Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2020-2021

docx 5 trang Hoài Anh 17/05/2022 3250
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_1_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_nam_hoc_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2020-2021

  1. TRƯỜNG TH&THCS BÌNH HÒA ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I- NĂM HỌC 2020-2021 LỚP: 9 Môn: GDCD 9 Thời gian: 45 phút(Không kể thời gian giao đề) I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm) Câu 1: Phẩm chất đạo đức của con người thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lên trên lợi ích cá nhân là: A. Tôn trọng lẽ phải B. Liêm khiết. C. Chí công vô tư D. Tôn trọng người khác. Câu 2: Đâu không phải là một biểu hiện phẩm chất chí công vô tư trong các phương án dưới đây? A. Luôn nghĩ tới tập thể khi làm việc. B. Chỉ làm những việc mà thấy có lợi cho mình. C. Làm việc luôn dựa trên sự công bằng. D. Không thiên vị ai cho dù đó là người thân Câu 3: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện đức tính tự chủ? A. Khi gặp khó khăn không sợ hãi chán nản. B. Luôn cãi vã trước những việc làm không vừa ý. C. Thường có những hành vi tự phát, ngẫu nhiên. D. Dễ dàng nóng giận khi gặp chuyện bất bình. Câu 4: Hành vi nào dưới đây thiếu tính tự chủ? A. Suy nghĩ cẩn thận trước ý kiến góp ý của người khác. B. Dễ nản lòng, luôn nghe theo ý kiến của mọi người, không có quan điểm riêng. C. Bình tĩnh suy xét sự việc trước khi đưa ra ý kiến. D. Ôn hòa, từ tốn trong giao tiếp với người khác. Câu 5: Sáng ngày 8/10/2020 đội an ninh trật tự quận Đ, Thành phố HP đi kiểm tra và dẹp bỏ các quán bán hàng rong trên vỉa hè, thấy chị T đang ngồi bán bún ốc đã nhắc nhở chị thu dọn, chị T đã nhất trí. Khi đội ANTT quay trở lai vẫn thấy chị T ngồi bán hàng nên đã tịch thu gánh bún. Chị T gào khóc rất to và buông lời chửi rủa. Do mất bĩnh tĩnh một cán bộ đội an ninh trẻ đã túm lấy chị giằng co khiến chị bị ngã xuống đất. Theo em, trong hình huống này, những đối tượng nào dưới đây đã mất tự chủ? A. Chị T và đội an ninh trật tự. B. Chị T và những khách hàng. C. Cán bộ an ninh trẻ và chị T. D.Cán bộ an ninh trẻ và khách hàng.
  2. Câu 6: Tuấn tình cờ biết Nam nói xấu mình với bạn bè. Nếu là Tuấn, em sẽ chọn cách cách ứng xử nào phù hợp nhất trong các phương án dưới đây? A. Trả đũa Nam bằng cách nói xấu lại. B. Dùng những lời lẽ nặng nề xúc phạm Nam trước lớp. C. Gọi Nam ra nói chuyện riêng để tìm hiểu và nhắc nhở bạn. D. Rủ nhóm bạn thân đánh Tuấn một trận cho bõ ghét. Câu 7: Việc nào làm dưới đây thể hiện tính dân chủ? A. Nam – Lớp trưởng tự ý thu tiền mỗi bạn đi học muộn sung quỹ lớp. B. Trong trận bóng các cầu thủ xô xát nhau không theo quyết định của trọng tài. C. Trưởng thôn họp nhân dân xin ý kiến về việc làm đường. D. Hiệu trưởng tự ý quyết định mức thu nộp của học sinh trong năm học. Câu 8: Lớp 9A luôn thực hiện tốt nội quy nhà trường đưa ra nhờ đó luôn dẫn đầu trong các phong trào thi đua học tập của nhà trường. Cuối năm lớp 9A vinh hạnh được nhận danh hiệu “Tập thể vững mạnh xuất sắc”. Theo em lớp 9A đã tuân thủ tốt nội quy nào dưới đây? A. Dân chủ. B. Kỉ luật C. Tự chủ D. Pháp luật Câu 9: “Cùng chung sức làm việc, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung” là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Đoàn kết. B. Dân chủ. C. Hợp tác. D. Kỉ luật. Câu 10: Đáp án nào dưới đây không phải là một nguyên nguyên tắc của sự hợp tác? A. Hợp tác trên cơ sở bình đẳng. B. Hợp tác trên cơ sở 2 bên cùng có lợi. C. Không làm phương hại đến lợi ích của nhau. D. Quyền lợi thuộc về nước lớn nhiều hơn. Câu 11: Bệnh viện Việt Đức (Hà Nôi) là công trình hợp tác giữa Việt Nam với nước nào trong các phương án dưới đây? A. Nhật Bản. B. Mĩ. C. Pháp. D. Đức. Câu 12: Trong giờ học GDCD, cô giáo nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm. Các bạn trong nhóm làm việc cá nhân tích cực, sau đó nhóm trưởng yêu cầu các bạn thảo luận và đóng góp ý kiến. Riêng Nam thì cho rằng nhiệm vụ chính là của nhóm trưởng nên thường làm việc riêng và không tham gia thảo luận. Em đồng tình với nhận xét nào về ý kiến của Nam trong các phương án dưới đây ? A. Ý kiến của Nam là đúng. B.Ý kiến của Nam là sai. C. Ý kiến của Nam chỉ đúng một khía cạnh. D. Không quan tâm đến ý kiến của Nam. Câu 13: Truyền thồng tốt đẹp của dân tộc là
  3. A. những giá trị tinh thần được hình thành trong lịch sử của dân tộc và truyền qua các thế hệ. B. những giá trị vật chất được hình thành trong lịch sử của dân tộc và truyền qua các thế hệ. C. những nếp sống, thói quen không tốt được hình thành và tồn tại từ đời này qua đời khác. D. các giá trị về vật chất và tinh thần được hình thành và lưu giữ từ lâu đời. Câu 14: Khẩu hiệu ''Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh'' nói đến truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc ta trong các phương án dưới đây ? A. Yêu nước. B. Cần cù. C. Yêu thương con người. D. Đoàn kết. Câu 15: Những thói quen, nếp sống nào dưới đây được coi là hủ tục? A. Ăn trầu và nhuộm răng đen. B. Gói bánh chưng, bánh giầy vào ngày tết. C. Thờ cúng tổ tiên. D. Cúng ma khi bị ốm đau. Câu 16: Trong các bộ môn nghệ thuật dưới đây, đâu là tên một bộ môn nghệ thuật nổi tiếng của Việt Nam? A. Gấp giấy. B. Múa rối nước. C. Trà đạo. D. Cắm hoa. II. Tự luận (6,0 điểm): Câu 1. (2,0 điểm): a. Tự chủ là gì ? b. Giải thích câu ca dao: “Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân” Câu 2. (2,0 điểm): a. Hãy nêu 02 việc làm cụ thể thể hiện tình hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài trong cuộc sống hàng ngày ? b. Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta và toàn nhân loại ? Câu 3. (2,0 điểm) Cho tình huống : Trong giờ kiểm tra môn Hóa, An và Bình chia nhau mỗi bạn làm một câu rồi cùng nhau chép vào bài của mình. a. Theo em việc làm của An và Bình có phải là hợp tác không ? Vì sao ? b. Nếu là bạn của An và Bình, em sẽ xử sự như thế nào ? Hết
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM I. Trắc nghiệm (4,0 điểm). 1. C 2. B 3. A 4. B 5. C 6. C 7. C 8. B 9. C 10. D 11. D 12. B 13. A 14. A 15. D 16. B II. Tự luận (6,0 điểm). Câu 1 (2,0 điểm) a. Tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình. (1.0 đ) b. Giải thích câu ca dao:(1.0 đ) Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. -> Quyết tâm của con người, dù bị người khác ngăn trở nhưng cũng vững vàng không thay đổi ý định của mình. Thể hiện tính tự chủ trong những tính huống, hoàn cảnh khó khăn. Câu 2 (2,0 điểm) a. Hãy 02 việc làm cụ thể thể hiện tình hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài trong cuộc sống hàng ngày, ví dụ : (1.0 đ) + Chia sẻ những tổn thất do thiên tai, lũ lụt, động đất gây nên; + Lịch sự, tôn trọng với khách nước ngoài; b. Ý nghĩa của tình hữu nghị: (1.0 đ) - Tạo cơ hội, điều kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác, phát triển về nhiều mặt kinh tế, văn hoá, giáo dục - Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh. Câu 3 (2,0 điểm) a. Việc làm của An và Bình không phải là hợp tác. Vì: đó là biểu hiện của sự thiếu trung thực, chưa có ý thức tự giác trong giờ kiểm tra, vi phạm nội quy học sinh. Hợp tác phải vì sự phát triển, việc làm đó của hai bạn có thể làm cho các bạn chưa có kiến thức đầy đủ (1.0 đ) b. Em sẽ đưa ra lời khuyên với hai bạn: Không nên làm như vậy, vì đó không phải vì hợp tác. (1.0 đ) - Chỉ ra (giải thích) cho các bạn thấy hậu quả của việc làm đó sẽ làm các bạn không có nhận thức đầy đủ môn Ngữ văn, cần tự giác làm bài kiểm tra để thể hiện năng lực của mình.