Giáo án Kĩ thuật 5 (Chân trời sáng tạo) - Bài 9: Sử dụng điện thoại

docx 4 trang Hoài Anh 25/05/2022 14340
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kĩ thuật 5 (Chân trời sáng tạo) - Bài 9: Sử dụng điện thoại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ki_thuat_5_chan_troi_sang_tao_bai_9_su_dung_dien_tho.docx

Nội dung text: Giáo án Kĩ thuật 5 (Chân trời sáng tạo) - Bài 9: Sử dụng điện thoại

  1. BÀI 9: SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI (2 tiết) I. MỤC TIÊU. Trình bày được tác dụng của điện thoại, nhận biết các biểu tượng cơ bản và chức năng hoạt động của điện thoại. Thực hiện được cuộc gọi tới của người thân và các số khẩn cấp khi cần thiết. Sử dụng đúng cách, an toàn tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp. Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được để sử dụng điện thoại trong đời sống hằng ngày. Nhận ra được ý nghĩa giao tiếp trao đổi thông tin qua điện thoại. Thu nhận, xử lí được thông tin qua điện thoại những vấn để đơn giản II. CHUẨN BỊ Một số loại điện thoại (Di động, cố định). Tranh ảnh các loại điện thoại, tình huống. Quan sát điện thoại của gia đình, người thân(ông bà, bố mẹ, ) Nhớ được số của người thân. Tìm hiểu trước một số tính năng của điện thoại. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC: Tiết 1 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động 1: Khởi động tạo tâm thế tìm hiểu cách sử dụng điện thoại. - Giáo viên nêu tình huống: Ông bà Nam ở - Học đưa ra cách giải quyết tình huống trên một cách hiệu quả nhất đó là sử dụng điện dưới quê hai ba tháng bố mẹ mới đưa Nam về thoại. thăm ông bà một lần. Cuối năm học Nam đạt học sinh giỏi nhưng Nam không biết làm cách nào để báo tin vui cho ông bà. Theo em có cách nào để Nam có thể kể cho ông bà biết về thành tích học tập của Nam? - Giáo viên dẫn dắt, gợi ý để học sinh đưa ra ý - Học sinh lắng nghe, nêu ý tưởng và suy nghĩ tưởng, cách thức để Nam liên lạc với ông bà về điện thoại . nhanh nhất chính là sử dụng điện thoại để liên lạc.
  2. - GV nêu câu hỏi: Các em có biết các tính - Học sinh nêu ý kiến. năng của điện thoại, cách sử nó như thế nào cho hiệu quả? 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về tác dụng và bộ phận của điện thoại. - Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm đôi. + Nhiệm vụ 1: Hãy thảo luận và liệt kê những - Học sinh thảo luận nhóm đôi tác dụng của điện thoại mà em biết. - Đại diện các nhóm trình bày - Giáo viên chốt lại. - Các nhóm khác bổ sung. + Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về các bộ phận cơ bản của điện thoại. - Giáo tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 4. - Giáo viến phát cho mỗi nhóm một số tranh - Học sinh quan sát tranh, thảo luận ảnh một loại điện thoại và yêu cầu học sinh và thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của giáo thảo luận nêu tên các bộ phận cơ bản của điện viên. thoại. - Học sinh trình bày kết quả - Các nhóm khác bổ sung. PHIẾU HỌC TẬP Em hãy nêu các bộ phận cơ bản của điện thoại? - Giáo viên chốt lại: 3.Hoạt động 3: Tìm hiểu các biểu tượng và các chức năng hoạt động của điện thoại. * Giáo viên tổ chức thảo luận nhóm 4 - Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi. - Học sinh đại diện trả lời. + Trước khi gọi điện thoại di động em cần làm gì? + Để tìm được số điện thoại em cần vào biểu tượng nào? + Để thực hiện cuộc gọi thì cần bấm vào biểu tượng nào trên điện thoại? + Để gọi được số điện thoại gần nhất em nhấn vào biểu tượng nào? + Sau khi gọi điện xong em nhấn vào biểu tượng nào để kết thúc cuộc gọi? - Giáo viên nhận xét, chốt lại.
  3. * Phiếu học tập (trong tài liệu tham khảo trang 40) Tiết 2 Hoạt động 4: Các tình huống khẩn cấp cần sử dụng điện thoại Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giáo viên yêu cầu học sinh ghi nhanh số điện của - HS ghi số điện thoại vào giấy. người thân mà em nhớ vào giấy. - GV kiểm tra và nhận xét. - HS lắng nghe - Hỏi: + Tại sao chúng ta nên nhớ ít nhất 1 số điện thoại của - HS trả lời, nhận xét, bổ sung người thân trong gia đình? + Tại sao em không nhớ số điện thoại nào của người thân trong gia đình? + Các em có biết số điện thoại nào không phải của người thân nhưng chúng ta cũng cần phải nhớ không? - GV nhận xét - HS lắng nghe - GV cho hs xem hình ảnh các số điện thoại khẩn cấp - HS quan sát, nêu nhận xét - Gọi hs nêu tình huống gọi đến số điện thoại khẩn cấp ( hoặc ngược lại) - HS nêu, nhận xét - GV nhận xết, kết luận, GDHS - HS lắng nghe Hoạt động 5: Thực hành gọi điện thoại Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giáo viên tổ chức chia nhóm “Đóng vai” - HS về nhóm - GV nêu luật chơi
  4. Trong khi hai nhóm đóng vai, các nhóm còn lại - HS lắng nghe ghi lại lời thoại để nhận xét - GV tổ chức chơi - HS thực hiện chơi, theo dõi - Gọi hs tự nhận xét, các nhóm khác nhận xét - HS nhận xét, bổ sung góp ý - GV nhận xét, kết luận: cách xử lý, cách gọi, - HS lắng nghe cách trả lời; khi gọi tình huống khẩn cấp Hoạt động 6: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để sử dụng điện thoại tiết kiệm, an toàn, hiệu quả Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giáo viên cho HS suy nghĩ, thảo luận để xử lí - HS lắng nghe, thảo luận và trả lời tình 1 số tình huống giả định về cách sử dụng điện huống theo hiểu biết của mình thoại tiết kiệm, an toàn, hiệu quả: + Tình huống 1: + Tình huống 2: + Tình huống 3: - GV nhận xét, tổng kết lại những nội dung cần - HS lắng nghe. ghi nhớ để vận dụng vào cuộc sống. - GV yêu cầu HS về nhà cùng bố mẹ, thực - HS về nhà thực hành sử dụng điện thoại hành các tình huống sử dụng điện thoại. sao cho an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp với quy tắc giao tiếp.