Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Công nghệ Khối 8 - Năm học 2021-2022
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Công nghệ Khối 8 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_ki_1_mon_cong_nghe_khoi_8_nam_hoc_2021_2022.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Công nghệ Khối 8 - Năm học 2021-2022
- Trường Tổ KIỂM TRA GIỮA KÌ I - MÔN CÔNG NGHỆ - KHỐI 8 NĂM HỌC: 2021-2022 I. MỤC TIÊU: - Đáp ứng được các kiến thức, kĩ năng trong chương trình từ bài 1 đến bài 15 môn Công nghệ 8. - Rèn luyện tư duy tưởng tượng không gian về vẽ kĩ thuật, khơi dậy khả năng ham thích học vẽ kĩ thuật của HS. - Đánh giá đúng năng lực HS, để điều chỉnh kế hoạch bài dạy của GV, năng lực tự học của HS cho phù hợp. II. MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ *Ma trận - Thời gian làm bài: 60 phút - Trắc nghiệm khách quan 40 câu: 10 điểm Số câu hỏi theo mức độ nhận Tổng số Tổng điểm thức câu TT Đơn vị kiến thức, kĩ năng VD NB TH VD TN TL TN TL cao 1 Bài 1:. Khái niệm bản vẽ kĩ 1 1 2 0,5 thuật; vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong đời sống và sản xuất. 2 Bài 2 + 3 2 3 5 1.25 Hình chiếu của vật thể-TH Hình chiếu 3 Bài 4-5: Bản vẽ các khối đa 2 3 1 2 8 2,0 diện-TH đọc bãn vẽ khối đa diện 4 Bài 6-7: Bản vẽ các khối 5 5 1,25 tròn xoay- TH đọc bãn vẽ khối tròn xoay 5 Bài 8: Hình Cắt 2 2 0,5 6 Bài 9: Bản vẽ chi tiết 3 3 0,75
- 7 Bài 11- 12: Biểu diễn ren- 3 2 5 1,25 TH đọc bản vẽ có ren 8 1 3 4 1,0 Bài 13: Bản vẽ lắp 9 Bài 15: Bản vẽ nhà 3 1 2 6 1,5 Tổng Số Câu 16 12 8 4 40 10 Tổng điểm *BẢN ĐĂC TẢ Số câu hỏi theo mức độ nhận Đơn vị kiến thức TT Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần kiểm thức, kĩ năng tra, đánh giá VD NB TH VD cao 1 Bài 1:. Khái Nhận biết 1 1 niệm bản vẽ -Trình bày được khái niệm và tầm quan kĩ thuật; vai trọng của bản vẽ kĩ thuật, kể được các trò của bản vẽ ứng dụng của bản vẽ kĩ thuật trong đời kĩ thuật trong sống và thực tế sản xuất. đời sống và sản xuất. Vận dụng Liên hệ được với thực tế về ứng dụng của bản vẽ kĩ thuật 2 Bài 2 + 3 2 3 Nhận biết Hình chiếu - Nhận biết vị trí các hình chiếu của vật của vật thể- thể trên bản vẽ kĩ thuật. TH Hình chiếu Thông hiểu - Biểu diễn được hình chiếu trên bản vẽ, hình dung được hình dạng của vật thể.
- - Mô tả được việc thay đổi hướng chiếu khi vẽ hình chiếu, hình chiếu các mặt, các cạnh của vật thể. - Phân tích được các phép chiếu, các mặt phẳng chiếu, các hình chiếu, các cách biểu diễn hình chiếu cơ bản trên bản vẽ kĩ thuật. - Phân tích được hai hình chiếu để vẽ hình chiếu thứ 3. - Nâng cao kĩ năng phân tích vật thể và xác định đúng vị trí hình chiếu của vật thể. Thông hiểu 2 3 1 2 - Trình bày được khái niệm khối hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều và hình chóp đều 3 Bài 4-5: Bản Vận dụng vẽ các khối đa diện-TH - Biểu diễn được hình chiếu của các khối đọc bãn vẽ đa diện với các kí hiệu kích thước cơ bản khối đa diện trên mặt phẳng chiếu. - Rèn luyện kĩ năng vẽ, đọc chính xác các hình chiếu của các khối đa diện. Nhận biết 5 - Trình bày được khái niệm về khối tròn xoay. - Nhận dạng được các hình chiếu của khối tròn xoay để đọc được bản vẽ các khối tròn xoay qua ví dụ SGK. 4 Bài 6-7: Bản - Phân tích được vật thể có dạng hình trụ, vẽ các khối hình nón và hình cầu. tròn xoay-TH - Áp dụng kiến thức đã học về phép đọc bãn vẽ chiếu vuông góc để vẽ được hình chiếu khối tròn của các khối tròn xoay trên bản vẽ kĩ xoay thuật.
- Nhận biết 2 - Trình bày được khái niệm và công dụng của hình cắt trong thiết kế. 5 Bài 8: Hình Cắt - Từ quan sát mô hình và hình vẽ của ống lót, hình thành khái niệm về hình cắt, biểu diễn hình cắt. -Vẽ được hình cắt từ vật thể đơn giản -Nhận biết kí hiệu gạch gạch khi vẽ hình cắt. 6 Bài 9: Bản vẽ Nhận biết: 3 chi tiết Trình bày được nội dung, công dụng bản vẽ chi tiết và các bước đọc bản vẽ chi tiết Thông hiểu 3 2 - Trình bày được nội dung bản vẽ chi tiết có ren ; các bước đọc bản vẽ chi tiết có 7 Bài 11- 12: ren. Biểu diễn ren-TH đọc Vận dụng bản vẽ chi tiết - Đọc và mô tả được chi tiết có ren trên có ren bản vẽ kĩ thuật. Phân tích được kiểu ren qua kí hiệu. Nhận biết 1 3 - Sử dụng đúng tiêu chuẩn về vật liệu và dụng cụ vẽ. Biết công dụng bản vẽ lắp 8 Bài 13: Bản Vận dụng vẽ lắp - Phân tích được nội dung bản vẽ lắp đơn giản. - Đọc được bản vẽ lắp Thông hiểu 3 1 2 - Phân tích được nội dung, ứng dụng Bài 15: Bản thực tế của bản vẽ nhà. 9 vẽ nhà - Đọc bản vẽ nhà theo đúng trình tự nhất định.
- Vận dụng Phân tích và đọc được kích thước các bộ phận trên bản vẽ nhà ĐỀ Hãy chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Bản vẽ kĩ thuật trình bày các thông tin kĩ thuật dưới dạng:( 1-B) A. Hình vẽ và các cử chỉ chung B. Ký hiệu và các cử chỉ chung C. Tiếng nói và các cử chỉ dưới dạng ký hiệu D. Hình vẽ và kí hiệu theo quy tắc thống nhất Câu 2: Bản vẽ thiết kế các máy công cụ thuộc loại bản vẽ dùng trong lĩnh vực nào? (1 – VDT) A. Bản vẽ nông nghiệp B. Bản vẽ cơ khí C. Bản vẽ xây dựng D. Bản vẽ giao thông Câu 3: Khi chiếu một vật thể lên một mặt phẳng, hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là:(2,3-B) A. hình chiếu B. vật chiếu C. mặt phẳng chiếu D. vật thể Câu 4: Mặt chính diện gọi là : (2,3 B) A. Mặt phẳng chiếu đứng B. Mặt phẳng chiếu bằng C. Mặt phẳng chiếu cạnh D. Hình chiếu Câu 5: Hình chiếu cạnh có hướng chiếu (2,3-H) A. từ trước tới B. từ trên xuống C. từ trái sang D. từ phải sang Câu 6:Trên bản vẽ kĩ thuật, vị trí của hình chiếu bằng là: (2,3-H) A. Ở trên hình chiếu đứng B. Ở trên hình chiếu cạnh C. Ở dưới hình chiếu đứng D. Ở dưới hình chiếu cạnh Câu 7: Người ta sử dụng phép chiếu nào để vẽ các hình chiếu vuông góc trên mặt phẳng chiếu ( 2,3-H) A. Phép chiếu xuyên tâm B. Phép chiếu vuông góc C. Phép chiếu song song D. Phép chiếu tổng hợp
- Câu 8: Hình hộp chữ nhật được bao bởi ( 4,5-B) A. 8 hình chữ nhật. B. 7 hình chữ nhật. C. 6 hình chữ nhật. D. 4 hình chữ nhật. Câu 9: : Khối đa diện được bao bởi các hình: (4,5 B) A. chữ nhật. B. tam giác. C. đa giác phẳng. D. hình vuông. Câu 10: Hình nào sau đây thuộc khối đa diện (4,5- H) A. hình trụ B. hình lăng trụ đều C. hình nón D. hình cầu Câu 11: Vật nào sau đây là hình lăng trụ đều (4,5- H) A.Hộp bao diêm B. Bút chì sáu cạnh C. kim tự tháp D. Quả bóng Câu 12: Trên bản vẽ kĩ thuật mỗi hình chiếu của hình lăng trụ đều thể hiện được mấy kích thước của hình này?( 4,5-H) A. 2 kích thước B. 3 kích thước C. 4 kích thước D. 5 kích thước Câu 13: Nếu đặt mặt đáy của hình lăng trụ tam giác đều song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu cạnh là hình: (4,5 - VDT) A. tam giác đều B. tam giác C. tam giác vuông D. hình tròn Câu 14: Một viên đá hình chóp đều .Khi đặt mặt đáy song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu cạnh là hình:(4,5-VDC) A. tam giác đều B. tam giác vuông C. hình vuông D. hình chữ nhật Câu 15: Một lăng kính hình lăng trụ tam giác đều. Khi đặt mặt đáy song song với mặt phẳng chiếu đứng thì hình chiếu bằng là hình:(4,5-VDC) A. tam giác đều B. tam giác cân C. hình vuông D. hình chữ nhật Câu 16: Hình trụ được tạo thành khi quay một vòng quanh một cạnh cố định (trục quay) của hình.( 6,7-B) A. hình phẳng B. hình tam giác vuông
- C. nữa hình tròn D. hình chữ nhật Câu 17: Khi quay hình tam giác vuông một vòng quanh một cạnh góc vuông cố định ta được (6,7 B) A. Hình nón. B. Hình tròn. C. Hình trụ. D. Hình cầu Câu 18: Hình nào sau đây thuộc khối tròn xoay? ( 6,7 B) A. Hình trụ B. Hình lăng trụ đều C. Hình chóp đều D. Hình lập phương. Câu 19: Khi quay nửa hình tròn quanh đường kính cố định ta được (6,7 B) A. Hình nón. B. Hình tròn. C. Hình trụ. D. Hình cầu Câu 20: Khối tròn xoay được tạo thành khi quay một quanh một đường cố định (trục quay) của hình (6,7-B) A. Hình phẳng B. Hình tam giác vuông C. Nữa hình tròn D. Hình chữ nhật Câu 21: Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở (khi ta giả sử cắt vật thể)( 8-B) A. phía trước mặt phẳng cắt B. phía sau mặt phẳng cắt C. phía bên trái mặt phẳng cắt D. phía bên phải mặt phẳng cắt Câu 22:Hình cắt dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng của vật thể( 8-B) A. Phía trước B. Phía sau C. Bên ngoài D. Bên trong Câu 23: Trình tự đọc bản vẽ chi tiết như thế nào là đúng ? (9 - B) A. Hình biểu diễn - kích thước - khung tên - yêu cầu kỹ thuật - tổng hợp. B. Hình biểu diễn -khung tên - kích thước – tổng hợp - yêu cầu kỹ thuật. C. Khung tên - hình biểu diễn - kích thước - yêu cầu kỹ thuật – tổng hợp. D. Kích thước - hình biểu diễn - tổng hợp - khung tên - yêu cầu kỹ thuật. Câu 24: Bản vẽ chi tiết có mấy nội dung? ( 9-B) A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 25: Bản vẽ chi tiết được dùng trong: (9-B) A. Chế tạo và kiểm tra chi tiết máy B. Lắp ráp và sử dụng sản phẩm
- C. Sử dụng và quảng cáo chi tiết D. Thiết kế, và sử dụng sản phẩm Câu 26: Theo qui ước vẽ ren nhìn thấy, đường nào sau đây được vẽ bằng nét liền mảnh? ( 11,12-H) A. Đường đỉnh ren B. Đường giới hạn ren C. Đường chân ren D. Vòng đỉnh ren Câu 27: Vòng chân ren được vẽ như thế nào trên bản vẽ kĩ thuật?( 11,12-H) A. Vẽ đóng kín bằng nét liền đậm B. Vẽ đóng kín bằng nét liền mảnh C. Vẽ hở bằng nét liền đậm D. Vẽ hở bằng nét liền mảnh Câu 28: Nhóm chi tiết có ren là: (11,12 - H) A. tập, bút bi B. tập, nắp bình mực C. ghế, tua vít D. bulông, đai ốc Câu 29: Trên bulông có ren. Vậy ren đó có tên gọi là gì? ( 11,12 - VDT) A. Ren trong. B. Ren trong và ren ngoài. C. Ren bị che khuất. D. Ren ngoài Câu 30: Ren hệ mét có đường kính là 10, bước ren là 2 được kí hiệu: ( 11,12 - VDT) A. M 10x2 B. Sq 10x2 C. M 10x2 LH D. Sq10x2 LH Câu 31: Bản vẽ lắp được dùng trong: (13-B) A. Thiết kế và quảng cáo sản phẩm B. Lắp ráp và sử dụng sản phẩm C. Sử dụng và quảng cáo sản phẩm D. Thiết kế, lắp ráp và sử dụng sản phẩm Câu 32: Muốn biết sản phẩm cơ khí có bao nhiêu chi tiết, mỗi chi tiết làm bằng vật liệu nào ta dựa vào nội dung nào và của bản vẽ gì?( 13 -VDT) A. Hình biểu diễn của bản vẽ lắp B. Kích thước chung của bản vẽ lắp C. Bảng kê của bản vẽ lắp D. Bảng kê của bản vẽ chi tiết Câu 33: Muốn biết tên sản phẩm , tỉ lệ, kí hiệu bản vẽ, cơ sở thiết kế người ta căn cứ vào nội dung nào của bản vẽ lắp? (13-VDT) A. Hình biểu diễn B. Kích thước C. Bảng kê D. Khung tên Câu 34: So sánh nội dung của bản vẽ lắp với bản vẽ chi tiết:(13-VDT) A. Giống nhau: đều có hình biểu diễn, kích thước, khung tên
- Khác nhau: bản vẽ lắp có yêu cầu kĩ thuật còn bản vẽ chi tiết có bảng kê B. Giống nhau: đều có hình biểu diễn, bảng kê, khung tên Khác nhau: bản vẽ lắp có kích thước còn bản vẽ chi tiết có yêu cầu kĩ thuật C. Giống nhau: đều có hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật Khác nhau: bản vẽ lắp có bảng kê còn bản vẽ chi tiết có khung tên D. Giống nhau: đều có hình biểu diễn, kích thước, khung tên Khác nhau: bản vẽ lắp có bảng kê còn bản vẽ chi tiết có yêu cầu kĩ thuật Câu 35: Kí hiệu sau là kí hiệu của: (15-H) : A. Cửa sổ đơn B. Cửa sổ kép C. Cửa đi 1 cánh D. Cửa đi đơn 2 cánh Câu 36: Trong bản vẽ nhà, mặt nào diễn tả kích thước chiều cao tường, mái, nền? (15 – H) A.Mặt bằng B. Mặt đứng C. Mặt cắt D. Mặt chính diện Câu 37: Sắp xếp các cụm từ sau cho đúng trình tự đọc bản vẽ nhà: (15-H) Khung tên (1), Các bộ phận (2), Kích thước (3) Hình biểu diễn (4) A. 1-2-4-3 B. 1-3-4-2 C. 1-3-2-4 D. 1-4-3-2 Câu 38: Trong bản vẽ nhà, tỉ lệ bản vẽ 1: 100 có nghĩa là: (15 – VDT) A. kích thước trong bản vẽ nhỏ hơn kích thước ngoài thực tế 100 lần. B. bản vẽ phóng to so với vật thật. C. kích thước trong bản vẽ lớn hơn kích thước ngoài thực tế 100 lần. D. bản vẽ thu nhỏ so với vật thật. Câu 39: Muốn biết ngôi nhà có bao nhiêu phòng, các công trình phụ nằm ở vị trí nào ta phải phân tích yếu tố nào? ( 15-VDC) A. Mặt bằng B. Mặt cắt A-B C. Mặt cắt A-A D. Mặt đứng A Câu 40: Muốn tính diện tích bức tường phòng ngủ bằng bao nhiêu ta dựa vào những yếu tố nào sau đây? ( 15-VDC ) A. Kích thước phòng ngủ trên mặt bằng và tường cao trên mặt cắt B. Kích thước phòng ngủ trên mặt cắt và tường cao trên mặt bằng
- C. Kích thước phòng ngủ trên mặt đứng và tường cao trên mặt cắt D. Kích thước phòng ngủ trên mặt bằng và tường cao trên mặt đứng THÊM Câu 1: Phép chiếu vuông góc có các tia chiếu( 2,3-B) A. Song song với nhau B. vuông góc với nhau C. Vuông góc với mặt phẳng chiếu D. Đồng qui tại một điểm Câu 2: Nếu đặt mặt đáy của hình cầu song song với mặt phẳng chiếu bằng thì :(6-7H) A. Hình chiếu bằng là hình nón B. Hình chiếu đứng là nửa hình chũ nhật C. Hình chiếu cạnh là nửa hình tròn D. Tất cả các hình chiếu là hình tròn. Câu 3: Kim tự tháp là một khối đa diện thuộc hình: (6,7-VDT) A. hình nón. B. hình nón cụt. C. hình lăng trụ đều. D. hình chóp đều. Câu 4: Nếu đặt mặt đáy của hình chóp đều song song với mặt phẳng chiếu đứng thì :( 6,7- VDC) A. Hình chiếu đứng là hình vuông B. Hình chiếu đứng là nửa hình tròn C. Hình chiếu cạnh là chữ nhật D. Hình chiếu đứng là chữ nhật Câu 5: Bạn Sơn đặt hộp sữa ông thọ nằm ngang có mặt đáy là hình tròn song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh của hộp sữa sẽ có hình dạng là:(6,7- VDC) A. Đều là các hình tròn. B. Hình chữ nhật và hình tròn. C. Hình tam giác và hình tròn. D. Đều là hình chữ nhật. Câu 6: Quy ước vẽ đường chân ren của ren trong là:(11-H) A. vẽ bằng nét liền đậm ở ngoài B. vẽ bằng nét liền đậm ở trong C. vẽ bằng nét liền mảnh ở ngoài D. vẽ bằng nét liền mảnh ở trong Câu 7: Bản vẽ lắp thiếu nội dung nào so với bản vẽ chi tiết?( 13-H) A. Hình biểu diễn. B. Yêu cầu kĩ thuật. C. Kích thước. D. Khung tên.
- Câu 8: (16-VDC) Kích thước chiều cao của nền, tường, mái trong bản vẽ nhà lần lượt là: A. 600. 2700, 1500 B. 500, 1500, 2700 C. 600, 1500, 2700 D. 2700, 1500, 500 Câu 9: (13-VDT) Tên gọi hình chiếu và hình cắt ở hình bên là: A. Hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh có cắt cục bộ B. Hình chiếu bằng và hình chiếu bằng có cắt cục bộ C. Hình chiếu cạnh và hình chiếu bằng có cắt cục bộ D. Hình chiếu bằng và hình chiếu đứng có cắt cục Câu 10: Ngôi nhà trong bản vẽ nhà có bao nhiêu cửa sổ đơn? (15 – VDC) A.8 cửa sổ đơn B. 6 cửa sổ đơn C. 4 cửa sổ đơn D. 3 cửa sổ đơn