Đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTNT THCS và THPT huyện Đăkr'Lấp

docx 5 trang thaodu 2610
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTNT THCS và THPT huyện Đăkr'Lấp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_nam_hoc_201.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTNT THCS và THPT huyện Đăkr'Lấp

  1. TRƯỜNG PTDTNT THCS’&THPT HUYỆN ĐĂKR’LẤP KIỂM TRA HỌC KÌ I. Năm học 2019 Họ và tên: Môn GDCD 9 Thời gian: 45 phút( không kể giao đề) ( Học sinh làm bài trực tiếp vào đề thi) ĐIỂM Nhận xét của giáo viên A. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (6 điểm) * Khoanh tròn vào chữ cái A,B,C, hoặc D của ý mà em cho là đúng. (mỗi câu 0.25điểm) Câu 1 Những biểu hiện nào dưới đây thể hiện rõ tính tự chủ A. Luôn làm theo số đông. B. Không bị người khác làm ảnh hưởng, luôn hành động theo ý mình. C. Luôn tự nhắc mình, xem hết bộ phim hay sẽ làm bài tập. D. Từ chối lời rủ đi chơi của bạn thân để làm cho xong bài tập. Câu 2 Ý kiến nào dưới đây thể hiện lòng yêu hoà bình? A. Chiều theo ý muốn của người khác sẽ tránh được mâu thuẫn. B. Mâu thuẫn nào cũng có thể thương lượng để giải quyết. C. Sống khép mình mới tránh được xung đột. D. Chỉ cần thân thiện với những người có quan hệ mật thiết với mình. Câu 3 Em hãy chọn hai trong những cụm từ: vào đoạn sau sao cho đúng với nội dung bài đã học: Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, , lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.Hợp tác phải dựa trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi và không làm phương hại đến A. tương trợ nhau trong mọi công việc, lợi ích chung của mọi người B. hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lợi ích của những người khác C. hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lợi ích chung của mọi người D. tương trợ nhau trong mọi công việc, lợi ích của những người khác Câu 4 : Hành vi nào sau đây không thể hiện lòng yêu hòa bình trong cuộc sống hàng ngày? A. Dùng vũ lực giải quyết mâu thuẫn. B. Giao lưu với thanh thiếu niên quốc tế. C. Học hỏi những điều hay của người khác D. Biết lắng nghe người khác Câu 5 Em tán thành quan điểm nào sau đây về khả năng sáng tạo của con người? A. Học sinh còn nhỏ chưa thể sáng tạo được. B. Năng động, sáng tạo là phẩm chất riêng của các thiên tài. C. Chỉ trong nghiên cứu khoa học mới cần đến sáng tạo. D. Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có của tất cả mọi người. Câu 6 Theo em, biểu hiện nào sau đây không thể hiện tính tự chủ ? A. Bình tĩnh, tự tin trong mọi việc. B. Không chịu được ý kiến phê bình của người khác. C. Luôn cố gắng ôn tồn, nhã nhặn trong giao tiếp. D. Lễ độ, lịch sự, đúng mực trong mọi hoàn cảnh. Câu 7: Hòa bình là khát vọng của A. người dân. B. Nhà nước. C. toàn nhân loại. C. trẻ em.
  2. Câu 8: Những hoạt động gìn giữ cuộc sống bình yên, dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết xung đột mâu thuẫn giữa các quốc gia được gọi là hoạt động A. bảo vệ đất nước. B. bảo vệ hòa bình C. chính trị - xã hội. D. ngoại giao. Câu 9: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? A. Bao vây, cấm vận nước khác . B. Chạy đua vũ trang C. Ủng hộ, chia sẻ các dân tộc bị thiên tai. D. Tấn công nước khác. Câu 10: Hành động nào sau đây phá hoại tình hữu nghị giữa các dân tộc? A. Bình đẳng, cùng có lợi. B. Không can thiệp việc nội bộ. C. Dùng thương lượng để giải quyết xung đột. D. Dùng vũ lực và đe dọa vũ lực. Câu 11: Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện chính sách hòa bình hữu nghị với các dân tộc và quốc gia A. đang phát triển. B. trong khối ASEAN. C. trong khu vực và trên thế giới. D. theo con đường xã hội chủ nghĩa. Câu 12: Để giải quyết được những vấn đề toàn cầu thì hợp tác là một trong những yêu cầu A. quan trọng và tất yếu. B. không bắt buộc. C. không quan trọng. D. không có tinh cấp thiết Câu 13: Ý kiến nào nói về việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Những tập quán tốt đẹp là truyền thống B. Tất cả phong tục, tập quán đều là truyền thống tốt đẹp của dân tộc C. Các làn điệu dân ca là di sản văn hóa chứ không phải truyền thống của dân tộc D. Chúc tết ông bà, cha mẹ biểu hiện giữ gìn truyền thống dân tộc Câu 14: Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc cần phải được A. cải tạo thay thế và biến đổi. B. đưa vào các viện bảo tàng. C. kế thừa, nâng niu và phát triển. D. bảo tồn nguyên vẹn. Câu 15: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là giữ gìn A. bản sắc dân tộc Việt Nam. B. lối sống của cha ông. C. mọi tập tục ngày xưa. D. những thói quen xưa cũ. Câu 16: Câu ca dao sau nói lên phẩm chất gì? “ Trống chùa ai vỗ thùng thùng Của công ai khéo vẫy vùng nên riêng” A.Chí công vô tư B. Tự chủ C. Không tự chủ D. Không chí công vô tư Câu 17: Câu tục ngữ sau nói lên đức tính gì?“ Ăn đói qua ngày, ăn vay nên nợ” A. Kỉ luật B. Chí công vô tư C. Dân chủ D. Tự chủ Câu 18: Câu ca dao sau đây thể hiện đức tính gì? Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân A. Tự chủ B. Chí công vô tư C. Đoàn kết D. Hiếu thảo. Câu 19: Việc làm nào sau đây thể hiện tính dân chủ? A. Đi dự sinh nhật bạn. B. Bàn bạc ý kiến để xây dựng lớp. C. Đi đường đúng quy định D. Chạy xe quá tốc độ Câu 20: Hành vi nào sao đây thể hiện phẩm chất chí công vô tư? A. Là lớp trưởng, Quân thường bỏ qua khuyết điểm cho những bạn chơi thân với mình. B. Trong đợt bình xét thi đua cuối năm, Lan cho rằng chỉ nên bầu những bạn có đủ tiêu chuẩn. C. Là cán bộ lãnh đạo nhà máy, ông Lợi cho rằng chỉ nên đề bạt những người luôn ủng hộ mình. D. Mai không muốn tham gia các hoạt động tập thể vì sợ ảnh hưởng đến học tập của mình.
  3. Câu 21: Việc làm nào sau đây không thể hiện tính dân chủ? A. Trường tổ chức cho hs học tập nội quy, học sinh được thảo luận và thống nhất thực hiện. B. Nam đến trường dự sinh hoạt đoàn theo kế hoạch C. Ông Bính-tổ trưởng tổ dân phố-quyết định mỗi gia đình nộp 5000 để làm quỹ. D. Thầy chủ nhiệm giao cho Hùng điều khiển buổi sinh hoạt, các bạn tích cực đóng góp ý kiến. Câu 22: Người luôn tích cực , chủ động, dám nghĩ, dám làm là người . A. Năng động B. Nhanh nhẹn C. Chăm chỉ D. Tiết kiệm Câu 23. Người chí công vô tư là người A. Luôn cố gắng phấn đấu vươn lên bằng tài năng sức lực trí tuệ để làm giàu cho bản thân mình B. Luôn đặt lợi ích cá nhân trên lợi ích cộng đồng C. Luôn im lặng trước các hành động vụ lợi, cá nhân D. Luôn giải quyết công việc theo lẽ phải, công bằng xuất phát từ lợi ích chung Câu 24: Hãy kết nối một ô ở cột bên trái (A) với một ô ở cột bên phải (B) sao cho đúng: A B a/ Là lớp trưởng Hoa luôn luôn tôn trọng bạn bè trong các cuộc họp 1. Tự chủ lớp. b/ Thành không theo lời rủ rê chích hút ma tuý. 2. Dân chủ và kỷ luật. c/ Trong giờ sinh hoạt lớp, Nam xung phong phát biểu, góp ý kiến 3. Chí công vô tư vào kế hoạch hoạt động của lớp. d/ Là bạn thân nhưng Hoàng vẫn phê bình Hoa không trung thực 4. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp trong giờ kiểm tra. của dân tộc. đ/ Dũng chỉ không học bài buổi tối những hôm có phim hay e/ Ngoài giờ học, Linh còn tìm đọc thêm sách để biết nhiều hơn về lịch sử dân tộc 1 nối với 2 nối với 3 nối với 4 nối với II. TỰ LUẬN (4 điểm) Câu 1: (1 điểm) Tính năng động, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hiện nay? Câu 2 (1 điểm) Giải thích vì sao chúng ta cần bảo vệ hòa bình? Câu 3 (2 điểm): Cuối năm học, Dũng bàn: Muốn ôn thi đỡ vất vả, cần chia ra mỗi người làm đáp án một môn, rồi mang đến trao đổi với nhau. Làm như vậy, khi cô giáo kiểm tra, ai cũng đủ đáp án. Nghe vậy, nhiều bạn khen đó là cách làm hay, vừa năng suất, vừa có chất lượng mà lại nhàn thân. Em có tán thành cách làm đó không? Vì sao? BÀI LÀM