Đề kiểm tra giữa học kì I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2020-2021

docx 4 trang Hoài Anh 17/05/2022 4400
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2020_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2020-2021

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020-2021 MÔN SINH HỌC 9 MỨC ĐỘ NHẬN THỨC NỘI NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG THẤP VẬN DỤNG DUNG CAO CĐ - Biết được số lần - Quá trình phát sinh - Vận dụng tính 3.Nhiễm phân bào và các kì giao tử đực và cái ở được số NST ở sắc thể và trong nguyên phân, động vật. các kì của nguyên sự phân giảm phân. phân và giảm bào - Nêu được bộ NST phân. lưỡng bội 2n của - Tính được số tế một số loài. bào con tạo ra qua quá trình nguyên phân. 7 câu 3 câu (1 điểm) 1 câu (2 điểm) 3 câu (1 điểm) (4 điểm) CĐ4. - Viết được cấu trúc ADN và của phân tử ADN. gen - Tính được số nuclêôtit mỗi loại của phân tử ADN. 1 câu 1 câu (2điểm) (2 điểm) Tổng Số câu: 18 10 câu 4 câu 1 câu 3 câu Số điểm: 4 điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm 10 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ % Câu 1: Cấu trúc hiển vi của NST được mô tả ở kỳ nào của phân chia tế bào? A. Kỳ đầu. B. Kỳ giữa. C. Kỳ sau. D. Kỳ cuối. Câu 2: NST kép tồn tại ở những kỳ nào của nguyên phân? A. Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau. B. Kỳ trung gian, kỳ đầu. C. Kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ giữa. D. Kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ giữa. Câu 3: Một tế bào ngô 2n = 20 giảm phân hình thành giao tử. Số NST trong mỗi tế bào ở kỳ sau của giảm phân I là A. 5. B. 10. C. 40. D. 20. Câu 4: 1 tế bào sinh dục sơ khai đực và 1 tế bào sinh dục sơ khai cái đều nguyên phân liên tiếp 4 lần. Các tế bào con chuyển sang vùng sinh trưởng và qua vùng chín giảm phân bình thường. Số lượng giao tử đực và giao tử cái được tạo thành là A. 64 và 64. B. 64 và 4. C. 64 và 16. D. 16 và 16.
  2. Câu 5: Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào. NST bắt đầu tháo xoắn. Quá trình này là ở kì nào của nguyên phân A. Kì sau B. Kì giữa C. Kì cuối D. Kì đầu Câu 6: Thành phần hoá học chủ yếu của NST là A. Protein và sợi nhiễm sắc. B. Protein histon và ADN. C. Protein và axit nuclêic. D. Protein anbumin và axit nucleic. Câu 7: Số cặp NST giới tính của một loài bằng A. 1 B. 2 C.3 D. 4 Câu 8: Hoạt động nhân đôi của NST có cơ sở từ A. Sự nhân đôi của tế bào chất. B. Sự nhân đôi của NST đơn. C. Sự nhân đôi của sợi nhiễm sắc. D. Sự nhân đôi của ADN. Câu 9: Vai trò của NST đối với sự di truyền các tính trạng là gì? A. NST là cấu trúc mang gen quy định tính trạng. Do đó những biến đổi về cấu trúc và số lượng NST sẽ gây ra biến đổi các tính trạng di truyền. B. NST có đặc tính tự nhân đôi do đó các tính trạng di truyền được sao chép qua các thế hệ tế bào và cơ thể. C. NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN. D. Cả A và B. Câu 10: Điều đúng khi nói về sự giảm phân ở tế bào là A.NST nhân đôi 2 lần và phân bào 1 lần B.NST nhân đôi 1 lần và phân bào 2 lần C.NST nhân đôi 1 lần và phân bào 1 lần D.NST nhân đôi 2 lần và phân bào 2 lần Câu 11: Trung thể có chức năng gì trong quá trình nguyên phân? A. Tạo ra vách ngăn cách chia tế bào mẹ thành hai tế bào con. B. Tạo thoi phân bào, định hướng cho sự phân bào. C. Mang vật chất di truyền, nhờ các cơ chế nhân đôi và phân li làm cho số lượng NST của hai tế bào con giống với tế bào mẹ. D. Giúp các NST đính trên các dây tơ và phân li về hai cực trong phân bào. Câu 12: Một tế bào có 2n = 14. Số NST của tế bào ở kỳ sau là A. 14. B. 28. C. 7. D. 42. Câu 13: Bộ NST lưỡng bội của loài người là A. 2n=8NST B. 2n=22NST C.2n=44NST D. 2n=46NST Câu 14: Một tế bào soma( sinh dưỡng) ở ruồi giấm 2n = 8 trải qua quá trình nguyên phân. Số NST đơn có trong tế bào vào kỳ sau là: A. 8 B. 16 C. 4 D. 32
  3. Câu 15: Một loài có bộ NST (2n = 42) 2 tế bào đều trải qua giảm phân. Số NST trong tế bào ở kỳ đầu của giảm phân II là A. 42. B. 168. C. 84. D. 160. Câu 16: Kết quả kì giữa của nguyên phân các NST với số lượng là A. 2n (đơn) B. n (đơn). C. n (kép) D.2n (kép). Câu 17: Một loài có bộ NST 2n= 20. Có 30 tế bào của loài này tham gia giảm phân hình thành giao tử đực thì ở kì sau của giảm phân II thống kê trong tổng số các tế bào con có bao nhiêu NST ở trạng thái đơn? A. 60 B. 80 C. 120 D. 20 Câu 18: 6 tế bào cải bắp (2n = 18) đều trải qua nguyên phân liên tiếp 4 lần. Số tế bào con được sinh ra sau nguyên phân là: A. 96 B. 16 C. 64 D. 896 Câu 19: Chọn câu trả lời đúng khi nói về sự phân li của NST ở kỳ sau I. A. Không đồng đều. B. Đồng đều về cấu trúc nhưng không đồng đều về số lượng. C. Đồng đều về số lượng nhưng không đồng đều về cấu trúc. D. Đồng đều. Câu 20: Biết kí hiệu bộ NST của tế bào sinh dưỡng là AaBbXY. Kí hiệu của bộ NST tế bào vào kỳ đầu nguyên phân là: A. AaBbXY B. ABX, abY C. AAaaBBbbXXYY D. AbY, aBX. Câu 21: Một loài có bộ NST (2n = 16) 5 tế bào đều trải qua giảm phân. Số cromatit trong tế bào ở kỳ sau của giảm phân II là A. 0. B. 32. C. 80. D. 160. Câu 22: Tính số tế bào con tạo ra qua 2 lần nguyên phân. A. 2 B. 4 C. 8 D. 16 Câu 23: Một tế bào ngô 2n = 20 giảm phân hình thành giao tử. Số cromatit trong mỗi tế bào ở kỳ sau của giảm phân I là A. 5. B. 10. C. 40. D. 20. Câu 24: Trong nhân đôi của gen thì nuclêôtit tự do loại G trên mach khuôn sẽ liên kết với: A. T của môi trường B. A của môi trường C. G của môi trường D. X của môi trường D. Cả A và B. Câu 25: Tại sao tỉ lệ con trai : con gái xấp xỉ 1 : 1? A. Tỉ lệ tinh trùng mang NST X bằng Y. B. Tinh trùng tham gia thụ tinh với xác suất như nhau.
  4. C. Do quá trình tiến hoá của loài. D. Cả A và B. Câu 26: Xét 4 tế bào sinh dục sơ khai của ruồi giấm 2n = 8 đều nguyên phân liên tiếp 9 đợt. 2,34375% tế bào con trải qua giảm phân. Tính số giao tử cái( trứng) được sinh ra. A. 192. B. 48. C. 24. D. 2048 Câu 27: Bốn loại đơn phân cấu tạo ADN có kí hiệu là: A. A, U, G, X B. A, T, G, X C. A, D, R, T D. U, R, D, X Câu 28: Mỗi vòng xoắn của phân tử ADN có chứa : A. 20 cặp nuclêôtit B. 20 nuclêôtit C. 10 nuclêôtit D. 30 nuclêôtit Câu 29: Yếu tố giúp cho phân tử ADN tự nhân đôi đúng mẫu là A. Sự tham gia của các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào B. Nguyên tắc bổ sung C. Sự tham gia xúc tác của các enzim D. Cả 2 mạch của ADN đều làm mạch khuôn Câu 30: Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có số nuclêôtit loại X chiếm 15% tổng số nuclêôtit. Hãy tính tỉ lệ số nuclêôtit loại T trong phân tử ADN này. A. 35% B. 15% C. 20% D. 25% Đáp án: 1B, 2C, 3D, 4C, 5A, 6B, 7A, 8D, 9D, 10B, 11B, 12B, 13D, 14C, 15B, 16D, 17A, 18A, 19D, 20D, 21D, 22B, 23D, 24D, 25D, 26B, 27B, 28C, 29B, 30A