Đề kiểm tra giữa học kỳ 1 môn Ngữ văn 7 - Năm học 2021-2022

docx 5 trang Hoài Anh 17/05/2022 4200
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ 1 môn Ngữ văn 7 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ky_1_mon_ngu_van_7_nam_hoc_2021_2022.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ 1 môn Ngữ văn 7 - Năm học 2021-2022

  1. TRƯỜNG THCS TRUNG TRẠCH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I - Năm học Họ tên học sinh: 2021 – 2022 Số báo danh: Môn thi: Ngữ văn 7 Ngày kiểm tra: / /2021 Thời gian làm bài: 90 phút( không kể thời gian giao đề) MÃ ĐỀ 01 I. ĐỌC- HIỂU: (4,0 điểm ) Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi: “Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai hoạ giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này ”. (Trích Ngữ văn 7- Tập I) Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên? Câu 3 (0,5 điểm): Từ láy có mấy loại? Kể ra các loại đó? Câu 4 (0,75 điểm):Ý nghĩa của chi tiết “Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai hoạ giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này ”? Câu 5 (0,75 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn văn ? Câu 6 (1,0 điểm): Từ nội dung đoạn văn trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về tầm quan trọng của gia đình đối với mỗi người? II. LÀM VĂN: (6,0 điểm ) Loài cây em yêu.
  2. TRƯỜNG THCS TRUNG TRẠCH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I - Năm học Họ tên học sinh: 2021 – 2022 Số báo danh: Môn thi: Ngữ văn 7 Ngày kiểm tra: / /2021 Thời gian làm bài: 90 phút( không kể thời gian giao đề) MÃ ĐỀ 02 I. ĐỌC- HIỂU: (4,0 điểm ) Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi: Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con! Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con [ ] Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con! (Trích Ngữ văn 7- Tập I) Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên? Câu 3 (0,5 điểm): Từ ghép có mấy loại? Kể ra các loại đó? Câu 4 (0,75 điểm): Tác dụng của việc sử dụng từ láy hổn hển, quằn quại,nức nở, sẵn sàng trong đoạn văn trên? Câu 5 (0,75 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn văn? Câu 6 (1,0 điểm): Từ nội dung của đoạn văn trên, em hãy nêu cảm nghĩ của mình về hình ảnh người mẹ? II. LÀM VĂN: (6,0 điểm ) Loài cây em yêu.
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: Ngữ văn 7 MÃ ĐỀ 01 A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Trên cơ sở các mức điểm đã định, giám khảo căn cứ vào nội dung trình bày và kĩ năng diễn đạt của học sinh để cho điểm tối đa hoặc thấp hơn. - Nguyên tắc làm tròn điểm bài kiểm tra học kỳ theo quy chế đánh giá, xếp loại học sinh. ( Có thể cho điểm toàn bài như sau: 0; 0,5 cho đến tối đa là 10). B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 4,0 - Tên văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê . 0,25 1 - Tác giả: Khánh Hoài 0,25 2 - Phương thức biểu đạt: Miêu tả kết hợp với biểu cảm. 0,5 - Có hai loại từ láy 0,25 3 - Từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận. 0,25 - Mọi thứ xung quang cuộc sống vẫn như vậy nhưng gia đình 0,75 của hai anh em đã không còn vẹn nguyên, mỗi người một nơi. 4 Cuộc sống càng ngày càng khắc nghiệt với những đứa trẻ đáng ra được hưởng hạnh phúc. - Nội dung đoạn văn: Mượn cảnh vật thiên nhiên để nói về tâm 0,75 5 trạng đau đớn, buồn bã, cô đơn của hai anh em Thành và Thuỷ khi phải sắp xa nhau vì bố mẹ ly hôn. + Gia đình là cội nguồn sinh dưỡng, là nơi khởi đầu của mọi yêu 0,5 thương và mơ ước của con người. 6 0,5 + Là điểm tựa tinh thần vững chắc, hình thành nhân cách, lẽ sống, lí tưởng trong cuộc đời con người. TẬP LÀM VĂN: Loài cây em yêu 6,0 a. Đảm bảo cấu trúc của bài: Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài 0,5 triển khai được vấn đề; Kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề 0,5 c. Triển khai vấn đề theo yêu cầu 3,5 * Mở bài: II - Giới thiệu về tên loài cây (cây tre, cây xoài, cây na ). 0,25 - Lí do em yêu thích loài cây đó. 0,25 * Thân bài: - Các đặc điểm nổi bật của loài cây đã gợi cảm xúc cho em khi 0,75 quan sát (chọn lọc chi tiết, hình ảnh tiêu biểu).
  4. - Mối quan hệ gần gũi giữa loài cây đó với đời sống của em và 0,75 gia đình - Kỉ niệm đáng nhớ của em đối với loài cây đó 0,5 - Ý nghĩa, vai trò của loài cây đó trong cuộc sống của con người 0,5 * Kết bài: + Tình cảm, ấn tượng của em đối với loài cây đó. 0,5 d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp 0,5 e. Sáng tạo, biết so sánh, vận dụng, liên hệ một cách thuyết 1,0 phục; Văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc Tổng điểm 10,0 MÃ ĐỀ 02 A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Trên cơ sở các mức điểm đã định, giám khảo căn cứ vào nội dung trình bày và kĩ năng diễn đạt của học sinh để cho điểm tối đa hoặc thấp hơn. - Nguyên tắc làm tròn điểm bài kiểm tra học kỳ theo quy chế đánh giá, xếp loại học sinh. ( Có thể cho điểm toàn bài như sau: 0; 0,5 cho đến tối đa là 10). B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 4,0 - Đoạn văn trên trích trong văn bản “Mẹ tôi” 0,25 1 - Tác giả: Ét-môn-đô đơ A-mi-xi (hoặc ghi A-mi-xi vẫn cho điểm 0,25 I tối đa) 2 - Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với biểu cảm 0,5 - Có hai loại từ ghép 0,25 3 - Từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. 0,25 - Nhấn mạnh công lao sinh thành, nuôi dưỡng và sự hi sinh của 0,75 4 người mẹ. Con không bao giờ được quên tình mẫu tử ấy. - Đoạn văn trên trong bức thư bố viết cho con, gợi lại hình ảnh 0,75 5 người mẹ. Đó là những hình ảnh dễ rung động cảm xúc nhất để đứa con nhận thức được sự bội bạc của mình. - Người mẹ có vai trò đặc biệt lớn lao đối với con cái 0,5 6 - Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất. 0,5 TẬP LÀM VĂN: Loài cây em yêu 6,0 a. Đảm bảo cấu trúc của bài: Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài 0,5 triển khai được vấn đề; Kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề 0,5
  5. c. Triển khai vấn đề theo yêu cầu 3,5 II * Mở bài: - Giới thiệu về tên loài cây (cây tre, cây xoài, cây na ). 0,25 - Lí do em yêu thích loài cây đó. 0,25 * Thân bài: - Các đặc điểm nổi bật của loài cây đã gợi cảm xúc cho em khi 0,75 quan sát (chọn lọc chi tiết, hình ảnh tiêu biểu). 0,75 - Mối quan hệ gần gũi giữa loài cây đó với đời sống của em và gia đình 0,5 - Kỉ niệm đáng nhớ của em đối với loài cây đó - Ý nghĩa, vai trò của loài cây đó trong cuộc sống của con người 0,5 * Kết bài: + Tình cảm, ấn tượng của em đối với loài cây đó. 0,5 d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp 0,5 e. Sáng tạo, biết so sánh, vận dụng, liên hệ một cách thuyết 1,0 phục; Văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc Tổng điểm 10,0 BAN GIÁM HIỆU TTCM Giáo viên ra đề Ngô Thị Kiều Trang Lê Thị Dung Trần Thị Hằng