Đề thi chọ học sinh giỏi cấp huyện môn Giáo dục công dân 9 - Năm học 2013-2014

doc 4 trang Hoài Anh 18/05/2022 4200
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọ học sinh giỏi cấp huyện môn Giáo dục công dân 9 - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_cho_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_giao_duc_cong_dan_9_n.doc

Nội dung text: Đề thi chọ học sinh giỏi cấp huyện môn Giáo dục công dân 9 - Năm học 2013-2014

  1. PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN BÙ GIA MẬP NĂM HỌC 2013 - 2014 ĐỀ THI MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Họ và tên học sinh: Số báo danh: Phòng thi: ĐỀ BÀI Câu I: (4,0 điểm) Khẩu hiệu hành động của mọi công dân Việt nam là “ Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật ”. bằng hiểu biết của mình em hãy làm rõ: a. Hiến pháp là gì? b. Pháp luật là gì ? c. Vì sao phải sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật? d. Trách nhiệm của bản thân em trong việc thực hiện khẩu hiệu trên như thế Câu II: (4,0 điểm) Bài tập tình huống: Nam và Lâm tranh luận với nhau về quyền học tập. Nam nói “Học tập là quyền của mình, thì mình học cũng được mà không học cũng được chẳng sao, không ai được bắt mình phải học”. a. Nếu em là Lâm em sẽ giải thích với Nam như thế nào? b. Về học tập luật pháp nước ta quy định như thế nào? c. Là học sinh em xác định mục đích học tập như thế nào? Câu III: (2,0 điểm) Bàn về trách nhiệm của cha mẹ trong việc nuôi dưỡng giáo dục con cái, người xưa có câu: “ Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà ”. Em đồng tình với điều đó không? Vì sao? Câu IV: (4,0 điểm) Cha ông ta có câu: “ Muốn sang thì bắc cầu Kiều Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy ”. Đây là truyền thống quý báo của dân tộc ta. Bằng vốn hiểu biết của mình, em hãy làm nổi bật truyền thống đó. Câu V: (4,0 điểm) Trong xu thế hội nhập hiện nay, hợp tác quốc tế là vấn đề tất yếu của mỗi quốc gia, dân tộc trên thế giới. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang trở thành một trong những điển hình của xu thế đó. Với hiểu biết của mình, em hãy làm rõ nhận định trên. Câu VI (2,0 điểm) Thế nào là tự chủ ? Biểu hiện của tính tự chủ ? Có ý kiến cho rằng “ Tự chủ là bảo vệ quan điểm của mình tới cùng, không cần lắng nghe ý kiến của người khác”. Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao ? Thí sinh không làm bài vào tờ đề thi này
  2. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÙ GIA MẬP HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Câu 1 Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau: 4,0 điểm a/ Giải thích được những ý cơ bản sau: - Việc học tập đối với mọi người là vô cùng quan trọng. Có học tập, 1,0 đ chúng ta mới có kiến thưc, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. - Học tập là quyền nhưng cũng là nghĩa vụ bắt buộc đối với trẻ em 0,5 đ trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi. b/ Về học tập luật pháp nước ta quy định: - Quyền được học tập: mọi công dân có thể học không hạn chế, từ bậc 1,0 đ giáo dục tiểu học đến trung học, đại học và sau đại học; có thể học bất kỳ ngành nghề nào thích hợp với bản thân; tùy điều kiện cụ thể, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học suốt đời. - Nghĩa vụ học tập: trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi có nghĩa vụ 0,5 đ phải hoàn thành bật giáo dục tiểu học. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập của minh. c/ Mục đích học tập của học sinh: - Học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người 0,5 đ công dân tốt có ích cho gia đình và xã hội. - Trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập 0,5 đ nghiệp và góp phần xây dựng quê hương đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Câu 2 Học sinh trả lời được các ý sau: 4,0 điểm a/ Khẳng định ý kiến của Hoàng là đúng . 0,5 đ - Giải thích : vì quyền tự do ngôn luận có 2 đặc điểm : + Bàn bạc ,thảo luận,bày tỏ ý kiến (mang tính dân chủ công khai) 0,5 đ + Vì vấn đề chung. 0,5 đ - Hành vi đòi quyền thừa kế có bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình 0,5 đ nhưng không phải vì vấn đề chung nên không thể hiện quyền tự do ngôn luận. b/Khi thực hiện quyền tự do ngôn luận phải tuân theo pháp luật vì : - Để phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của công dân. 0,5 đ - Góp phần xây dựng nhà nước, quản lý xã hội. 0,5 đ c/Liên hệ: 1,0 đ Để sử dụng hiệu quả quyền tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, công dân nói chung và học sinh nói riêng cần phải ra sức học tập nâng cao kiến thức văn hóa, xã hội, tìn hiểu và nắm vững pháp luật, nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước để có thể đóng góp các ý kiến có giá trị và
  3. tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Câu 3 Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau: 2,0 điểm * Bày tỏ quan điểm của cá nhân: Không đồng tình với quan niệm 0,25 đ trên. Đó là quan niệm trên là sai. * Giải thích được: - Quan niệm trên là sai, không phù hợp với xã hội hiện nay. 0,25 đ - Quan niệm đó cho rằng phụ nữ là người chịu trách nhiệm chính 0,5 đ trong việc làm cho con cái hư hỏng; phủ nhận vai trò của người đàn ông trong việc giáo dục con cái. - Trong xã hội hiện nay, vợ chồng bình đẳng đếu có nghĩa vụ, trách 0,5 đ nhiệm như nhau trong việc giáo dục con cái. Vì vậy nuôi dưỡng và giáo dục con cháu là trách nhiệm chung của cha mẹ, ông bà . - Ngoài ra nhà trường và xã hội cúng có vai trò quan trọng trong việc giáo dục nhân cách con người. Cần kết hợp tốt ba môi trường giáo 0,5 đ dục: gia đình, nhà trường và xã hội Câu 4 4,0 điểm * Yêu cầu HS trình bày được các nội dung sau: - Truyền thống là các giá trị tinh thân được hình thành trong quá trình 0,5 đ lịch sử lâu dài của dân tộc và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. - Khẳng định Việt Nam có rất nhiều tryuền thống tốt đẹp đáng tự hào 0,25 đ như: + Truyền thống yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm; 0,25 đ + Truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn 0,25 đ sư trọng đạo, hiếu thảo, + Các truyền thống về văn hoá, 0,25 đ - Câu “ Muốn sang thì bắc cầu Kiều yêu kính thầy’’ nói đến 0,5 đ truyền thống tôn sư trọng đạo. Đó là một truyền thống quý báu, tiêu biểu của dân tộc ta. - Truyền thống này được thể hiện: ( HS có thể lấy ví dụ minh chứng ). 0,5 đ + Trước đây : + Hiện nay: - Ý nghĩa: Góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt 0,5 đ Nam. Tạo nên sức mạnh tinh thần, - Phê phán một số biểu hiện làm mai một truyền thống: sự lãng quên, 0,5 đ thái độ vô ơn đối với những người đã từng dạy dỗ mình, - Liên hệ bản thân: Thể hiện sự kính trọng và biết ơn thầy giáo, cô 0.5 đ giáo; cố gắng học tập, rèn luyện, khuyến khích động viên mọi người thực hiện tốt truyền thống này của dân tộc. Câu 5 Yêu cầu trình bày được các nội dung sau 4,0 điểm - Làm rõ được tính tất yếu: Bất cứ quốc gia dân tộc nào cũng phải 0,5 đ tham gia nếu không sẽ tụt hậu - Lợi ích:
  4. + Cộng đồng thế giới: Giải quyết những vấn đề bức xúc có tính toàn 0,5 đ cầu, làm phong phú thêm nền văn hoá nhân loại + Việt Nam: Học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu thành tựu khoa học- kĩ 0,5 đ thuật + Thu hút vốn đầu tư, giải quyết việc làm 0,5 đ + Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. 0,5 đ - Đảng, nhà nước ta đã coi trọng vấn đề này thể hiện bằng các chủ 0,5 đ trương, chính sách - Thành tựu: + Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế như: ASEAN, WTO 0,25 đ + Hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục 0,25 đ - Liên hệ bản thân: Ra sức học tập, hợp tác với mọi người trong học 0,5 đ tập, lao động, sinh hoạt hàng ngày. Câu 6 Yêu cầu trình bày được các nội dung sau 2,0 điểm - Khái niệm tự chủ: Tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là 0,5 đ người làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống , luôn có thái độ bình tĩnh , tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình. - Biểu hiện của tự chủ : + Không nóng nảy vội vàng, biết kiềm chế cảm xúc của bản thân, 0,25 đ khi gặp khó khăn không hoang mang sợ hãi, bình tĩnh tự tin trong mọi tình huống. + Trong cách cư xử với mọi người tỏ ra ôn tồn , lịch sự, hòa nhã. 0,25 đ + Biết điều chỉnh hành vi , thái độ của bản thân khi sai. 0,25 đ + Biết tự ra quyết định cho mình, không bị lôi kéo trước những cám 0,25 đ dỗ, áp lực. - Lý giải quan điểm : Tự chủ không chỉ là làm chủ bản thân mà còn 0,5 đ biết điều chỉnh hành vi, thái độ của mình vì thế cần lắng nghe ý kiến của người khác để tiếp thu một cách có chọn lọc để kịp thời điều chỉnh chứ không phải là bảo vệ quan điểm của mình tới cùng, không cần lắng nghe ý kiến của người khác * Lưu ý: Tùy theo cách hành văn của mỗi học sinh nhưng các em vẫn nêu hoặc trình bày được các ý cơ bản theo yêu cầu hướng dẫn chấm; giám khảo vẫn cho trọn điểm.