Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022

docx 3 trang Hoài Anh 27/05/2022 4721
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2021_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022

  1. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: NGỮ VĂN lớp 8 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề) Phần I: VĂN BẢN – TIẾNG VIỆT (5,0 điểm) Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau: “Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!” Câu 1: (1,0 điểm) Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Văn bản thuộc thể loại gì? Câu 2: (1,0 điểm) Nêu nội dung của đoạn trích trên. Câu 3: (2,0 điểm) a. Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán. b. Xác định câu cảm thán có trong đoạn trích trên? Tại sao em biết đó là câu cảm thán? Câu 4: (1,0 điểm) Xác định kiểu câu và chức năng của nó trong câu sau: “Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.” (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí) Phần II: LÀM VĂN (5,0 điểm) Em hãy thuyết minh về một đồ dùng học tập hoặc sinh hoạt. - Hết -
  2. Trường THCS TT Cần Đước ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: NGỮ VĂN lớp 8 THANG ĐIỂM – ĐÁP ÁN Phần Câu Nội dung Điểm I - Văn bản: Quê hương. (0,25 điểm) 1 - Tác giả: Tế Hanh (0,5 điểm) 1,0 Văn - Thể loại: thơ tám chữ hiện đại. (0,25 điểm) bản Nội dung chính: Nỗi nhớ thương tha thiết về quê hương làng biển của tác 2 1,0 - giả. Tiếng a) – Hình thức: Việt + Khi viết, câu cảm thán kết thúc bằng dấu chấm than. (0,25 điểm) + Câu cảm thán có các từ cảm thán như: ôi, than ôi, trời ơi, (0,25 điểm) - Chức năng: chức năng chính của câu cảm thán là bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói, người viết (0,25 điểm); xuất hiện chủ yếu trong ngôn 3 2,0 ngữ nói hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương. (0,25 điểm) b) – Câu cảm thán: Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá! (0,5 điểm) - Đặc điểm nhận biết: + Dấu chấm than cuối câu. (0,25 điểm) + Từ ngữ: quá. (0,25 điểm) “Thế rồi Dế Choắt tắt thở”: → Câu trần thuật (0,25 điểm) Dùng để kể. (0,25 điểm) 4 1,0 “Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình”: → Câu trần thuật (0,25 điểm) Dùng để bộc lộ cảm xúc (sự hối hận của Dế Mèn). (0,25 điểm) II 1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về đồ dùng (vật dụng) 0,75 2. Thân bài: - Miêu tả hình dáng, màu sắc. 0,5 Làm - Giới thiệu cấu tạo các bộ phận. 1,0 văn - Công dụng của đồ dùng (vật dụng). 1,0 - Cách sử dụng, bảo quan đồ dùng. 1,0 3. Kết bài: Ý nghĩa, mối quan hệ của đồ dùng với người học sinh hay với mọi người 0,75 nói chung. BIỂU ĐIỂM: - Điểm 4.5-5: Bài thuyết minh đảm bảo tốt các yêu cầu về nội dung, bố cục. Thuyết minh chính xác, khoa học, giàu sức thuyết phục. Trình bày sạch, đẹp ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ. - Điểm 3.5-4 : Bài viết có thuyết minh các yêu cầu trên nhưng diễn đạt chưa chặt chẽ, còn sai một số lỗi nhỏ về chính tả, đùng từ. - Điểm 2-3: Bài viết có thực hiện các yêu cầu trên, nhưng chủ yếu liệt kê các bộ phận của cây bút, mắc vài lỗi về chính tả, dùng từ. - Điểm 1-2: Bài viết mới đảm bảo một vài yêu cầu trên; sai chính tả, dùng từ nhiều. - Điểm 0: Bài nộp giấy trắng.