Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2017-2018

doc 5 trang thaodu 3480
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_n.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2017-2018

  1. PHÒNG GD&ĐT KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỀ CHÍNH THỨC Năm học 2017 – 2018 Khóa ngày 27/10/2017 Môn thi: Giáo dục công dân 9 Thời gian 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (4.0 điểm) Khẩu hiệu hành động của mọi công dân Việt Nam là “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Bằng hiểu biết của mình em hãy làm rõ: a. Hiến pháp là gì? b. Pháp luật là gì? c. Vì sao phải sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật? d. Trách nhiệm của bản thân em trong việc thực hiện khẩu hiệu trên như thế nào? Câu 2: (2.5 điểm) Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân Câu ca dao trên muốn khuyên chúng ta điều gì? Có phải người biết tự chủ là luôn hành động theo ý của mình, không cần lắng nghe ý kiến của người khác? Vì sao? Câu 3: (4.0 điểm) Hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh, video về bạo lực học đường. Điều đáng buồn là có không ít học sinh đứng xem và cổ vũ rất nhiệt tình. Em có suy nghĩ gì về thái độ vô cảm đó? Câu 4: (4.5 điểm) Giờ ra chơi, Minh và Tiến trèo lên bàn học nô đùa. Lớp trưởng nhắc hai bạn phải bảo vệ tài sản công nhưng Minh và Tiến nói rằng bàn ghế trong lớp là tài sản nhà nước, tài sản chung nên ai thích làm gì tùy ý. a. Em hãy dựa vào kiến thức bài Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng để giải thích cho Minh và Tiến hiểu việc làm và ý kiến của hai bạn là sai. b. Nêu rõ và lí giải 3 việc em cần làm để bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. Câu 5: (5.0 điểm) Nhân dịp sinh nhật lần thứ 14, bố mẹ mua tặng Thanh một chiếc xe đạp mới. Trong một lần đi chơi cùng bạn, do thiếu tiền mua giày thể thao, Thanh đã bán chiếc xe đạp do bố mẹ tặng. Chứng kiến sự việc, một người bạn hỏi: - Cậu không sợ bố mẹ mắng vì bán xe à? Thanh trả lời: - Đây là xe của mình. Mình đã lớn, có thể tự chủ trong mọi việc. a. Bằng kiến thức đã học, em hãy cho biết bạn Thanh có quyền gì đối với chiếc xe đạp trên? b. Hãy giải thích cho Thanh hiểu việc làm, ý kiến của Thanh là sai và đưa ra lời khuyên cho bạn. Hết
  2. PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Môn thi: Giáo dục công dân Năm học 2017 – 2018 Câu 1 (4.0 điểm) Nội dung yêu cầu Điểm a. Hiến pháp: là đạo luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lý cao 1.0 nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp. b. Pháp luật: là những quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà 1.0 nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. c. Chúng ta phải sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật vì: - Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân; - Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường 1.0 pháp chế xã hội chủ nghĩa, mọi công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau được pháp luật quy định. Như vậy, mỗi công dân chúng ta phải tuân theo pháp luật và buộc phải: “sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật”. d. Trách nhiệm của bản thân em trong việc thực hiện khẩu hiệu trên là: Một số gợi ý: + Trong học tập luôn thực hiện những điều thầy, cô giao cho, thực hiện đúng nội quy nhà trường 1.0 + Trong gia đình phải kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, biết ơn và chăm sóc ông bà, cha mẹ. + Thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, thực hiện đúng Luật giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh nơi đô thị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội như không gây gổ đánh nhau, không nói tục chửi thề, bảo vệ môi trường sống Tổng điểm 4.0 Câu 2 (2.5 điểm) Nội dung yêu câu Điểm
  3. - Câu ca dao khuyên chúng ta biết tự chủ. 1.0 - Không phải người biết tự chủ là luôn hành động theo ý của mình 0.5 mà không cần ai cho lời khuyên. Vì (học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng vẫn cần nêu được những ý sau): + Tự chủ không phải là bảo vệ quan điểm của mình tới cùng. Tự chủ 0.5 không chỉ là làm chủ bản thân mà còn biết điều chỉnh hành vi, thái độ của mình cho phù hợp khi có lời khuyên hợp lí từ người khác. + Nếu có lời khuyên đúng đắn chúng ta sẽ sáng suốt hơn trong hành 0.5 động. Tổng điểm 2.5 Câu 3: (4.0 điểm) Nội dung yêu câu Điểm Học sinh có nhiều cách trình bày, GV linh hoạt cho điểm. Một số gợi ý: - Thái độ vô cảm: không có thái độ, tình cảm, suy nghĩ đối với sự vật, sự 0.5 việc xung quanh; thờ ơ trước đau khổ, bất hạnh của người khác. - Nguyên nhân: + Gia đình: cha mẹ thiếu quan tâm giáo dục những tình cảm tốt đẹp (yêu thương, đồng cảm, dũng cảm bênh vực kẻ yếu ). + Nhà trường: 1.0 +) Một số trường học chỉ quan tâm đến dạy kiến thức, chưa chú trọng vấn đề giáo dục đạo đức. +) Nội dung chương trình giáo dục còn nặng về kiến thức khoa học, lí thuyết, chưa chú trọng giáo dục kĩ năng sống (ứng xử). + Xã hội: Ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực (phim ảnh, sách báo, game online ) + Cá nhân học sinh: Lối sống vị kỉ, bàng quan, không dám lên tiếng trước cái xấu; tâm lí đám đông; sự thiếu hụt về nhân cách, chưa đủ kĩ năng để ứng phó và giải quyết các tình huống trong đời sống - Hậu quả: biến con người thành kẻ vô trách nhiệm, sống không có tình 1.0 thương, tiếp tay cho cái ác - Giải pháp: + Giáo dục, tạo dựng lòng nhân ái. 1.0 + Lên án mạnh mẽ những người đứng xem, cổ vũ. + Giáo dục kĩ năng sống: biết ứng xử đúng cách khi gặp bạo lực học đường (báo với người lớn, người có trách nhiệm, kêu gọi và cùng mọi
  4. người can ngăn ). - Liên hệ bản thân (làm gì khi gặp tình huống bạo lực học đường). 0.5 Tổng điểm 4.0 Câu 4 (4.5 điểm) Nội dung yêu câu Điểm a. Việc làm và ý kiến của Minh và Tiến là sai, vì: Theo điều 78 Hiến pháp năm 1992 quy định: Công dân có nghĩa vụ tôn 0.5 trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng. - Không được xâm phạm (lấn chiếm, phá hoại hoặc sử dụng vào mục 0.5 đích cá nhân) tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng. - Khi được Nhà nước giao quản lí, sử dụng tài sản nhà nước phải bảo 0.5 quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả. b. HS nêu được những việc làm cụ thể thuộc những khía cạnh của nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản Nhà nước, lợi ích công cộng như: giữ gìn, bảo vệ, giám sát và tuyên truyền sau đó lí giải hợp lí thì GV linh hoạt cho điểm. Một số gợi ý: - Giữ gìn và sử dụng tiết kiệm các tài sản trong lớp như bàn ghế, cửa sổ, 3.0 bóng điện, quạt - Thực hiện đúng các quy định của nhà trường (nội quy khi mượn sách ở thư viện, nội quy ở các phòng học chung, nội quy khi học ở phòng thí nghiệm ). - Không vứt rác bừa bãi ra sân trường, nơi công cộng; - Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Tổng điểm 4.5 Câu 5 (5.0 điểm) Nội dung yêu câu Điểm a. Các quyền của Thanh đối với chiếc xe đạp: - Quyền chiếm hữu: là quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí. 1.0 - Quyền sử dụng: là quyền khai thác giá trị sử dụng của chiếc xe đạp và 1.0 hưởng lợi từ các giá trị sử dụng chiếc xe đạp đó. b. - Giải thích: + Chiếc xe đạp là tài sản riêng của Thanh nên Thanh có các quyền như đã nêu trên. Nhưng Thanh mới 14 tuổi – chưa đủ tuổi để có quyền định 2.0 đoạt tài sản riêng đó.
  5. Theo khoản 3 Điều 21 Bộ luật Dân sự về quyền sở hữu đối với tài sản quy định: người chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự (mua bán, tặng cho, để lại kế thừa, phá huỷ, vứt bỏ tài sản) phải được cha mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật đồng ý. Trong trường hợp này việc Thanh bán xe khi chưa được sự đồng ý của bố mẹ là sai. - Lời khuyên cho Thanh: + Thanh không nên (không được phép) bán xe vì đó là món quà sinh 0.5 nhật rất ý nghĩa mà bố mẹ dành cho Thanh. + Thanh nên trình bày nhu cầu, nguyện vọng (mua giày) của mình để bố 0.5 mẹ biết và có hướng giúp đỡ. Tổng điểm 5.0 Lưu ý: Ở những câu hỏi yêu cầu thí sinh nêu quan điểm cá nhân, nếu thí sinh không trình bày như hướng dẫn chấm song hợp lí thì vẫn cho điểm.