Đề kiểm tra giữa kì 1 Giáo dục công dân Lớp 9 - Đề 2 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 5 trang Hàn Vy 02/03/2023 3860
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì 1 Giáo dục công dân Lớp 9 - Đề 2 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_1_giao_duc_cong_dan_lop_9_de_2_nam_hoc_2.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì 1 Giáo dục công dân Lớp 9 - Đề 2 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I-ĐỀ 2 NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: GDCD 8 Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1. Vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng; lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần dệt Quế Võ và chi nhánh hỗ trợ phát triển Bắc Ninh nói lên điều gì? A. Sống không trong sạch, giả dối. B. Sống thực dụng. C. Sống tiết kiệm. D. Sống vô cảm. Câu 2. Hành vi nào sau đây thể hiện rõ nhất sự KHÔNG tôn trọng lẽ phải? A. Không chặt rừng. B. Không dung túng cho kẻ giết người. C. Không đánh nhau với bạn. D. Không phê phán những việc làm sai trái. Câu 3. Điền vào dấu hoàn thành câu sau: “ là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.” A. Công bằng. B. Liêm khiết. C. Lẽ phải. D. Khiêm tốn. Câu 4. Những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội được gọi là: A. Lẽ phải. B. Khiêm tốn. C. Công bằng. D. Trung thực. Câu 5. Đáp án nào sau đây không phải ý nghĩa của sống liêm khiết? A. Làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn. B. Nhận được sự quý trọng, tin cậy từ mọi người. C. Giúp con người có khoảng cách với nhau D. Giúp con người cảm thấy thanh thản. Câu 6. Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của tôn trọng lẽ phải? A. Trồng cây để bảo vệ môi trường. B. Không ủng hộ người nghèo. C. Không nhường ghế cho người già trên xe bus.
  2. D. Chỉ cần đội mũ bảo hiểm khi nhìn thấy cảnh sát giao thông. Câu 7. Tôn trọng người khác được thể hiện thông qua: A. Lời nói và hành động. B. Cử chỉ, lời nói, hành động. C. Cử chỉ và hành động. D. Cử chỉ và lời nói. Câu 8. Theo em, hành vi nào sau đây KHÔNG phải việc học sinh cần làm để giữ chữ tín? A. Làm tốt chức trách, nhiệm vụ của mình. B. Làm việc qua loa, đại khái, không làm tròn trách nhiệm của mình. C. Học tập và noi gương những người giữ chữ tín. D. Phân biệt được đâu là hành vi giữ chữ tín, đâu là hành vi không giữ chữ tín. Câu 9. Theo em, đức tính nào sau đây KHÔNG được áp dụng để trở thành người liêm khiết? A. Khoan dung. B. Trung thực, siêng năng kiên trì. C. Tôn trọng kỉ luật, tự trọng, sống giản dị. D. Sống tham lam, ích kỉ, nhỏ nhen. Câu 10. Câu tục ngữ: “Nhất tự vi sư bán tự vi sư” nói lên điều gì? A. Lòng trung thành đối với thầy giáo. B. Lòng vị tha đối với thầy giáo. C. Lòng tôn trọng đối với thầy giáo. D. Lòng tự trọng đối với thầy giáo. Câu 11. Hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải? A. Tránh tham gia vào những công việc không liên quan đến mình. B. Gió chiều nào che chiều ấy, cố gắng không làm mất lòng ai. C. Chỉ làm những việc mình thích. D.Lắng nghe ý kiến của mọi người, nhưng sẵn sàng tranh luận với họ để tìm ra lẽ phải. Câu 12. Hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng người khác? A.Đi nhẹ, nói khẽ khi vào bệnh viện. B.Mở đài to khi đã quá khuya. C. Làm theo sở thích của mình không cần biết đến mọi người xung quanh. D. Nói chuyện riêng, làm việc riêng và đùa nghịch trong giờ học. Câu 13. Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau được gọi là gì? A. Giữ chữ tín. B. Liêm khiết. C. Công bằng. D. Tôn trọng lẽ phải. Câu 14. A ăn trộm tiền đóng học của B và bị em phát hiện, biết em phát hiện,
  3. A bèn nói: Tớ sẽ cho cậu một nửa số tiền tớ lấy được nhưng cậu phải giữ bí mật. Trong tình huống này, em nên làm như thế nào? A. Mặc kệ vì không liên quan đến mình. B.Đe doạ A bắt A phải đưa hết số tiền cho mình. C. Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết. D. Lấy số tiền mà A cho và im lặng. Câu 15. Hút thuốc lá và hà hơi vào mặt người khác, đặc biệt là phụ nữ có thai và trẻ em thể hiện hành vi nào sau đây? A. Không tôn trọng người khác. B. Coi thường người khác. C.Xỉ nhục người khác. D. Tôn trọng người khác. Câu 16. Công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những việc sai trái được gọi là? A. Khiêm tốn. B. Tiết kiệm. C. Tôn trọng lẽ phải. D. Lẽ phải. Câu 17. Hành vi nào sau đây là biểu hiện của đức tính liêm khiết? A. Làm giàu bằng tài năng và sức lực của chính bản thân mình. B. Lấy tài sản của tập thể về làm tài sản riêng. C. Sẵn sàng dùng tiền bạc để biếu xén. D. Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích. Câu 18. Vào lúc 12 giờ đêm nhà hàng xóm vẫn bật nhạc hát karaoke. Nếu là em, trong tình huống này em sẽ làm gì? A. Bật nhạc to để nhà hàng xóm nghe thấy. B. Sang nhà hàng xóm khuyên họ tắt máy vì đêm đã khuya nên để mọi người ngủ. C. Mặc kệ. D. Sang cãi nhau với nhà hàng xóm. Câu 19. Quan điểm nào sau đây KHÔNG phải ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải? A. Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển. B. Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội. C. Mang lại lợi ích cho bản thân mình. D. Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp. Câu 20. Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về liêm khiết? A. Chỉ làm việc gì khi thấy có lợi. B. Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn. C. Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích.
  4. D. Sẵn sàng dùng tiền bạc, quà cáp biếu xén nhằm đạt được mục đích của mình. Câu 21. Biểu hiện của không giữ chữ tín là A. Hứa suông. B. Không buôn bán hàng giả để thu lợi nhuận cao. C. Thực hiện bằng được dù khó khăn đến đâu. D. Nói đi đôi với làm. Câu 22. Hành vi nào sau đây thể hiện giữ chữ tín? A. Hứa giúp đỡ bạn để bạn tiến bộ trong học tập nhưng lại đưa sách cho bạn chép. B. Hứa trả sách đúng hẹn nhưng 2 ngày sau mới trả. C. Không buôn bán mặt hàng kém chất lượng mặc dù lợi nhuận cao. D. Có khuyết điểm thì cần phải sửa chữa, không được tái phạm. Câu 23. Vào đợt lợn bị dịch tả Châu Phi, người dân mua thịt lợn ít dần. Biết được điều đó, bà A mở cửa hàng thịt lợn sạch nhưng thực tế vẫn lấy thịt lợn ốm, bị bệnh để bán nhằm thu lợi nhuận cao. Hành vi đó của bà A thể hiện điều gì? A. Bà A coi thường người khác. B. Bà A giữ chữ tín. C. Bà không tôn trọng người khác. D. Bà A không giữ chữ tín. Câu 24. Bà P mở cửa hàng bán rau sạch bà quan niệm rằng mặc dù lãi ít nhưng bà thấy vui vì cung cấp rau sạch là niềm vui cho mọi người, bảo vệ sức khoẻ mọi người. Nhiều lần bà C ngỏ lời bảo bà P nhập thêm rau Trung Quốc cho rẻ, mã đẹp và thu lợi nhuận cao nhưng bà nhất quyết không đồng ý. Việc làm đó của bà P thể hiện điều gì? A. Bà P là người giữ chữ tín. B. Bà P là người giữ lời hứa. C. Bà P là người tốt bụng. D. Bà P là người thật thà. Câu 25. Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về tôn trọng lẽ phải? A. Chỉ những người có chức quyền mới cần làm những việc tôn trọng lẽ phải. B. Sống tôn trọng lẽ phải chỉ thiệt thòi cho bản thân và gia đình. C. Học sinh còn nhỏ tuổi không cần rèn luyện tôn trọng người khác. D. Tôn trọng lẽ phải là một phẩm chất tốt đẹp cần có của mỗi người. Câu 26. Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” nói về đức tính nào? A. Đức tính liêm khiết. B. Đức tính trung thực. C. Đức tính cần cù. D. Đức tính khiêm tốn. Câu 27. Người tôn trọng lẽ phải là người A. gió chiều nào, xoay chiều ấy.
  5. B. ích kỷ, hẹp hòi. C. chấp nhận làm những điều sai trái để đem lại lợi ích. D. biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực. Câu 28. Hành vi nào sau đây KHÔNG phải là biểu hiện của liêm khiết? A. Giám đốc nhận phong bì của nhân viên. B. Giáo viên không nhận phong bì của học sinh và phụ huynh. C. Công an từ chối nhận phong bì của người vi phạm. D. Bác sĩ không nhận phong bì của bệnh nhân. Câu 29. Ý nào sau đây KHÔNG phải ý nghĩa của giữ chữ tín? A. Giúp mọi người đoàn kết. B. Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình. C.Để mọi người có thể lợi dụng lẫn nhau. D. Giúp mọi người dễ dàng hợp tác với nhau. Câu 30. Trên đường đi học, P nhặt được chiếc ví trong đó có các giấy tờ tuỳ thân và 5 triệu đồng, P đã mang chiếc ví đó đến đồn công an để trả lại người đã mất. Việc làm đó của P thể hiện điều gì? A. P là người giả tạo. B. P là người liêm khiết, tốt bụng. C. P là người tiết kiệm. D. P là người vô cảm. ĐÁP ÁN Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án 1 A 11 D 21 A 2 D 12 A 22 C 3 B 13 A 23 D 4 A 14 C 24 A 5 C 15 A 25 D 6 A 16 C 26 A 7 B 17 A 27 D 8 B 18 B 28 A 9 D 19 C 29 C 10 C 20 B 30 B