Đề kiểm tra giữa kì I môn Tiếng Việt Khối 5 (Chân trời sáng tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì I môn Tiếng Việt Khối 5 (Chân trời sáng tạo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_ki_i_mon_tieng_viet_khoi_5_chan_troi_sang_t.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Tiếng Việt Khối 5 (Chân trời sáng tạo)
- ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I KHỐI 5 - MÔN TIẾNG VIỆT I.Đọc thầm MƯA PHÙN, MƯA BỤI, MƯA XUÂN Mùa xuân đã tới. Các bạn hãy để ý một chút. Bốn mùa có hoa nở, bốn mùa cũng có nhiều thứ mưa khác nhau. Mưa rào mùa hạ. Mưa ngâu, mưa dầm mùa thu, mùa đông. Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi. Mưa xuân tới rồi. Ngoài kia đương mưa phùn. Vòm trời âm u. Cả đến mảnh trời trên đầu tường cũng không thấy. Không phải tại sương mù ngoài hồ toả vào. Đấy là mưa bụi, hạt mưa từng làn lăng quăng, li ti đậu trên mái tóc. Phủi nhẹ một cái, rơi đâu mất. Mưa dây, mưa rợ, mưa phơi phới như rắc phấn mù mịt. Mưa phùn đem mùa xuân đến. Mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rờn cái trảng ruộng cao. Mầm cây sau sau, cây nhuội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác. Những cây bằng lăng trơ trụi, lẻo khoẻo, thiểu não như cắm cái cọc . Thế mà mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm. Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọc trắng ngần như thủy tinh. Trên cành ngang, những hạt mưa thành dây chuỗi hạt trai treo lóng lánh. Ở búi cỏ dưới gốc, ô mạng nhện bám mưa bụi, như được choàng mảnh voan trắng. Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nẩy ra. Mưa bụi ấm áp. Cái cây được uống nước. Theo Tô Hoài Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Những cơn mưa nào nhắc đến trong bài? A. mưa rào. B. mưa rào, mưa ngâu C. mưa bóng mây, mưa đá D. mưa rào, mưa ngâu, mưa dầm, mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi. Câu 2: Hình ảnh nào không miêu tả mưa xuân ? A. Lăng quăng, li ti đậu trên mái tóc. B. Mưa rào rào như quất vào mặt người qua đường. C. Mưa dây, mưa rợ như rắc phấn mù mịt. D. Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọc trắng ngần như thủy tinh.
- Câu 3: Hình ảnh nào miêu tả sức sống của cây cối khi có mưa xuân? A. Mưa phùn đem mùa xuân đến B. Vòm trời âm u. Cả đến mảnh trời trên đầu tường cũng không thấy. C. Mầm cây sau sau, cây nhuội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác D. Mưa xuân tới rồi. Câu 4: Nội dung của đoạn văn trên nói về điều gì? A. Tả mưa phùn, mưa bụi, mưa xuân. B. Vẻ đẹp của mùa xuân và sức sống của cây cối khi có mưa xuân. C. Cảnh cây cối đâm chồi nảy lộc. D. Tả cơn mưa. Câu 5 : Từ nào đồng nghĩa với "mưa phùn"? A. Mưa bụi. B. Mưa bóng mây. C. Mưa rào. D. Mưa dầm Câu 6 : Từ trổ trong cụm từ “trổ hoa vàng” có nghĩa là gì? A. nở B. rụng C. Tàn D. Rơi Câu 7: Từ nào dưới đây trái nghĩa với các từ còn lại ? A. Nhỏ xíu B. To kềnh C. Nhỏ xinh D. Bé xíu Câu 8: Từ đồng nghĩa với từ “siêng năng” là : A. Chăm chỉ B. Dũng cảm C. Anh hùng D. Lười biến Câu 9. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào mỗi chỗ trống trong câu sau: Mùa xuân, cỏ non lên A. xanh lét B.xanh mơn mởn C. xanh mét D. xanh lè Câu 10. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào mỗi chỗ trống trong câu sau: Thằng bé suốt ngày dãi nắng nên da A.đen láy B.đen trũi C.đen tuyền D. đen nháy Câu 11. Câu nào dưới đây có từ “ăn” được dùng với nghĩa gốc? A. Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước “ăn” chân. B. Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng “ăn” với nhau bữa cơm tối rất vui vẻ. C. Cứ chiều chiều, Vũ lại nghe tiếng còi tàu vào cảng “ăn” than. D. Mẹ cho xe đạp ăn dầu.
- Câu 12:Dòng nào dưới đây có các từ in đậm là từ nhiều nghĩa? A. cánh đồng / pho tượng đồng. B. con đường / cân đường trắng. C. bàn chân / chân trời. D. ngọn lửa hồng / quả hồng. Câu 13: Những từ in đậm trong dòng nào dưới đây là từ đồng âm? A. Hoa thơm cỏ ngọt. / Cô ấy có giọng hát rất ngọt. B. Mây mờ che đỉnh trường Sơn./ Tham dự đỉnh cao mơ ước. C. Cánh cò bay lả dập dờn./ Bác thợ hồ đã cầm cái bay mới. D. Trăng đã lên cao / Kết quả học tập cao hơn trước. Câu 14: Xác định vị ngữ vị ngữ trong câu văn sau: Quần đảo gồm nhiều đảo nhỏ đứng theo hình vòng cung. A. quần đảo. B. nhiều đảo nhỏ. C. gồm nhiều đảo nhỏ đứng theo hình vòng cung. D. đứng theo hình vòng cung. Câu 15: Đại từ trong câu: “Xuồng chúng tôi lướt qua một quãng kênh, hai bên bờ lau sậy mọc rậm rịt.” là: A. Chúng tôi B. Tôi. C. xuồng chúng tôi. D. Lau sậy Câu 16: Câu sau có mấy từ láy: “Những cây bằng lăng trơ trụi, lẻo khoẻo, thiểu não như cắm cái cọc.” A. 3 từ B. 1 từ C. 2 từ D. 4 từ Câu 17: Tìm một vần có thể điền vào cả 3 chỗ trống sau đây: Chăn trâu đốt lửa trên đồng Rạ rơm thì ít, gió đông thì nh Mải mê đuổi một con d . Củ khoai nướng để cả ch thành tro Theo Đống Đức Bốn
- A. iêu B. ơi C. ay D. ngày Bài 18: Tìm tiếng có vần uyên thích hợp với mỗi chỗ trống Chỉ có .mới hiểu Biển mênh mông nhường nào Chỉ có biển mới biết .đi đâu về đâu. Xuân Quỳnh A. bạn B. mẹ C. thầy D. thuyền Bài 19: Đọc bài thơ sau: GHI Ở BỜ AO Chim hót rung rinh cành khế Hoa rơi tím cả cầu ao. Mấy chú rô ron ngơ ngác Tưởng trời đang đổ mưa sao. Trần Đăng Khoa Em hãy cho biết bài thơ trên tả gì? A. Tả bầu trời buổi sáng. B. Tả cây khế. C. Tả một ao nước. D. Tả mấy chú rô ron Bài 20: Đọc đoạn văn sau: Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Dòng sông hiền hòa uốn lượn qua xóm làng. Cánh đồng xanh mướt thẳng cánh sò bay. Con đường làng in dấu chân quen. Nhưng em thích hơn cả là cảnh cánh đồng lúa chín như một biển vàng nhấp nhô gợn sóng. A. Đoạn văn trên là kết bài mở rộng. B. Đoạn văn trên là kết bài không mở rộng. C. Đoạn văn trên là mở bài trực tiếp. D. Đoạn văn trên là mở bài gián tiếp.