Đề kiểm tra Giữa học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Trùng Khánh (Có đáp án)

doc 4 trang hangtran11 12/03/2022 3592
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Giữa học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Trùng Khánh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2019.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra Giữa học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Trùng Khánh (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÙNG KHÁNH BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 Họ và tên: NĂM HỌC 2019 - 2020 Lớp 5 (Thời gian: 80 phút không kể phát đề) Ngày kiểm tra: 08/11/2019 Điểm Nhận xét của thầy ( cô) giáo Đọc: Viết: Chung: PHẦN I. KIỂM TRA ĐỌC(10 ĐIỂM) I. Đọc thành tiếng ( ./3 điểm) Bài đọc: II. Đọc thầm và làm bài tập ( . /7 điểm) CHỢ NỔI CÀ MAU Đứng trên chiếc cầu đoạn cuối sông Gành Hào, nhìn về phía mặt trời mọc, có thể thấy một dãy ghe dập dờn xao động cả mặt sông, những cái chân vịt gác chồng lên loang loáng dưới ánh mặt trời. Đó là chợ nổi Cà Mau quê tôi. Chợ lúc bình minh lên đẹp đẽ, tinh khiết, trong ngần. Sương đọng trên chiếc mùng giăng trên mui ghe của đám trẻ con ngủ vùi, ngủ nướng rồi lảng bảng tan cho một ngày buôn bán bận rộn bắt đầu. Hàng trăm chiếc ghe to, nhỏ đậu sát vào nhau thành một dãy dài, người bán, người mua trùng trình trên sóng nước. Chủ ghe tất bật bày biện hàng hóa gọn ghẽ, tươi tắn và tinh tươm. Chợ nổi Cà Mau chỉ tập trung bán buôn rau, trái miệt vườn. Không cần ghé vào từng ghe để xem mà chỉ cần nhìn cái nhánh cây thon, dài buộc ở đầu ghe, trên cây treo gì thì ghe bán thức ấy. Lúc la lúc lỉu trông lạ vậy, nhưng đó là tiếng chào mời không lời. Nhìn cái nhánh cây thon, dài ấy, ta khó cầm lòng được với cái màu đỏ thanh tao của đu đủ chín cây, đỏ au au của chùm chôm chôm, vàng ươm của dứa, xoài, nâu đất của me chín, xanh non của mướp, tím lịm của cà, Giữa chợ nổi Cà Mau, ngập tràn hồn tôi cái cảm giác như gặp được những khu vườn của miệt sông Tiền, sông Hậu, như nhìn thấy những rẫy khóm, rẫy mía miên man dọc triền sông Trẹm quê mình. ( Theo NGUYỄN NGỌC TƯ ) Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau: Câu 1. (0,5đ) Chợ họp vào lúc nào trong ngày ? A. Vào tất cả các buổi trong ngày. B. Vào lúc bình minh lên. C. Vào buổi trưa. D. Vào buổi chiều. Câu 2. (0,5đ) Chợ nổi Cà Mau họp ở đâu ? A. Họp trên ghe, ở giữa sông. B. Họp trên ghe, ở giữa biển. C. Họp trên bờ sông. D. Họp ở siêu thị trên bờ sông. Câu 3. (0,5đ) Người đi chợ mua bán những gì?(0,5 điểm) A. Rau, quả, gà vịt, tôm cá. B. Hoa, rau, trái cây. C. Tất cả các mặt hàng. D. Rau, trái cây.
  2. Câu 4. (0,5đ) Người ta buộc nhánh cây ở ghe để làm gì? (0,5 điểm) A. Để giăng mùng trên mui ghe cho trẻ ngủ vùi, ngủ nướng. B. Để treo hàng hóa cho chủ ghe khỏi phải tất bật bày biện. C. Để treo hàng hóa, chào mời khách mua hàng. D. Để trang trí ghe cho đẹp. Câu 5.(0,5 đ) Em hãy viết lại tên của các con sông được nhắc đến trong bài văn: Câu 6. (1đ) Trong câu văn: “Chủ ghe tất bật bày hàng hóa gọn ghẽ, tươi tắn và tinh tươm.” Các từ láy có trong câu văn trên là: Câu 7. (0,5đ) Trong câu “Chợ nổi Cà Mau lúc bình minh lên đẹp đẽ, tinh khiết, trong ngần.” có các tính từ là: A. đẹp đẽ, bình minh, tinh khiết, trong ngần B. đẹp đẽ, Cà Mau, tinh khiết, trong ngần, chợ C. đẹp đẽ, tinh khiết, trong ngần Câu 8. (1điểm) Nối câu ở cột A tương ứng với cách dùng từ in đậm ở cột B. Cột A Cột B A. Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối. B. Quả đồi này mới được trồng thêm rất nhiều cây xanh. Nghĩa gốc C.Vai áo của bà đã sờn bạc. Nghĩa chuyển D.Chợ nổi tập trung buôn bán rau, quả miệt vườn. Câu 9. a) (0,5 đ) Cho câu văn: “Hàng trăm chiếc ghe to, nhỏ đậu sát vào nhau thành một dãy dài”. Em hãy đặt một câu văn có từ “đậu” là từ đồng âm với từ “đậu” trong câu văn trên. . b) (0,5đ) Trong bài có một từ đồng nghĩa với từ “vàng tươi” là: Câu 10. (1 điểm) Xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu văn sau: Vào những buổi bình minh, hàng trăm chiếc ghe đậu sát vào nhau thành một dãy dài. PHẦN II. KIỂM TRA VIẾT ( 10 ĐIỂM) I. Chính tả (Nghe- viết) (2 điểm) - Bài viết : Vịnh Hạ Long ( Đoạn từ" Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh trên mặt biển”) II. Tập làm văn ( 8 điểm) Em hãy chọn một trong hai đề sau : Đề 1. Hãy tả một cảnh đẹp ở quê hương em. (dòng sông, cánh đồng, ) Đề 2. Mùa hè là mùa của những trận mưa rào chợt đến rồi chợt đi. Em hãy tả lại một trận mưa rào trên quê em mà em có dịp quan sát. ===Hết ===
  3. UBND HUYỆN GIA LỘC TRƯỜNG TH TRÙNG KHÁNH HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ 1 MÔN TIẾNG VIỆT 5 – NĂM HỌC 2019 - 2020 A – Kiểm tra đọc: (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau: 1.1. Đọc (2 điểm) - Đọc đúng tiếng, từ trong đoạn văn: 0,5 điểm + Đọc sai 3 tiếng đến 5 tiếng: 0,25 điểm + Đọc sai 6 tiếng trở lên: 0 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm + Ngắt nghỉ hơi không đúng chỗ từ 3 đến 4 chỗ: 0,25 điểm + Ngắt nghỉ hơi không đúng chỗ từ 5 chỗ trở lên: 0 điểm - Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 0,5 điểm + Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,25 điểm + Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm - Tốc độ đọc đạt yêu cầu (khoảng 75 tiếng/phút): 0,5 điểm + Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,25 điểm + Đọc trên 2 phút: 0 điểm 1.2. Trả lời câu hỏi (1 điểm) Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc (tùy theo mức độ có thể ghi 0,75 – 0,5 – 0,25 điểm. 2. Đọc – hiểu Câu 1. B (0,5 điểm) Câu 2. A (0,5 điểm) Câu 3. D (0,5 điểm) Câu 4. C (0,5 điểm) Câu 5. Gành Hào, Tiền, Hậu, Trẹm (0,5 điểm) Câu 6. ( Mỗi từ đúng 0,25 điểm) tất bật, gọn ghẽ, tinh tươm, tươi tắn Câu 7. a) C (0,5 điểm) Câu 8. a) mỗi ý đúng được 0,25 điểm) A. Gốc B. Chuyến C. Chuyển D. Gốc Câu 9. a) HS đặt đúng được 0,5 điểm b) HS tìm từ vàng ươm được 0,5 điểm Câu 10. HS xác định đúng bộ phận TN, CN , VN được 1 điểm. Vào những buổi bình minh, hàng trăm chiếc ghe/ đậu sát vào nhau thành một dãy dài. TN CN VN B. Kiểm tra viết: (10 điểm) 1. Chính tả nghe - viết: (2 điểm) (20 phút) - GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút. - Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (2 điểm). - Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,25 điểm. Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, bị trừ 1 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn: (8 điểm) (35 phút) - Đánh giá, cho điểm - Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm: + Học sinh viết được một bài văn thể loại theo yêu cầu của đề (có mở bài, thân bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài. + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. + Bài viết có nhiều câu có hình ảnh so sánh, nhân hóa, nhiều ý tưởng sáng tạo. + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp. - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết. có thể cho các mức điểm:8- 7,5 – 7 – 6,5 – 6 – 5,5 – 5 – 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5. ===Hết===
  4. ĐỀ KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG MÔN TIẾNG VIỆT 5 – GIỮA KÌ 1 - Bài: Thư gửi các học sinh - Trang 04 (Đọc từ đầu đến Vậy các em nghĩ sao?) Hỏi: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác? - Bài: Quang cảnh làng mạc ngày mùa - Trang 10 (Đọc từ Màu lúa chín dưới đồng đến màu rơm vàng mới.) Hỏi: Tìm những từ chỉ màu vàng trong đoạn em vừa đọc? - Bài: Những con sếu bằng giấy - Trang 36 (Đọc từ đầu đến chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử) Hỏi: Xa-xa-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào? - Bài: Tác phẩm của Si-le và tên phát xít - Trang 58 (Đọc từ Tên sĩ quan lừ mắt đến điềm đạm trả lời) Hỏi: Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp? - Bài: Kì diệu rừng xanh - Trang 75 (Đọc từ đầu đến lúp xúp dưới chân) Hỏi: Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì? - Bài: Kì diệu rừng xanh - Trang 75 (Đọc từ Nắng trưa đã rọi xuống đến không kịp đưa mắt nhìn theo) Hỏi: Những muôn thú trong rừng được miêu tả như thế nào? - Bài: Kì diệu rừng xanh - Trang 75 (Đọc từ Sau một hồi len lách mải miết đến hết bài) Hỏi: Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi”? - Bài: Đất Cà Mau - trang 90 (Đọc từ Cà Mau đất xốp bằng thân cây đước) Hỏi: Cây cối trên đất Cà Mau mọc như thế nào? ===Hết===