Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Lịch sử 8 - Năm học 2020-2021

docx 4 trang Hoài Anh 16/05/2022 3720
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Lịch sử 8 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_1_mon_lich_su_8_nam_hoc_2020_2021.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Lịch sử 8 - Năm học 2020-2021

  1. TRƯỜNG TH&THCS BÌNH HÒA ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I- NĂM HỌC 2020-2021 LỚP: 9 Môn: Lịch sử 8 Thời gian: 45 phút(Không kể thời gian giao đề) I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm) Câu 1: Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng A. xóa bỏ chế độ nguyên thủy, đưa tư sản lên nắm chính quyền. B. xóa bỏ chế độ nô lệ, đưa tư sản lên nắm chính quyền. C. xóa bỏ chế độ phong kiến, đưa tư sản lên nắm chính quyền. D. xóa bỏ chế độ tư sản chủ nghĩa, đưa giai cấp công nhân lên nắm chính quyền. Câu 2: Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI được xem là A. cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. B. cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. C. cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới. D. cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới Câu 3: Xã hội nước Pháp trước cách mạng được chia thành những đẳng cấp nào? A. Tăng lữ và Quý tộc; B. Tăng lữ, Quý tộc và Nông dân; C. Tăng lữ và Nông nô; D. Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba. Câu 4: Cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất là A. cách mạng tư sản Hà Lan. B. cách mạng tư sản Pháp. C. cách mạng tư sản Mĩ. D. cách mạng tư sản Anh. Câu 5: Công xã Pa Ri được gọi là A. nhà nước vô sản. B. nhà nước tư sản. C. nhà nước phong kiến. D. nhà nước đế quốc. Câu 6: Cuối thế kỉ XIX, nước Anh dẫn đầu thế giới về A. sản xuất lương thực. C. sản xuất công nghiệp nhẹ. B. sản xuất công nghiệp nặng. D. xuất khẩu tư bản, thương mại. Câu 7: Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (8 – 1789) và Hiến pháp 1791 ở Pháp phục vụ chủ yếu cho quyền lợi của giai cấp và tầng lớp nào? A. Tư sản. C. Tiểu tư sản. B. Vô sản . D. Tăng lữ. Câu 8: Hình thức đấu tranh đầu tiên của công nhân chống lại tư sản là? A. Đập phá máy móc, đốt công xưởng. B. Mít tinh, biểu tình C. Khởi nghĩa vũ trang. C. Bãi công
  2. Câu 9: Biến chuyển cơ bản nhất của các nước đế quốc chủ nghĩa là sự ra đời của A. nhiều trung tâm công nghiệp lớn. B. nhiều ngân hàng hùng mạnh. C. nhiều tổ chức độc quyền chi phối nền kinh tế đất nước. D. nhiều tổ chức quân phiệt hiếu chiến. Câu 10: Tính chất của Cách mạng Nga 1905-1907 là A. cuộc cách mạng tư sản. B. cuộc cách mạng dân chủ tư sản. C. cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. D. cuộc cách mạng vô sản. Câu 11: Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ cũng là cuộc cách mạng tư sản vì A. cho ra đời một quốc gia mới/Hợp chủng quốc Hoa Kì. B. Mĩ là nước cộng hòa liên bang theo chế độ tổng thống. C. giải phóng nhân dân Bắc Mĩ khỏi ách đô hộ của thực dân Anh, mở đường cho kinh tế tư bản Mĩ phát triể D. có ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước. Câu 12. Trong cách mạng công nghiệp, máy móc được phát minh và sử dụng đầu tiên trong ngành A. nông nghiệp. B. công nghiệp khai khoáng. C. công nghiệp dệt . D. giao thông vận tải. Câu 13. Ai là người phát minh ra máy hơi nước ? A. Oa- sinh- tơn B. Ác- crai- tơ C. Ét- mơn- các- rai D. Giêm Oát Câu 14. Vai trò quan trọng nhất của việc máy móc ra đời là gì? A. Tạo điều kiện cho công nghiệp, nông nghiệp phát triển. B. Tạo điều kiện cho lĩnh vực quân sự phát triển. C. Tạo điều kiện cho giao thông vận tải, thông tin liên lạc phát triển. D. Là cơ sở kĩ thuật, vật chất cho sự chuyển biến từ công trường thủ công lên công nghiệp cơ khí Câu 15. Cách mạng Tân Hợi (1911) là A. cuộc cách mạng dân chủ tư sản. C. cuộc khởi nghĩa nông dân. B. cuộc cách mạng vô sản. D. cuộc biểu tình của công nhân, trí thức. Câu 16. Vì sao Nhật thoát khỏi sự xâm lược của tư bản phương Tây?
  3. A. Vì Nhật có chính sách ngoại giao tốt. B. Vì Nhật có nền kinh tế phát triển. C. Vì Nhật tiến hành cải cách tiến bộ. D. Vì chính quyền phong kiến Nhật mạnh. II. Tự luận (6 điểm) Câu 1 (4 điểm). Trình bày hoàn cảnh, nội dung, kết quả, tính chất của cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản nửa cuối thế kỉ XIX. Câu 2 (2 điểm). Kể tên các nước ở khu vực Đông Nam Á. Vì sao khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của tư bả phương Tây? Hết HƯỚNG DẪN CHẤM I. Trắc nghiệm (4,0 điểm). 1. C 2. B 3. A 4. B 5. C 6. C 7. C 8. B 9. C 10. D 11. D 12. B 13. A 14. A 15. D 16. B II. Phần tự luận (7 điểm) Câu 1 (4 điểm). * Hoàn cảnh: (1 điểm). - Cuối thế kỉ XIX, CĐPK Nhật lâm vào khủng hoảng, suy yếu, bị phương Tây nhòm ngó. - Tháng 1-1868 sau khi lên ngôi Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách nhằm đưa Nhật bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu. * Nội dung: (2 điểm). + Kinh tế: (0.5 điểm).
  4. - Thống nhất tiền tệ. - Xoá bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển KT TBCN ở nông thôn. + Chính trị, xã hội: (0.5 điểm). - Bãi bỏ chế độ nông nô, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm cính quyền. + Giáo dục: (0.5 điểm). - Cử người đi du học ở phương Tây, chú trọng khoa học, kĩ thuật, giáo dục bắt buộc. + Quân sự: (0.5 điểm). - Huấn luyện theo kiểu phương Tây. Đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng. * Kết quả: (0.5 điểm). - Nhật thoát khỏi nguy cơ thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp. * Tính chất: (0.5 điểm). - Là một cuộc CMTS, mở đường cho CNTB phát triển ở Nhật. Câu 2 (2 điểm). * Các nước ở khu vực Đông Nam Á: (1 điểm). Gồm 11 quốc gia thành viên là Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Đông Timor và Việt Nam. * Khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của tư bản phương Tây, vì: (1 điểm). - Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, chế độ phong kiến đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu - Các nước phương Tây đang trên đà phát triển, dẫn đến nhu cầu về nguyên liệu, thị trường