Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2019_202.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)
- ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I. NĂM HỌC 2019-2020 MÔN : NGỮ VĂN 8 PHẦN I: ĐỌC –HIỂU (3điểm) *Đọc kỹ đoạn trích và trả lời câu hỏi sau: “Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu. Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại: -Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ ! Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. Chị Dậu nghiến hai hàm răng: Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem! Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khỏeo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.” ( Trích: “ Tức nước vỡ bờ” Ngữ văn 8-Tập 1) Câu 1(0,5 điểm). Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? của ai? Câu 2(0,5 điểm). Chỉ ra phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn? Câu 3(1,0 điểm). Tìm từ tượng hình trong câu văn “Sức lẻo khỏeo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu ” Câu 4(1,0 điểm).Nêu nội dung chính của đoạn văn? Từ văn bản có đoạn văn được dẫn ở trên, em rút ra được quy luật gì trong cuộc sống? PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN.( 7 điểm) Hãy kể một kỷ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi.
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I. NĂM HỌC 2019-2020 MÔN : NGỮ VĂN 8 PHẦN I: ĐỌC –HIỂU (3điểm) Câu Đáp án Điểm Câu 1 -Đoạn văn trích trong tác phẩm: “ Tắt Đèn” 0,25 đ -Tác giả: Ngô Tất Tố. 0,25 đ Câu 2 -Phương thức biểu đạt chủ yếu: Tự sự (0,5 đ) (Nếu hs nêu nhiều phương thức biểu đạt thì không cho điểm) Câu 3 -Các từ tượng hình trong câu văn: lẻo khỏeo, chỏng quèo. (1,0đ) -Nội dung chính của đoạn văn:- Diễn tả cuộc phản kháng quyết (0,5 đ) Câu 4 liệt của chị Dậu với Cai Lệ khi hắn cùng người nhà Lý trưởng đến nhà vợ chồng chị Dậu đòi bắt anh Dậu vì thiếu sưu. - Quy luật: Tức nước vỡ bờ, có áp bức có đấu tranh. (0,5 đ) ( Hs chỉ cần nêu được một trong hai cách trên vẫn cho điểm tối đa) PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN.( 7 điểm) *Yêu cầu chung: - Đảm bảo đúng yêu cầu của bài văn tự sự. -Trình bày rõ ràng, chữ viết sạch đẹp, không sai lỗi chính tả. - Bố cục rõ ràng: Mở bài, thân bài, kết bài. -Trong khi viết bài cần kết hợp hài hòa các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm. * Yêu cầu cụ thể: (1,0đ) MB: -Giới thiệu người bạn của mình là ai? - Kỷ niệm khiến mình xúc động là gì? TB: -Tập chung kể về kỷ niệm khiến mình xúc động ấy. (5,0đ) + Xảy ra ở đâu? Lúc nào? ( Thời gian, hoàn cảnh ) với ai? ( nhân vật) +Câu chuyện xảy ra như thế nào? ( mở đầu, diễn biến, kết quả.) + Điều gì khiến em xúc động? ( biểu hiện của sự xúc động ấy ) KB: - Suy nghĩ, ấn tượng của em về kỷ niệm ấy. (1,0đ)
- *Vận dụng cho điểm phần tạo lập văn bản: Điểm 7,0: Vận dụng tốt kiến thức đã học và kiến thức thực tế để làm bài văn tự sự, trình bày đủ các ý cơ bản như trên, bài viết đảm bảo chính xác, gãy gọn, khúc chiết, sáng tỏ; diễn đạt trôi chảy, lô gic; trình bày sạch sẽ, rõ ràng; chữ viết đúng chính tả. Điểm 5 – 6 : Biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài văn tự sự, trình bày tương đối đủ các ý cơ bản như trên, diễn đạt có thể chưa tốt, , mắc một số lỗi chính tả. Điểm 3 - 4: Chưa biết vận dụng kiến thức để làm bài văn tự sự; thiếu nhiều ý, nhiều ý lạc, bài viết không có bố cục, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt. Điểm 0 - 1: Lạc đề hoàn toàn. Bỏ giấy trắng. *Lưu ý: - Trong quá trình chấm bài, giáo viên cần hết sức quan tâm đến kĩ năng diễn đạt và trình bày của học sinh. Coi diễn đạt và trình bày (cả nội dung & hình thức trình bày, chữ viết, chính tả ) là một yêu cầu rất quan trọng trong bài làm của học sinh. - Tôn trọng sự sáng tạo trong quá trình làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm của học sinh, không yêu cầu học sinh nhất thiết phải theo đúng trình tự như hướng dẫn chấm bài kiểm tra trên đây. -Trên đây là những gợi ý, giáo viên chấm bài cần linh hoạt, đánh giá một cách tổng quát bài làm của học sinh. Cần khuyến khích những bài làm hay, sáng tạo