Đề kiểm tra giữa kì I Ngữ văn Lớp 9

docx 11 trang Hoài Anh 17/05/2022 5624
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì I Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_i_ngu_van_lop_9.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I Ngữ văn Lớp 9

  1. PHÒNG GD & ĐT DẦU TIẾNG TRƯỜNG THCS MINH THẠNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NGỮ VĂN 9 I/ XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ - Đánh giá năng lực tổng hợp của học sinh sau khi học xong chương trình Ngữ văn 9 từ tuần 1 đến tuần 8 - Nắm vững kiến thức ở các nội dung Đọc – hiểu, Tiếng Việt, Tập làm văn. - Khả năng vận dụng kiến thức Đọc – hiểu, Tiếng Việt, Làm văn vào việc tiếp nhận văn bản và tạo lập văn bản. - Hình thức đánh giá: Tự luận II/ XÁC ĐỊNH CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CẦN ĐẠT 1. KIẾN THỨC - Nhận biết được thể loại, phương thức biểu đạt của đoạn văn/thơ( Hoặc bài văn/thơ ). - Chỉ ra được biện pháp tu từ tiêu biểu và giá trị của biện pháp tu từ đó. - Xác định được nội dung của ngữ liệu đã cho - Vận dụng được những hiểu biết của bản thân về thiên nhiên, đất nước, con người, các phẩm chất cần thiết của con người bằng một đoạn văn. - Nắm được cách viết một bài văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, 2. KĨ NĂNG - Học sinh có kĩ năng Đọc – hiểu văn bản nghệ thuật, văn bản nghị luận, văn bản thông tin biết nhận diện thể thơ, phương thức biểu đạt , hiểu các biện pháp tu từ và hiểu được nội dung của ngữ liệu, lý giải các vấn đề đặt ra trong ngữ liệu . - Biết viết đoạn văn nghị luận xã hội có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không sai lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp. - Học sinh có kĩ năng làm một bài văn tự sự chuyển từ một tác phẩm. Bố cục rõ ràng, kết hợp với yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, - Văn viết trong sáng, lưu loát, giàu hình ảnh, cảm xúc, không mắc lỗi hành văn. 3. THÁI ĐỘ: - Biết trân trọng, yêu quý nhà văn và các nhân vật trong truyện. - Biết yêu thương con người, có thái độ đồng cảm với người nghèo khổ. - Bồi đắp thêm tình cảm giữa con người với con người. - Có ý thức hơn trong việc giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thêm yêu ngôn ngữ tiếng Việt. III/ LẬP BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC. MA TRẬN TỔNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM 2021 - 2022 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9 TG: 90 phút Nội dung Mức độ cần đạt Tổng
  2. Nhận biết Thông Vận Vận dụng số hiểu dụng cao I. Đọc 1 hiểu - Ngữ liệu: văn - Nhận diện: Hiểu ý Lí giải ý bản nghệ thuật, Thể thơ, nghĩa của nghĩa/ văn bản nghị phương thức chi tiết/ thông luận, VB thông biểu đạt phương điệp của tin . -phát hiện chi thức biểu luận - Tiêu chí lựa tiết/ hình ảnh/ đạt/ biện điểm/ chọn ngữ liệu: biện pháp tu pháp tu câu nói/ Văn bản ngoài từ, nổi bật từ/ văn bản. chương trình trong đoạn Lí giải + 01 đoạn thơ thơ./ đoạn được một hoặc văn / bài văn ( hoặc số kiến thơ hoặc văn ( bài thơ/văn) thức tiếng Có nguồn trích Việt cơ dẫn rõ ràng) bản học trong + Độ dài khoảng chương 150 chữ – 200 trình. chữ 2. Tiếng Việt : Tiêu chí lựa chọn: liên quan đến các kiến thức sau: + Các biện pháp tu từ về từ vựng + Các phương châm hội thoại + Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp + Tổng kết TV TV Tổng Số câu 1 2 1 4 Số điểm 0,5 1,5 1 3 Tỉ lệ 5% 15% 10 % 30% II. Tập Câu 1: Vận làm văn - Trình bày suy dụng nghĩ về vấn đề kiến thức đặt ra trong thực tiễn
  3. phần đọc hiểu ở để viết phần I.1 đoạn văn nghị luận XH ngắn khoảng 200 từ từ vấn đề của phần Đọc hiểu Câu 2: Kiểu văn tự sự Biết viết bài có các yếu tố độc văn tự sự thoại, độc thoại (một tác nội tâm, nghị phẩm, đoạn luận, miêu tả. trích / bài Liên quan đến thơ) các tác phẩm như Hoàng Lê nhất thống chí Chuyện người con gái Nam Xương Truyện Kiều Truyện LVT - Đồng chí Tổng Số câu 1 1 2 Số điểm 2 5 7 Tỉ lệ 20% 50% 70% Tổng Số câu 1 2 2 1 6 cộng Số điểm 0,5 1,5 3,0 5,0 10 Tỉ lệ 0,5% 15% 30% 50% 100%
  4. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2021- 2022 MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 9 Thời gian : 90 phút Mức độ/ chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng I.Đọc - Ngữ liêu: - Nhận - Hiểu ý nghĩa Lí giải ý nghĩa/ hiểu Văn bản diện của chi tiết/ thông điệp của nghị luận được phương thức luận điểm/ câu phương nói/ văn bản. -Tiêu chí biểu đạt/ biện thức biểu lựa chọn pháp tu từ/ Nêu thông điệp đạt . sau khi đọc đoạn ngữ liệu Lí giải được trích Một một số kiến đoạn thức tiếng Việt trích(Trích cơ bản học Dạy trẻ trong chương lòng nhân trình. ái ở trường quốc tế Global – theo Dân trí - ngày 14/ 2/ 2015). Độ dài văn bản
  5. khoảng 200 chữ Tổng Số câu 1 2 1 4 Số điểm 0,5 1,5 1,0 3,0 Tỉ tệ % 5% 15% 10% 30 % II. 1. Nghị Hãy viết một Làm luận xã hôi đoạn văn văn Trình bày (khoảng 200 chữ) về một vấn trình bày suy đề đặt ra nghĩ của em về trong đọc vấn đề được nêu hiểu trong đoạn trích Độ dài : phần Đọc- hiểu ( Khoảng 200 chữ) 2. Văn tự sự Văn bản đã học trong chương trình ngữ văn 9 Viết bài văn giữa kì 1, Tự sự chuyển Đóng vai thành một Trương câu chuyện Sinh kể lại kể. Liên tác phẩm
  6. quan đến các tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương Tổng Số câu 1 1 2 Số điểm 2,0 5,0 7,0 Tỉ lệ% 20% 50% 70% Tổng Số câu 1 2 2 1 6 Số điểm 0,5 1,5 3,0 5,0 10 Tỉ lệ% 5% 15% 30% 50% 100%
  7. PHÒNG GD&ĐT DẦU TIẾNG KIỂM TRA GIỮA KÌ I - NĂM HỌC 2021- 2022 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn : Ngữ Văn 9 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra : Tuần 9 I. ĐỌC – HIỂU ( 3,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi Lòng nhân ái không phải tự sinh ra con người đã có. Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất hàng đầu, là văn hóa của mỗi một con người. Lòng nhân ái có được là do sự góp công của mỗi gia đình và nhà trường tạo lập cho các em thông qua các hoạt động trải nghiệm rèn luyện, học tập, sẻ chia, “đau với nỗi đau của người khác” Và lòng nhân ái của các em Trường Quốc tế Global đã được hình thành như thế,[ ]. Lòng nhân ái là một phần quan trọng trong mục tiêu giáo dục toàn diện của trường GIS và thực tế, lòng nhân ái rất cần trong đời sống, đó là nét văn hóa, là cốt cách của mỗi một con người. Các hoạt động từ thiện đã và đang diễn ra tại Trường Quốc tế Global đã góp phần giúp các em học sinh xây dựng tính cộng đồng, tinh thần trách nhiệm, sẻ chia với mọi người và giúp người khi khó khăn hoạn nạn, phát triển toàn diện tri thức và đạo đức để trở thành những công dân ưu tú, có ích cho xã hội, gìn giữ được bản sắc văn hóa Việt Nam. (Trích Dạy trẻ lòng nhân ái ở trường quốc tế Global – theo Dân trí - ngày 14/ 2/ 2015). Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích? Câu 2 (0,5 điểm): Giải nghĩa từ trách nhiệm. Câu 3 .(1,0 điểm): Lòng nhân ái có được là do những yếu tố nào? Thông hiểu Câu 4 (1,0 điểm): Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với em Vận dụng cao II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 .( 2 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về lòng nhân ái .
  8. Câu 2 ( 5,0 điểm) Em hãy đóng vai Trương Sinh kể lại tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ .̣( Bố cục 3 phần) HẾT V/ XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM HƯỚNG DẪN CHẤM GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2021- 2022 MÔN NGỮ VĂN 9 (Bản hướng dẫn chấm gồm 03 trang) A. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Tổ bộ môn của trường. - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn theo qui đinh hiện hành B. Đề và hướng dẫn chấm: Phần Hướng dẫn chấm Điểm I. ĐỌC- HIỂU ( 3,0 điểm) I 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,5 2 Giải nghĩa từ trách nhiệm : 0,5 Trách nhiệm là việc mà mỗi người phải làm và có ý thức với những việc làm đó. 3 Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách nhưng cần đảm bảo nội dung 1,0 Lòng nhân ái có được là do sự góp công của mỗi gia đình và nhà trường tạo lập cho các em thông qua các hoạt động trải nghiệm rèn luyện, học tập, sẻ chia, “đau với nỗi đau của người khác” 4. Học sinh rút ra ý nghĩa sau khi đọc đoạn trích:( 3 5 câu) 1,0 đ .Thông điệp: Hãy đùm bọc, sẻ chia, cảm thông trước những khó khăn của con người trong cuộc sống, II. LÀM VĂN ( 7,0 điểm)
  9. II 1 Từ nội dung của đoạn thơ ở phần 1.I, em hãy viết một đoạn văn ngắn bàn 2.0 về lòng nhân ái a. Đúng hình thức đoạn văn.(Mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn) 0.25 b. Xác định đúng nội dung trình bày trong đoạn văn. Lòng nhân ái 0.25 Giá trị của lòng nhân ái đối với con người. c. Triển khai vấn đề nghị luận 1.0 Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ giá trị của lòng nhân ái đối với con người. Có thể theo định hướng sau: 1. Giải thích - Nêu vấn đề Lòng nhân ái là . ( Từ khóa) - 025 * Giải thích : Lòng nhân ái là gì? Lòng nhân ái là tình yêu thương giữa con người với con người. 2. Phân tích – Biểu hiện: + Quan tâm đến những người xung quanh. + Chia sẻ, cảm thông với những nỗi đau của người khác. * Tại sao con người cần phải có lòng nhân ái: - Lòng nhân ái là cách con người trao cho nhau tình thương mà không cần sự đền đáp, trả ơn từ người mình đã giúp đỡ. - Lòng nhân ái rất cần trong đời sống, đó là nét văn hóa, là cốt cách của mỗi một con người. - Người có lòng nhân ái luôn luôn được mọi người yêu mến kính trọng và luôn thành công trong cuộc sống. 3.Bàn luận, mở rộng * Bàn luận mở rộng để rút ra bài học cho bản thân: Dẫn chứng ( thực 0,25 tế cuộc sống) – Phê phán những kẻ chỉ biết có mình, ích kỉ, vì lợi ích của bản thân, + 0,25 không quan tâm đến người khác. Dẫn chứng ( thực tế cuộc sống) 4. Bài học và liên hệ bản thân Bài học nhận thức và hành động: Mỗi người phải rèn luyện cho mình đức tính tốt đó là: tinh thần yêu thương, san sẻ cho nhau trong cuộc sống; tự bản thân phải sống tốt và ngày càng hoàn thiện mình hơn. e. Chính tả: Đảm bảo những quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25(5 lỗi) d. Sáng tạo, cách diễn đạt độc đáo , có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận 0.25 2 5.0
  10. Em hãy đóng vai Trương Sinh kể lại tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ a. HS chọn ngôi kể phù hợp: ngôi kể thứ nhất 0.5 Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài: - Trương Sinh giới thiệu về bản thân mình (tên, gia cảnh, tính cách) Thân bài: Triển khai diễn biến của câu chuyện Kết bài: kết thúc câu chuyện và rút ra bài học. b.Xác định đúng nội dung câu chuyện: đóng vai Trương Sinh kể lại tác 0.5 phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ c. Triển khai hợp lí nội dung trình tự của câu chuyện; kết hợp tốt các yếu 3.0 tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. - Xác định đúng ngôi kể chuyện: Ngôi thứ nhất Học sinh có thể trình bày các chi tiết theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những ý cơ bản sau: - Trương Sinh giới thiệu về bản thân mình (tên, quê quán, gia cảnh, tính cách) - Trương Sinh dẫn dắt vào câu chuyện (Có một câu chuyện làm tôi ân hận suốt đời, dù có chết tôi cũng không tha thứ cho bản thân). - Quá trình kết hôn và chung sống với Vũ Nương. - Thời gian xa nhà (Được nghe những người hàng xóm kể lại) - Trương Sinh trở về và nghi oan cho vợ. - Vũ Nương thanh minh, được giải oan và sự hối hận của chàng Trương. - Trương Sinh tự rút ra cho mình bài học: Vợ chồng phải biết yêu thương tôn trọng và đặt niềm tin ở nhau mới có hạnh phúc bền lâu - Trương Sinh tự hứa với lòng sẽ ở vậy, chăm con thật tốt, bù đắp sai lầm. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của 0.5 câu, ngữ nghĩa của từ
  11. e. Sáng tạo: trong cách kể chuyện, kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố miêu 0.5 tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. Lời kể mạch lạc, trong sáng Tổng điểm 10.0 Lưu ý chung 1. Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung lớn nhất thiết phải có. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải hợp lý. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ kể chung chung, sắp xếp ý lộn xộn. 5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả. HẾT Minh Thạnh ngày 3/11/2021 GV : Hồ Thị Cẩm Hồng