Câu 11: Khi quan sát vật mẫu, tiêu bản được đặt lên bộ phận nào của kính hiển vi ? A. Thị kính. B. Chân kính. C. Bàn kính. D. Vật kính. Câu 12: Kính lúp không được dùng để quan sát vật mẫu nào sau đây ? A. Virut. B. Quả dâu tây. C. Cánh hoa. D. Lá bàng. II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 13 (1,5 điểm): Nêu quy trình đo độ dài? 1.0 Câu 14 (1,5 điểm): Kể tên những dụng cụ dễ vỡ, những dụng dụ hóa chất dễ cháy, những dụng cụ vật liệu mau hỏng trong phòng thí nghiệm. 1 Câu 15 (2,0 điểm): Có một hỗn hợp gồm vụn sắt và vụn nhôm. Em hãy đề xuất cách tách riêng nhôm ra khỏi hỗn hợp trên. Câu 16 (2,0 điểm): Hãy xác định đâu là đơn chất, hợp chất, vì sao? A. H2S B. O2 C. Mg D. K2O
  4. II. Đáp án và biểu điểm A. Trắc nghiệm: Mỗi câu khoanh đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đ/A C B C B A A B D A D C A B. Tự luận: Câu 13: Nêu quy trình đo độ dài? Đáp án Biểu điểm B1: Ước lượng độ dài cần đo. 0,5 B2: Lựa chọn dụng cụ đo phù hợp, điều chỉnh dụng cụ đo về vạch số 0. 0,25 B3: Tiến hành đo các đại lượng. 0,5 B4. Thông báo kết quả. 0,25 Câu 14: Kể tên những dụng cụ dễ vỡ, những dụng dụ hóa chất dễ cháy, những dụng cụ vật liệu mau hỏng trong phòng thí nghiệm. Đáp án Biểu điểm Những dụng cụ dễ vỡ: ống nghiệm, đũa thủy tinh, nhiệt kế, cốc thủy 0,5 tinh, kính Những dụng dụ, hóa chất dễ cháy: đèn cồn, các hóa chất, những dụng cụ 0,5 bằng nhựa như ca nhựa, các muỗng xúc hóa chất Những dụng cụ vật liệu mau hỏng: lực kế, các bộ thí nghiệm như là ròng 0,5 rọc, đòn bẩy Câu 15: Đáp án Biểu điểm - Dùng nam châm. 0,5 - Cho nam châm vào túi bóng, đi nam châm trên hỗn hợp. 0,5 - Vì nam châm hút sắt nhưng không hút đồng. 0,5 - Vì thế có thể tách nhôm ra khổi hỗn hợp. 0,5 Câu 16 Đáp án Biểu điểm Đơn chất:O2 và Mg 0,5 Hợp chất: H2S và K2O 0,5 Giải thích: A. H2S là hợp chất vì trong phân tử có 2 loại nguyên tử là H và S. 0,25 B. O2 là đơn chất vì trong phân tử có 1 loại nguyên tử là O. 0,25 C. Mg là đơn chất vì trong phân tử có 1 loại nguyên tử là Mg 0,25 D. K2O là hợp chất vì trong phân tử có 2 loại nguyên tử là K và O. 0,25