Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_ki_1_mon_ngu_van_lop_9.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9
- Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết KIỂM TRA GIỮA KÌ I A. Mục đích, yêu cầu Đánh giá mức độ đạt được của học sinh so với mục tiêu đã đề ra ở đầu học kỳ I; phát hiện những hạn chế trong nhận thức, kỹ năng của học sinh để kịp thời điều chỉnh. B. Nội dung Kiểm tra việc đọc – hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật của các văn bản thuộc các thể loại đã học (văn bản HS đã được học trong sách Hướng dẫn học Ngữ văn 9 và một trích đoạn/văn bản mới cùng đề tài, thể loại với văn bản đã học); tích hợp nội dung kiểm tra đọc – hiểu với tiếng Việt, Tập làm văn. A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Nhớ được thành tựu nổi bật về khoa học – kĩ thuật của Liên Xô (từ những năm 50 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX). Nhớ được thời gian chế độ phân biệt chủng tộc được xóa bỏ ở Nam Phi. Nêu được mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN. Trình bày những nét chính về châu Á, châu Phi trước và sau năm 1945. Hiểu được các nhận định về châu Phi. - Kiểm tra để đánh giá các mức độ nhận thức của học sinh ở một số nội dung về địa lí dân cư, địa lí kinh tế Việt Nam như: Cộng đồng các dân tộc VN, dân số, gia tăng dân số, tình hình phân bố dân cư nguồn LĐ và những ảnh hưởng đến phát triển kinh tế. Sự phát trển kinh tế VN, đặc điểm phát triển và phân bố một số ngành kinh tế quan trọng ở nước ta. 2. Kĩ năng - Giải thích được nhận định về ĐNA, châu Á. Biết bày tỏ ý kiến, liên hệ nhiệm vụ bản thân về việc VN gia nhập ASEAN. - Biết vẽ và nhận xét biểu đồ cơ cấu. Qua đó phát hiện ra những ưu, nhược điểm của HS, từ đó điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp với trình độ nhận thức của HS. Có kĩ năng trình bày một vấn đề địa lí. 3. Thái độ - Tôn trọng những thành tựu về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa. Tôn trọng những thành tựu về công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Nam Á. - Nghiêm túc, tự giác, tích cực làm bài. B. Chuẩn bị 1. Ma trận
- 2. Đề 3. Đáp án, biểu điểm Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 9 Đề 1 ( ( THM) Chủ đề Mức độ Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao Phần I. Một đoạn C1.1.Nhận biết được 1.3. Hiểu được nội Đọc trích HS đã học PTBĐ chính dung chính của hiểu trong chương 1.2 Nhận diện biện đoạn trích trình Ngữ văn pháp nghệ thuật 1.4.Viết được đoạn 9 chính được sử dụng văn nêu cảm nhận trong đoạn trích. được về nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích Một văn bản 2.1.Nhận biết 2.3.Nêu được bài ngoài chương phương thức biểu đạt học rút ra từ văn trình thuộc thể của văn bản. bản. loại tự sự 2.2. Nhận diện được tương đương lượt lời trong hội với kiểu văn thoại . bản HS đã học. Số câu 1 1 2 Số điểm 1,0 3,0 4,0 Tỉ lệ % 10% 30% 40% Phần II. Nghị luận về C3.Viết bài Tạo lập 1sự việc hiện văn nghị văn bản tượng đời luận về một sống sự việc hiện tượng đời sống Số câu 1 1 Số điểm 6,0 6,0
- Tỉ lệ % 60% 60% Tổng Số câu 1 1 1 3 chung Số điểm 1,0 3,0 6,0 10 Tỉ lệ % 10% 30% 60% 100% Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 9- Đề 2 ( THM) Chủ đề Mức độ Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao Phần Một đoạn C1.1.Nhớ được yếu 1.3. Hiểu được nội I. Đọc trích HS đã học tố miêu tả nội tâm; dung chính của hiểu trong chương 1.2 Nhận diện được đoạn trích. trình Ngữ văn biện pháp nghệ thuật 1.4.Viết được đoạn 9 chính được sử dụng văn nêu được cảm trong đoạn trích. nhận về nhân vật Thúy Kiều qua trong trích Một văn bản 2.1.Nhận diện được 2.3.Nêu được bài ngoài chương phương thức biểu đạt học rút ra từ văn trình thuộc thể của văn bản. bản. loại tự sự 2.2. Nhận diện được tương đương lượt lời trong hội với kiểu văn thoại bản HS đã học. Số câu 1 1 2 Số điểm 1,0 3,0 4,0 Tỉ lệ % 10% 30% 40% Phần II. Nghị luận về C3.Viết
- Tạo lập 1sự việc hiện được hoàn văn bản tượng đời chỉnh một sống bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống Số câu 1 1 Số điểm 6,0 6,0 Tỉ lệ % 60% 60% Tổng Số câu 1 1 1 3 chung Số điểm 1,0 3,0 6,0 10 Tỉ lệ % 10% 30% 60% 100% E. ĐỀ KIỂM TRA Họ và tên: ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Lớp: Môn: Ngữ văn 9 Thời gian: 90 phút – không kể thời gian giao đề Đề 1: Phần I: Đọc hiểu (4,0 điểm) Câu 1( 2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi “ Bà mẹ cũng vì nhớ con mà dần sinh ốm. Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn. Song bệnh tình mỗi ngày một trầm trọng, bà biết không sống được, bèn trối lại với nàng rằng: - Ngắn dài có số, tươi héo bởi trời. Mẹ không phải không mong muốn đợi chồng con về, mà không gắng miếng cơm miếng cháo đặng cùng vui sum họp. Song lòng tham vô cùng mà vận trời khó tránh. Nước hết chuông rền, số cùng khí kiệt. Một tấm thân tàn, nguy trong sớm tối, việc sống chết không khỏi phải phiền đến con. Chồng con nơi xa xôi chưa biết sống chết thế nào, không thể về đền ơn được. Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con ,cũng như con đã chẳng phụ mẹ.” (Trích Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ)
- 1.1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính? (0,25 điểm) A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm 1.2. Trong các câu văn “Nước hết chuông rền, số cùng khí kiệt. Một tấm thân tàn, nguy trong sớm tối, việc sống chết không khỏi phải phiền đến con.” tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật chính nào? A. Đối lập B. So sánh C. Câu văn biền ngẫu D. Tả cảnh ngụ tình 1.3. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? (0,5 điểm) 1.4. Viết một đoạn văn (từ 4- 5 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm có chứa đoạn trích trên. ( 2,0 điểm) Câu 2: (1,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi Gió Bắc và Mặt Trời Gió Bắc và Mặt Trời cãi nhau ai cũng cho mình là người mạnh mẽ hơn. Khi họ đang cãi nhau, sức nóng tỏa ra hầm hập và gió nổi lên ào ào, lúc đó có một người khách lạ đi trên đường mặc một chiếc áo khoác. Thế rồi Mặt Trời nói: - Chúng ta hãy đồng ý với nhau như thế này. Ai lột bỏ được chiếc áo của người kia thì kẻ đó sẽ là người mạnh nhất. - Rất tốt! Gió Bắc gầm lên, và lập tức thổi đến một cơn gió lạnh, ào ào tạt vào người du khách. Khi cơn gió đầu tiên thổi, vạt áo của người du kháck cứ quất phần phật vào người anh ta. Anh ta vội vã quấn chặt nó vào người, khi gió càng mạnh thì anh lại giữ nó càng chặt thêm. Gió Bắc giận dữ xé nát cả chiếc áo của anh, nhưng vô ích, anh nhất định không buông nó ra. Đến lượt Mặt Trời bắt đầu chiếu nắng. Ban đầu, những tia nắng của Mặt Trời còn dịu dàng, ấm áp dễ chịu sau cái lạnh giá của Gió Bắc, Người Du Khách nới lỏng nút áo và phanh ngực ra cho dễ chịu. Khi những tia nắng của Mặt Trời trở nên nóng hơn rồi lại nóng hơn nữa. Người Du Khách bỏ mũ ra và lau mồ hôi trên mặt. . Cuối cùng nóng quá anh ta lột luôn cả chiếc áo ra, chạy nhanh tới một gốc cây to có bóng mát bên đường. . (Sưu tầm)
- 2.1. Đoạn trích trên sử dụng những phương thức biểu đạt nào ? (0,25 điểm) A.Tự sự, miêu tả B. Tự sự, nghị luận C. Biểu cảm, thuyết minh D.Thuyết minh, miêu tả 2.2. Trong văn bản trên có mấy lượt lời? (0,25 điểm) A. một lượt lời B. hai lượt lời C. ba lượt lời D. bốn lượt lời 2.3. Em rút ra bài học gì qua nội dung câu chuyện trên? (0,5 điểm) Phần 2. Tập làm văn (6 điểm) Đề bài: Suy nghĩ của em về việc sử dụng mạng xã hội Facebook của thanh thiếu niên hiện nay? Hết Họ và tên: ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Lớp: Môn: Ngữ văn 9 Thời gian: 90 phút – không kể thời gian giao đề Đề 2: Phần I: Đọc hiểu (4,0 điểm)
- Câu 1: (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi. Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, Tin sương luống những rày trông mai chờ. Bên trời góc bể bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm. (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) 1.1. Nhân vật trong đoạn trích trên được miêu tả qua phương diện nào? (0,25 điểm) A. Ngoại hình B. Nội tâm C. Hành động D. Ngôn ngữ 1.2. Đoạn trích trên sử dụng hình thức ngôn ngữ nào? (0,25 điểm) A. Đối thoại B. Độc thoại C. Độc thoại và độc thoại nội tâm D. Độc thoại nội tâm 1.3. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? (0,5 điểm) 1.4. Viết một đoạn văn (từ 4- 5 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật vật Thúy Kiều trong đoạn trích trên. ( 2,0 điểm) Câu 2. (1,0 điểm) - Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi CỪU VÀ HEO Một hôm, có người chăn cừu phát hiện ra một con heo mập trên cánh đồng anh ta đang thả cừu cho ăn. Anh ta nhanh chóng bắt lấy heo, nó rống hết sức kêu eng éc vang cả cánh rừng khi người chăn cừu mới chạm tay vào nó. Bạn có lẽ đã nghĩ, nghe heo thét lên như thế, chắc là nó phải bị đau lắm. Nhưng mặc cho nó kêu và giãy giụa để thoát ra, người chăn cừu trói lấy nó và bắt đầu quảy nó về để đưa ra chợ bán cho hàng thịt. Đàn cừu trên cánh đồng hết sức ngạc nhiên và buồn cười khi nhìn thấy heo hoảng sợ như thế, và chúng đi theo người chăn cừu cùng con heo đến đầu cánh đồng. Một con cừu hỏi heo:
- - Sao bạn lại phải la lối như vậy? Ông chăn cừu vẫn thường bắt một đứa trong chúng tôi và đưa đi đấy nhưng có sao đâu. Chúng tôi sẽ rất lấy làm xấu hổ nếu lại làm ầm ĩ lên như bạn. Heo trả lời, kêu éc lên và đá loạn xạ: - Nói đúng cả đấy! Khi lão bắt bạn lão chỉ cần lông của bạn thôi. Nhưng lão lại muốn lấy thịt của tôi! Éc ééééééééééééc!” (Sưu tầm) 2.1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính ? (0,25 điểm) A. Biểu cảm B. Miêu tả C. Thuyết minh D. Tự sự 2.2. Trong văn bản trên có mấy lượt lời? (0,25 điểm) A. hai lượt lời B. ba lượt lời C. bốn lượt lời D. năm lượt lời 2.3. Em rút ra bài học gì qua nội dung câu chuyện trên? (0,5 điểm) Phần 2. Tập làm văn (6,0 điểm) Đề bài: Suy nghĩ của em về việc sử dụng mạng xã hội Facebook của thanh thiếu niên hiện nay? Hết
- II. HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM Phần I. Đọc hiểu (4,0 điểm) Đề 1 Câu Nội dung Điểm 1.1. A 0,25 1.2. C 0,25 1.3.HS nêu được nội dung chính của đoạn trích: Vũ Nương là một nàng 0,5 dâu hiếu thảo. 1.4. * Mức tối đa: HS viết được đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: * Hình thức: Viết được đoạn văn trình bày sạch đẹp, đủ 4- 5 câu, đúng quy ước: viết 0,5 hoa chữ cái đầu dòng, thụt vào một chữ, diễn đạt logic không mắc các 1 lỗi về dùng từ, câu, chính tả, diễn đạt (3,0 đ) *Nội dung Nêu và cảm nhận được phẩm chất của Vũ Nương: 0,75 + Là một người vợ thủy chung + Một người con dâu sống hiếu thảo, người mẹ yêu thương con 0,75 * Mức chưa tối đa: HS viết được đoạn văn đảm bảo một trong hai yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi về câu, dùng từ, đoạn văn đạt từ ( 1-> 1,75 điểm) * Mức chưa đạt: HS làm bài không có ý đúng hoặc không làm bài( 0 điểm) 2.1. A 0,25 2.2. B 0,25 2 2.3. Bài học rút ra từ câu chuyện: + Không nên tranh giành hơn thua 0,25 + Nhẹ nhàng và tử tế sẽ có sức thuyết phục hơn bạo lực. 0,25 Đề 2 Câu Nội dung Điểm
- 1.1. B 0,25 1.2. D 0,25 1.3. HS nêu được nội dung chính của đoạn trích: nỗi nhớ Kim Trọng và 0,5 cha mẹ của Thúy Kiều khi ở Lầu Ngưng Bích 1.4. * Mức tối đa: HS viết được đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: * Hình thức: Viết được đoạn văn trình bày sạch đẹp, đủ 4- 5 câu, đúng quy ước: 0,5 viết hoa chữ cái đầu dòng, thụt vào một chữ, diễn đạt logic không mắc 1 các lỗi về dùng từ, câu, chính tả, diễn đạt (3,0 đ) *Nội dung Nêu và cảm nhận được phẩm chất của Thúy Kiều trong đoạn trích: + Thúy Kiều là người tình thủy chung, 0,75 + TK người con hiếu thảo, có tấm lòng vị tha, đáng trọng. 0,75 * Mức chưa tối đa: HS viết được đoạn văn đảm bảo một trong hai yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi về câu, dùng từ, đoạn văn đạt từ ( 1-> 1,75 điểm) * Mức chưa đạt: HS làm bài không có ý đúng hoặc không làm bài( 0 điểm) 2.1. D 0,25 2.2. A 0,25 2 2.3. Bài học rút ra từ câu chuyện: + Đừng làm ra vẻ can đảm khi khi chưa có gì nguy hiểm! 0,25 + Cần thấu hiểu và cảm thông . 0,25 Phần II. Tạo lập văn bản (6,0 điểm) Câu 3. * Yêu cầu chung: - Viết đúng kiểu bài: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống - Vấn đề nghị luận: Suy nghĩ của em về việc sử dụng mạng xã hội Facebook của thanh thiếu niên hiện nay - Phạm vi: Trong đời sống - Bài viết trình bày sạch đẹp, có bố cục rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, không mắc các lỗi về chính tả, câu, dùng từ, dựng đoạn, diễn đạt * Nội dung đảm bảo các ý cơ bản theo dàn bài sau: DÀN Ý Nội dung cần đạt Thang điểm
- I.Mở bài: 0,25 - Dẫn dắt vấn đề : xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu xã hội và giải trí 0,25 ngày càng cao - Nêu được vấn đề về việc sử dụng mạng xã hội Facebook của thanh thiếu niên hiện nay, khó kiểm soát gây nhiều hậu quả II. Thân bài 1.Giải thích vấn đề -facebook là một mạng xã hội được truy cập miễn phí, là nơi mà con người 1,0 có thể giao lưu, kết bạn và học hỏi - Facebook có thể dùng dưới các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học hoặc khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác. 2. Thực trạng việc sử dụng facebook ở nước ta hiện nay? -Theo số liệu thống kê năm 2017 : thị trường trực tuyến tại Việt Nam và châu Á thì VN có hơn 30 triệu người sử dụng internet, trong độ tuổi 15-34 1,0 (khoảng 71%) , sử dụng các mạng xã hội có độ phủ sóng toàn cầu như :Youtube, Twitter, Myspace và một số mạng nội địa như Zingme, Go.vn, Yume.vn nhiều nhất vẫn là Facebook - Facebook đã trở nên phổ biến khi đồng hành cùng giới trẻ Việt mọi lúc mọi nơi, kể cả khi họ sinh hoạt ăn uống, ngủ nghỉ, học tập, làm việc, giải trí của thanh, thiếu niên. - ¾ người dùng facebook ở Việt Nam từ độ tuổi 18 đến 35, dành 2,5 giờ trung bình mỗi ngày để sử dụng Facebook 3. Lợi ích của việc sử dụng facebook? - Facebook là cầu nối, giúp kết nối con người với con người lại gần nhau hơn, bất kể bạn ở khắp mọi nơi, kể cả trong nước và trên thế giới bạn đều có thể giao lưu kết bạn. Bạn có thể dễ dàng làm quen với những người bạn mới mà bạn chưa từng biết nhờ tính năng chat miễn phí và không giới hạn của 1,0 facebook. - Facebook có nhiều tiện ích đáp ứng được các nhu cầu hết sức đa dạng: kết nối - giao tiếp, tìm kiếm thông tin, học tập, giải trí, kinh doanh ,giúp học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích từ những lớp học online; giúp cập nhật thông tin bạn bè, người thân một cách nhanh chóng, kịp thời. - Là phương tiện giúp bạn bày tỏ quan điểm và ý kiến của bản thân như: quan niệm sống, phong cách thời trang - Nơi quảng cáo, kinh doanh buôn bán của các doanh nghiệp - Giúp bạn làm việc nhóm dễ dàng hơn - Là nơi con người có thể chia sẻ vui buồn với bạn bè một cách nhanh nhất 4. Tác hại của việc sử dụng facebook quá nhiều - Lâm vào tình trạng nghiện facebook, làm lãng phí thời gian của con người - Bạn có thể bị lấy cắp thông tin khi tham gia facebook
- - Nhiều người sử dụng facebook với mục đích xấu như: nói xấu, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác, . - Làm con người say mê chìm đắm vào thế giới ảo, không quan tâm đến đời 1,0 sống thật - Làm con người lâm vào các trạng thái tiêu cực như: ghen tỵ, mặc cảm, đua đòi, đánh nhau, bệnh thần kinh, bệnh về mắt, ảnh hưởng kết quả học tập, gia đình bất hòa, có trường hợp dẫn đến những cái chết thương tâm 5. Giải pháp hạn chế tác hại sử của việc sử dụng facebook - Nhà nước: đưa ra các biện pháp sử dụng facebook lành mạnh, có hình phạt cho những hành vi xấu trên facebook 1,0 - Nhà trường, gia đình: quan tâm đến con em-học sinh, hướng dẫn con em- học sinh sử dụng facebook một cách có hiệu quả, tổ chức các hoạt động VH, VH cuốn hút họ - Bản thân: có ý thức đúng đắn khi sử dụng facebook, tham gai các hoạt động VH, VN lành mạnh . III. Kết bài - Khẳng định lại vấn đề 0,25 - Nêu cảm nghĩ và lời khuyên về việc sử dụng facebook. 0,25 *Lưu ý: Khuyến khích những bài làm có sáng tạo ( HS có thể có các cách diễn đạt khác nhau nhưng phải đảm bảo các nội dung cơ bản và phù hợp với yêu cầu của đề )