Đề kiểm tra Giữa học kỳ II môn Toán và Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học số 1 Tịnh Thọ
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Giữa học kỳ II môn Toán và Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học số 1 Tịnh Thọ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ky_ii_mon_toan_va_tieng_viet_lop_5_nam.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra Giữa học kỳ II môn Toán và Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học số 1 Tịnh Thọ
- Chữ kí Giám thị KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Năm học: 2020 – 2021 1/ Môn: Toán - Thời gian: 40 phút 2/ Họ và tên: Lớp: 5 . Trường TH số I Tịnh Thọ . Chữ kí Điểm Bằng chữ Lời phê của giáo viên giám khảo 1/ 2/ Câu 1 (0,5đ )Chữ số 7 trong số 345,78 có giá trị là : (mức 1) 7 7 7 A. 7 B. C. D. 10 100 1000 Câu 2:( 0,5 điểm) Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. ( mức 1) 4m3 = dm3 A. 40 B. 400 C. 4000 D. 40000 Câu 3: (1điểm) Đúng ghi Đ sai ghi S vào ô trống. ( mức 1) 5 m3 = 5000dm3 27m3 = 27 000 dm3 26 dm3 = 260cm3 78 4 dm3 = 7, 84m3 Câu 4:( 1 điểm) Điền kết quả vào chỗ chấm. (mức 1) Cho hình lập phương có số đo một cạnh như hình vẽ . Thể tích hình lập phương đó là: 2 dm Câu 5.(1 điểm)Diện tích hình tròn có đường kính d = 20 cm là: (mức 3) A. 3,14 cm2 B. 31,4 cm2 C. 314 cm2 D. 3140 cm2 Câu 6.( 1 điểm) Nối hình tròn với biểu thức đúng. Cho hình tròn có bán kính như hình vẽ . Diện tích hình tròn là : (mức 3) 1,5 × 2 × 3,14 = 9,42cm2 r = 1,5cm 1,5 × 1,5 × 3,14 = 7,065cm2 0 1,5 × 1,5 × 3,14 = 7,065cm3
- Câu 7: (1đ) Đúng ghi Đ,sai ghi S vào ô trống: (mức 1) / a/ 1 giờ = 30 phút 1đ 2 b/ 2 ngày 4 giờ > 24 giờ Bài 8: (2 điểm) Đặt tính rồi tính: (mức 2) a) 17phút 21giây + 22 phút 15 giây b) 25 ngày 6 giờ - 4 ngày 9 giờ c) 17 năm 6 tháng x 4 d) 44 phút 30 giây : 5 Câu 9 : (1đ) Một hình lập phương có cạnh 3cm. Tính diện tích toàn phần hình lập phương đó.(mức 2) Bài giải Câu 10: (1 điểm) Người ta sơn một cái thùng không có nắp hình hộp chữ nhật có chiều rộng 2,5 dm, chiều dài 5dm, chiều cao 3,2dm. Tính diện tích quét sơn. (mức 4) Bài giải
- ĐÁP ÁN TOÁN 5 Câu 1 : . (0,5đ điểm) B Câu 2. (0,5đ điểm) C Câu 3. (1 điểm) 45, 3 m3 = 45300dm3 Đ 27m3 = 27 000 000cm3 Đ 26,31 dm3 = 2631cm3 S 78 4 dm3 = 7, 84m3 S Câu 4. (1 điểm) 2 x 2 x 2 = 8 dm3 Câu 5. (1 điểm) C Câu 6. (1 điểm) 1,5 × 1,5 × 3,14 = 7,065cm3 Câu 7: (1đ) 1 Đ a/ giờ = 30 phút 2 Đ b/ 2 ngày 4 giờ > 24 giờ Câu 8. (2 đ ) Đặt tính và tính đúng mỗi câu được 0,5 điểm a) 39 phút 36 giây b) 20 ngày 21 giờ c) 2 năm 2 tháng d) 8 phút 54 giây Câu 9 : 1đ Diện tích toàn phần hình lập phương là: 0,25đ 3 x 3 x 6 = 54 (cm2) 0,25đ Đáp số : 54 cm2 0,5đ Câu 10(1 đ) Diện tích xung quanh cái thùng là: (2,5 + 5) × 2 × 3,2 = 48 ( dm2) (0,25đ) Diện tích mặt đáy cái thùng là: 5 × 2,5 = 12,5 (dm2) (0,25đ) Diện tích quét sơn của cái thùng là: 48 + 12,5 = 60,5 ( dm2) (0,25đ) Đáp số : 60,5 dm2 (0,25đ)
- Chữ kí Giám KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Năm học: 2020 – 2021 thị Môn: Tiếng Việt - Thời gian: 70 phút 1/ Họ và tên: Lớp: 5 . 2/ Trường TH số I Tịnh Thọ . Chữ kí giám Điểm Điểm chung Nhận xét khảo 1 Điểm đọc: 2 Điểm viết: I. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm) Đọc thầm đoạn văn sau, trả lời các câu hỏi và làm bài tập: NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG Cuộc thi chạy hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy. Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị , rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng.Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh. Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi. Câu 1. (1đ) Cuộc thi chạy hàng năm ở thành phố tác giả thường tổ chức vào mùa nào? ( Mức 1) A .Mùa xuân B. Mùa hè C. Mùa thu D. Mùa đông Câu 2 : (1đ) Nhiệm vụ của nhân vật “tôi” trong bài là: ( mức 1) A. Đi thi chạy. B. Đi diễu hành. C. Đi cổ vũ. D. Chăm sóc y tế cho vận động viên.
- Câu 3 : (0,5đ) “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua có đặc điểm gì? ( mức 1) A. Là một em bé . B . Là một cụ già . C .Là một người phụ nữ có đôi chân tật nguyền. D. Là một người đàn ông mập mạp. Câu 4: (0,5đ) Nội dung chính của câu chuyện là: ( mức 1) A. Ca ngợi người phụ nữ đã vượt qua được khó khăn vất vả giành chiến thắng trong cuộc thi. B. Ca ngợi người phụ nữ có đôi chân tật nguyền có nghị lực và ý chí đã giành chiến thắng trong cuộc thi chạy. C. Ca ngợi tinh thần chịu thương, chịu khó của người phụ nữ. D. Ca ngợi sự khéo léo của người phụ nữ. Câu 5: (0,5đ) Mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tác giả lại nghĩ đến ai? (Mức 2) Trả lời: Câu 6: (0,5đ) Em rút ra bài học gì khi đọc xong bài văn trên ? (mức 4) Trả lời: Câu 7(1đ) Từ đồng nghĩa với từ “kiên trì”? (mức 2) A. nhẫn nại B. chán nản C. dũng cảm D. hậu đậu Câu 8: (0,5đ) Viết 2 từ láy có trong bài văn trên (mức 2) Câu 9: (0,5đ) Viết thêm một vế câu thích hợp vào chỗ trống để tạo thành câu ghép.(mức3 Do người phụ nữ quyết tâm vượt khó nên Câu 10: (0,5đ) Tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. (mức 3) Phân tích cấu tạo câu văn trên và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép .
- Chữ kí Giám thị KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Năm học: 2020 – 2021 1/ Môn: Tiếng Việt Thời gian: 40 phút 2/ Họ và tên: Lớp: 5 . Trường TH số I Tịnh Thọ . Chữ kí Điểm Bằng chữ Lời phê của giáo viên giám khảo 1/ 2/ 1. Chính tả nghe – viết (2 điểm) (20 phút) Mùa thu trong trẻo Mùa thu đến thật trong trẻo dịu dàng. Nó chẳng ồn ã, sôi động như những ngày hè nóng nực. Phải chịu khó để ý thì thấy mùa thu về rất rõ. Ấy là khi bầu trời tự nhiên cao bồng lên và xanh trong. Một màu xanh trứng sáo ngọt ngào êm dịu. Vắng hẳn những đám mây đen thường ùn ùn kéo lên từ phía chân trời mỗi buổi chiều oi bức là vì thế, những trận mưa ào ạt như trút nước cũng thưa đi. Con sông chảy qua đầu làng Thanh thôi sủi bọt đục ngầu. 2. Tập làm văn (8 điểm) (30 phút) Em hãy tả lại một đồ vật mà em yêu thích.
- Đáp án - Phần đọc thầm và làm bài tập: ( 7 điểm) Các câu 1,2,7 đúng mỗi câu được 01 điểm Câu 1 : B Câu 2 : D Câu 3 : C Câu 4 : B Câu 7: A Câu 5 : ( 0,5 điểm) Tác giả nghĩ đến người phụ nữ có đôi chân tật nguyền đã chiến thắng cuộc thi . ( Trả lời khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa) Câu 6: ( 1 điểm) Bài học rút ra là cần phải quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để chiến thắng bản thân, có như vậy mọi công việc sẽ đạt kết quả tốt đẹp. . ( Trả lời khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa) Câu 8 : ( 0, 5 điểm) Tìm đúng 2 trong các từ sau: chật vật, quả quyết, ầm ĩ, chầm chậm, phấp phới, nhẹ nhàng. Câu 9: Viết thêm được một vế câu thích hợp vào chỗ trống để tạo thành câu ghép được 1 điểm. Do người phụ nữ quyết tâm vượt khó nên chị đã chiến thắng trong cuộc thi chạy. ( Trả lời khác nhưng thích hợp vẫn cho điểm tối đa) Câu 10: ( 1 điểm : Phân tích đúng: 0,5 điểm và trả lời đúng 0,5 điểm) Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như TN không thể làm được, tôi / lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. CN VN Đây là câu đơn. II- Phần kiểm tra viết: 10 điểm. 1- Chính tả : 2 điểm – Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểm chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 1 điểm. – Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. 2- Tập làm văn : 8 điểm IIPhần viết 1. Chính tả (2 điểm) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đều, đẹp, đúng mẫu chữ quy định, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) trừ 0,2 điểm.). 2. Tập làm văn (8 điểm) *. Yêu cầu cần đạt:
- - Viết được bài văn tả đồ vật (đúng chủ đề) - Độ dài bài viết khoảng 10-15 câu. - Bố cục rõ ràng, cân đối, chặt chẽ. - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. - Chữ viết rõ ràng; trình bày bài viết sạch, đẹp. - Bài viết thể hiện cảm xúc. Tùy mức độ mà giáo viên ghi điểm.