Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn 6 sách Cánh Diều - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Cát Thành (Có đáp án)

doc 16 trang hoaithuk2 4936
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn 6 sách Cánh Diều - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Cát Thành (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_ky_i_mon_ngu_van_6_sach_canh_dieu_nam_hoc_2.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn 6 sách Cánh Diều - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Cát Thành (Có đáp án)

  1. 1 PHÒNG GD-ĐT PHÙ CÁT MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I TRƯỜNG THCS CÁT THÀNH NĂM HỌC: 2022-2023 Môn : Ngữ văn 6 Thời gian : 90 phút ( Không kể thời gian phát đề) MÃ ĐỀ : Ngày kiểm tra: 01/11/2022 (Ma trận đề kiểm tra gồm 01 trang) Nội Mức độ nhận thức Tổng dung/đơn TT Kĩ năng Vận dụng % vị kiến Thông hiểu Vận dụng Nhận biết cao điểm thức 1 Đọc 1.Truyện hiểu dân gian 1 TN (truyền 7 TN 60 thuyết, cổ 2 TL tích). 2 Viết Kể lại một truyện dân 40 gian 1 TL* 1 TL* 1 TL* 1 TL* Tổng 7 TN 1 TN, 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% 100 Tỉ lệ chung 70% 30% • Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.
  2. 2 PHÒNG GD-ĐT PHÙ CÁT BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I TRƯỜNG THCS CÁT THÀNH NĂM HỌC: 2022-2023 Môn : Ngữ văn 6 Thời gian : 90 phút ( Không kể thời gian phát đề) MÃ ĐỀ : Ngày kiểm tra: 01/11/2022 (Bảng đặc tả đề kiểm tra gồm 01 trang) Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chương/ Nội dung/Đơn TT Mức độ đánh giá Thông Vận Chủ đề vị kiến thức Nhận Vận hiểu dụng biết dụng cao 1 Đọc hiểu Truyện dân gian Nhận biết: 7TN (truyền thuyết, - Nhận biết được: thể loại, ngôi kể, cốt 1 TN cổ tích) truyện, chi tiết tiêu biểu, đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành 2TL động, ngôn ngữ, ý nghĩ. - Nhận biết được nghĩa của từ láy , loại trạng ngữ. Thông hiểu: - Xác định được chủ đề truyện dân gian Vận dụng: - Rút ra được bài học từ văn bản. - Nhận xét, đánh giá được ý nghĩa, giá trị tư tưởng hoặc đặc sắc về nghệ thuật của văn bản. 2 Viết Kể lại một Nhận biết: truyền thuyết Thông hiểu: hoặc truyện cổ Vận dụng: tích em yêu Vận dụng cao: Viết được bài văn kể lại một truyền 1TL* 1TL* 1TL* 1TL* thích thuyết hoặc cổ tích. Có thể sử dụng ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba, kể bằng ngôn ngữ của mình trên cơ sở tôn trọng cốt truyện của dân gian. Tổng 7 TN 1 TN, 1 TL 2 TL Tỉ lệ % 40 30 20 10 Tỉ lệ chung 70 30
  3. 3 PHÒNG GD-ĐT PHÙ CÁT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I TRƯỜNG THCS CÁT THÀNH NĂM HỌC: 2022-2023 Môn : Ngữ văn 6 Thời gian : 90 phút ( Không kể thời gian phát đề) MÃ ĐỀ : Ngày kiểm tra: 01/11/2022 (Đề kiểm tra gồm 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: SỰ TÍCH HOA CÚC TRẮNG Ngày xưa, có một gia đình nghèo gồm hai mẹ con sống nương tựa vào nhau, cuộc sống của họ bình yên trong một ngôi nhà nhỏ. Người mẹ hàng ngày tần tảo làm lụng nuôi con. Người con thì cũng hiếu thảo, biết vâng lời mẹ và chăm chỉ học hành. Một ngày kia, người mẹ bỗng lâm bệnh nặng, mặc dù người con rất thương mẹ, chạy chữa biết bao thầy lang giỏi trong vùng cũng không chữa khỏi cho mẹ. Em buồn lắm, ngày ngày đều cầu phúc cho mẹ. Thương mẹ, người con quyết tâm đi tìm thầy nơi khác về chữa bệnh. Người con đi mãi, qua bao nhiêu làng mạc, núi sông, ăn đói mặc rách vẫn không nản lòng. Đến một hôm, khi đi ngang qua một ngôi chùa, em xin nhà sư trụ trì được vào thắp hương cầu phúc cho mẹ. Lời cầu xin của em khiến trời nghe cũng phải nhỏ lệ, đất nghe cũng cúi mình. Lời cầu xin đó đến tai Đức Phật từ bi, Người cảm thương tấm lòng hiếu thảo đó của em nên đã tự mình hóa thân thành một nhà sư. Nhà sư đi ngang qua chùa và tặng em một bông hoa trắng rồi nói: - Bông hoa này là biểu tượng của sự sống, là bông hoa chứa đựng niềm hi vọng, là ước mơ của loài người, là thần dược để chữa bệnh cho mẹ con, con hãy mang nó về chăm sóc. Nhưng phải nhớ rằng, cứ mỗi năm sẽ có một cánh hoa rụng đi và bông hoa có bao nhiêu cánh thì mẹ con chỉ sống được bấy nhiêu năm. Nói rồi nhà sư biến mất. Em nhận bông hoa, cảm tạ Đức Phật, lòng em rất đỗi vui mừng. Nhưng khi đếm những cánh hoa, lòng em bỗng buồn trở lại khi biết rằng bông hoa chỉ có năm cánh, nghĩa là mẹ em chỉ sống được thêm với em có năm năm nữa. Thương mẹ quá, em nghĩ ra một cách, em liền liều xé nhỏ những cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ, nhiều đến khi không còn đếm được bông hoa có bao nhiêu cánh nữa. Nhờ đó mà mẹ em đã khỏi bệnh và sống rất lâu bên người con hiếu thảo của mình. Bông hoa trắng với vô số cánh nhỏ đó đã trở thành biểu tượng của sự sống, là ước mơ trường tồn, là sự hiếu thảo của người con đối với mẹ, là khát vọng chữa lành mọi bệnh tật cho mẹ của người con. Ngày nay, bông hoa đó được người đời gọi là hoa cúc trắng. (Phỏng theo Truyện cổ tích Nhật Bản - Sách Ngựa Gióng)
  4. 4 Lựa chọn đáp án đúng nhất: Câu 1. Truyện Sự tích hoa cúc trắng thuộc thể loại nào? A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyền thuyết D. Thần thoại Câu 2. Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy? A.Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ ba C. Ngôi thứ hai D. Cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba Câu 3. Trong câu chuyện, em bé cứu sống được mẹ là: A. nhờ tìm được thầy lang giỏi . B. bông hoa cúc trắng. C. nhờ thần dược. D. hoa dại ven đường. Câu 4. Theo nhà sư, bông hoa cúc trắng biểu tượng cho điều gì? A. Biểu tượng cho sự sống và lòng hiếu thảo B. Biểu tượng cho sự sống và lòng kiên trì C. Biểu tượng cho sự sống và tình yêu thương D. Biểu tượng cho sự sống và ước mơ cao đẹp Câu 5. Vì sao em bé lại xé nhỏ các cánh hoa? A. Vì em vốn là đứa trẻ hiếu động B. Vì em nghĩ bông hoa nhiều cánh sẽ đẹp hơn C. Vì em bé muốn mẹ sống lâu bên mình D. Vì em thích bông hoa nhiều cánh Câu 6. Trong câu văn“Người mẹ hàng ngày tần tảo làm lụng nuôi con”, từ láy tần tảo có ý nghĩa là: A. làm lụng chăm chỉ công việc nhà trong hoàn cảnh khó khăn B. làm lụng chăm chỉ công việc đồng áng trong hoàn cảnh khó khăn C. làm lụng chăm chỉ việc nhà và đồng áng trong hoàn cảnh khó khăn D. làm lụng vất vả, lo toan việc nhà trong hoàn cảnh khó khăn Câu 7. “Ngày xưa, có một gia đình nghèo gồm hai mẹ con sống nương tựa vào nhau, cuộc sống của họ bình yên trong một ngôi nhà nhỏ”. Từ in đậm trong câu văn thuộc loại trạng ngữ nào? (7) A. Trạng ngữ chỉ mục đích B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân D. Trạng ngữ chỉ thời gian Câu 8. Chủ đề nào sau đây đúng với truyện Sự tích hoa cúc trắng? A. Ca ngợi ý nghĩa các loài hoa B. Ca ngợi tình mẫu tử C. Ca ngợi tình cảm gia đình D. Ca ngợi tình cha con Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc câu chuyện trên. Câu 10. Qua câu chuyện, em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì với cha mẹ? II. VIẾT (4.0 điểm) Hãy kể lại một truyện truyền thuyết hoặc truyện cổ tích em yêu thích bằng lời văn của em. Hết
  5. 5 PHÒNG GD-ĐT PHÙ CÁT HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I TRƯỜNG THCS CÁT THÀNH NĂM HỌC: 2022-2023 Môn : Ngữ văn 6 Thời gian : 90 phút ( Không kể thời gian phát đề) MÃ ĐỀ : Ngày kiểm tra: 01/11/2022 (Đề kiểm tra gồm 01 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,5 2 B 0,5 3 B 0,5 4 A 0,5 5 C 0,5 6 D 0,5 7 D 0,5 8 B 0,5 9 - HS nêu được cụ thể bài học; ý nghĩa của bài học. 1,0 - Lí giải được lí do nêu bài học ấy. 10 HS tự rút ra trách nhiệm về nhận thức và hành động của bản 1,0 thân đối với cha mẹ. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích bằng lời văn của em. c. Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích bằng lời văn 2.5 của em. HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể phù hợp. - Giới thiệu được câu chuyện truyền thuyết/ cổ tích định kể. - Giới thiệu được nhân vật chính, các sự kiện chính trong truyền thuyết: bắt đầu - diễn biến - kết thúc. - Ý nghĩa của truyện truyền thuyết. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,5
  6. 6 PHÒNG GD-ĐT PHÙ CÁT ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ I TRƯỜNG THCS CÁT THÀNH NĂM HỌC: 2022-2023 Môn : Ngữ văn 6 Thời gian : 90 phút ( Không kể thời gian phát đề) Ngày kiểm tra: 01/11/2022 I. PHẦN VĂN BẢN: 1. Văn bản truyện: Thánh Gióng, Thạch Sanh. * Yêu cầu: • Nắm được khái niệm truyện truyền thuyết, truyện cổ tích. • Tóm tắt truyện. • Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, yếu tố hoang đường, kì ảo, ), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, thái độ người kể ) • Cảm nhận: chi tiết đặc sắc; nhân vật trong truyện. 2. Văn bản thơ: À ơi tay mẹ; Về thăm mẹ; Ba bài ca dao nói về tình cảm gia đình. * Yêu cầu: • Nắm được đặc điểm thể thơ lục bát. • Nắm được khái niệm ca dao. • Tác giả. • Tác phẩm: hoàn cảnh ra đời của tác phẩm; nhận biết được một số yếu tố hình thức (vần, nhịp, dòng và khổ thơ, ), nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc, ý nghĩa, ) của bài thơ lục bát. • Thuộc lòng thơ. • Nội dung, nghệ thuật chính của văn bản. • Cảm nhận, phân tích được những câu thơ, đoạn thơ hay; chi tiết đặc sắc. II. PHẦN TIẾNG VIỆT: - Từ đơn và từ phức (từ ghép, từ láy); Biện pháp tu từ; Biện pháp tu từ ẩn dụ. * Yêu cầu chung: • Nắm chắc khái niệm, phân loại, tác dụng • Xem lại các bài tập trong SGK. • Vận dụng kiến thức vào việc đặt câu, viết đoạn, bài Tập làm văn. III. PHẦN TẬP LÀM VĂN: Văn tự sự. * Yêu cầu chung: • Nắm được phương pháp làm bài. • Kể lại được một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học (hoặc đã đọc, đã nghe) bằng lời văn của em. • Biết kể về một trải nghiệm đáng nhớ.
  7. 7 Hướng dẫn A. LÍ THUYẾT I. PHẦN VĂN BẢN 1. Văn bản truyện: Thánh Gióng; Thạch Sanh. *Khái niệm truyện truyền thuyết và cổ tích: Truyện truyền thuyết Truyện cổ tích Truyện cổ tích là loại truyện dân gian, thường có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về cuộc đời của một số kiểu Truyện truyền thuyết là loại truyện dân gian, có yếu nhân vật như: nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật tố hoang đường, kì ảo, kể về các sự kiện và nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật bất hạnh, nhân liên quan đến lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc vật ngốc nghếch, người mang lốt vật, nhằm thể hiện phong tục, cảnh vật địa phương theo quan niệm của ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối nhân dân. cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu a. Thánh Gióng: * Thể loại: Truyện truyền thuyết. * Phương thức biểu đạt chính: Tự sự. * Ngôi kể: ngôi thứ ba. * Nhân vật: Cậu bé Gióng (nhân vật chính), mẹ, sứ giả, giặc Ân, nhà vua, dân làng * Những sự việc chính: • Sự ra đời của Thánh Gióng. • Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc. • Thánh Gióng lớn nhanh như thổi. • Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt đi đánh giặc và đánh tan giặc. • Vua phong là Phù Đổng Thiên Vương và những dấu tích còn lại của Thánh Gióng. * Nghệ thuật, nội dung: - Nghệ thuật: • Xây dựng hình ảnh người anh hùng cứu nước mang màu sắc thần kì, nhiều chi tiết tưởng tượng, giàu ý nghĩa. • Truyện gắn với phong tục, địa danh, những chi tiết kì lạ, khác thường. - Nội dung: • Thánh Gióng là hình ảnh cao đẹp của người anh hùng đánh giặc theo quan niệm của nhân dân. • Thánh Gióng là ước mơ của nhân dân về sức mạnh tự cường của dân tộc. • Truyện phản ánh lịch sử chống ngoại xâm của ông cha ta thời xa xưa: thời đại Hùng Vương. • Hiện còn đền thờ Thánh Gióng tại Gia Lâm, Hà Nội, hàng năm có lễ hội Gióng. - Cảm nhận chi tiết: Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc Ý nghĩa: • Ca ngợi ý thức đánh giặc cứu nước trong hình tượng Gióng. Ý thức đối với đất nước được đặt lên đầu tiên đối với người anh hùng. • Ý thức đánh giặc cứu nước tạo cho người anh hùng những khả năng, hành động khác thường, thần kì.
  8. 8 b. Thạch Sanh: * Thể loại: Truyện cổ tích * Phương thức biểu đạt chính: Tự sự * Ngôi kể: ngôi thứ ba * Nhân vật: Thạch Sanh - Kiểu nhân vật dũng sĩ (mồ côi, có tài năng kì lạ), Lí Thông, Mẹ Lí Thông, Công Chúa, Thái tử con vua Thủy tề, Chằn Tinh, Đại Bàng, quân 11 nước chư hầu. * Những sự việc chính: • Thạch Sanh ra đời • Thạch Sanh lớn lên học võ và phép thần thông. • Thạch Sanh kết nghĩa anh em với Lí Thông. • Mẹ con Lí Thông lừa Thạch Sanh đi chết thay cho mình. • Thạch Sanh diệt chằn tinh bị Lí Thông cướp công. • Thạch Sanh diệt đại bàng cứu công chúa, lại bị cướp công. • Thạch Sanh diệt hồ tinh, cứu thái tử bị vu oan vào tù. • Thạch Sanh được giải oan lấy công chúa. • Thạch Sanh chiến thắng quân 18 nước chư hầu và lên ngôi vua. * Nội dung, nghệ thuật: - Nghệ thuật: • Sử dụng các chi tiết thần kì. • Sắp xếp các tình tiết tự nhiên, hợp lí. - Nội dung: Kể về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và chống quân xâm lược. - Ý nghĩa: Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những con người chính nghĩa, lương thiện. * Cảm nhận chi tiết: - Tiếng đàn thần kì: • Tiếng đàn giúp cho nhân vật được giải oan, giải thoát. Nhờ tiếng đàn mà công chúa khỏi câm, giải thoát cho TS, Lí Thông bị vạch mặt. Đó là tiếng đàn của công lí -> Thể hiện quan niệm và ước mơ công lí của nhân dân. • Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hoà bình của nhân dân ta. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hoá kẻ thù. • - Niêu cơm thần kì: • Niêu cơm có sức mạnh phi thường cứ ăn hết lại đầy, làm cho quân 18 nước chư hầu phải từ chỗ coi thường, chế giễu sau đó phải ngạc nhiên, khâm phục • Niêu cơm với lời thách đố của TS và sự thua cuộc của quân sĩ 18 nước chư hầu => tính chất kì lạ của niêu cơm và sự tài giỏi của Thạch Sanh. • Niêu cơm thần kì tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân. 2. Văn bản thơ: À ơi tay mẹ; Về thăm mẹ; Ba bài ca dao nói về tình cảm gia đình. * Đặc điểm thể thơ lục bát: • Dòng thơ: gồm các câu thơ 6 tiếng và 8 tiếng xen kẽ. • Bài thơ được gieo vần đặc trưng cho thể lục bát: tiếng thứ 6 của dòng lục gieo vần xuống tiếng sáu của dòng bát; tiếng thứ tám của dòng bát gieo xuống tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo • Nhịp thơ: ngắt nhịp chẵn 2/2/2 hoặc 4/4 a. À ơi tay mẹ * Tác giả: Bình Nguyên.
  9. 9 * Thể loại: thể thơ lục bát. * Nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật: - Nội dung: Bài thơ bày tỏ tình cảm của mẹ với đứa con nhỏ bé của mình. - Ý nghĩa: Qua hình ảnh đôi bàn tay và những lời ru, bài thơ đã khắc họa thành công một người mẹ Việt Nam điển hình: vất vả, chắt chiu, yêu thương, hi sinh đến quên mình. - Nghệ thuật: • Thể thơ lục bát nhịp nhàng như lối hát ru con. • Phối hợp hài hòa các biện pháp tu từ: ẩn dụ, điệp từ, điệp cấu trúc. * Cảm nhận câu thơ Đôi bàn tay trước giông tố cuộc đời: Bàn tay mẹ: chắn mưa sa, chắn bão qua mùa màng -> Mẹ mạnh mẽ, kiên cường trước mọi gian nan, khó khăn để bảo vệ cho con b. Về thăm mẹ: * Tác giả: Đinh Nam Khương * Thể loại: thể thơ lục bát. * Nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật: - Nghệ thuật: • Thể thơ lục bát ; • Phối hợp hài hòa các biện pháp tu từ: ẩn dụ, liệt kê, nhân hóa; • Từ láy đặc sắc. - Nội dung: Bài thơ bày tỏ tình cảm của người con xa nhà trong một lần về thăm mẹ. - Ý nghĩa: - Tình yêu thương bao la của cha mẹ dành cho ta thể hiện từ những điều bình dị, giản đơn nhất; - Mỗi chúng ta cần biết yêu thương, trân trọng, biết ơn và hiếu thảo với cha mẹ của mình. * Cảm nhận dòng thơ “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn ” Dấu ba chấm cuối dòng thơ: • Ý muốn chỉ còn có rất nhiều nghẹn ngào con chẳng nói thành lời, chất chứa trong lòng chẳng thể nói ra. • Câu thơ như kéo dài những niềm thương nỗi nhớ của người con dành cho mẹ. • Tạo khoảng lặng, dư âm trong lòng độc giả. ->Thể hiện sự xúc động nghẹn ngào, tình yêu thương, biết ơn dành cho mẹ của tác giả. c. Ba bài ca dao nói về tình cảm gia đình. * Khái niệm ca dao: • Ca dao là một hình thức thơ ca dân gian truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. • Ca dao sử dụng nhiều thể thơ, trong đó nhiều bài viết theo thể lục bát. Mỗi bài ca dao ít nhất có hai dòng. • Ca dao thể hiện các phương diện tình cảm, trong đó có tình cảm gia đình. * Nội dung, nghệ thuật: - Nghệ thuật • Thể thơ lục bát • Âm điệu tha thiết • Phép so sánh, đối xứng. - Nội dung Tình cảm đối với ông bà, cha mẹ, anh em và tình cảm của ông bà, cha mẹ đối với con cháu luôn là những tình cảm sâu nặng thiêng liêng nhất trong đời sống mỗi con người. II. PHẦN TIẾNG VIỆT: 1. Từ đơn và từ phức (từ ghép, từ láy): - Từ đơn là từ chỉ có một tiếng. Ví dụ: ông, bà, nói, cười, đi, mừng, - Từ phức là từ có hai hay nhiều tiếng. Ví dụ: cha mẹ, hiền lành, hợp tác xã, sạch sẽ, sạch sành sanh, + Từ ghép là từ phức do hai hay nhiều tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau tạo thành. Ví dụ: cha mẹ, hiền lành, khôn lớn, làm ăn, ; đỏ loè, xanh um, chịu khó, phá tan,
  10. 10 + Từ láy là từ phức do hai hay nhiều tiếng có âm đầu hoặc vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau tạo thành. 2. Biện pháp tu từ: Là việc sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt (về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, văn bản) làm cho lời văn hay hơn, đẹp hơn, nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt và tạo ấn tượng với người đọc. 3. Biện pháp tu từ ẩn dụ: Ẩn dụ là biện pháp tu từ, sự vật, hiện tượng này được gọi tên bằng sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. III. PHẦN TẬP LÀM VĂN: 1. Kể lại được một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học (hoặc đã đọc, đã nghe) bằng lời văn của em. * Các bước: B1. Chuẩn bị B2. Tìm ý và lập dàn ý - Tìm ý: Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi: • Nội dung truyện. • Các sự kiện và nhân vật chính của truyện. • Diễn biến của truyện: mở đầu - phát triển - Kết thúc. • Các chi tiết, hình ảnh, yếu tố biểu cảm, miêu tả có thể bổ sung. • Thay đổi kết thúc truyện. • Suy nghĩ, cảm xúc của bản thân khi đọc xong truyện. - Lập dàn ý • Mở bài: Giới thiệu truyện. • Thân bài: Kể bằng lời văn của mình theo các sự việc. • Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về truyện, về nhân vật chính. B3. Viết bài • Kể theo dàn ý • Kể bằng lời văn của bản thân mình. B4. Kiểm tra và chỉnh sửa bài viết Đọc và sửa lại bài viết. 2. Kể về một trải nghiệm đáng nhớ. * Định hướng: • Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em về người thân trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ, ) là kể về một sự việc, một hành động, của người ấy mà em đã chứng kiến và có ấn tượng sâu sắc. • Người kể sử dụng ngôi thứ nhất, xưng “tôi” B1. Chuẩn bị B2. Tìm ý và lập dàn ý Lập dàn ý: - Mở đầu: Giới thiệu về người thân và sự việc, tình huống mà người thân để lại ấn tượng sâu sắc trong em câu chuyện. - Nội dung chính: Lựa chọn, sắp xếp các ý tìm được theo một trình tự hợp lí, kể diễn biến câu chuyện: • Thời gian, không gian; • Ngoại hình, tâm trạng; • Hành động, cử chỉ; • Lời nói, thái độ; • Tình cảm, cảm xúc của em trước hành động, sự việc đó. - Kết thúc: • Phát biểu suy nghĩ của em về tấm lòng của người thân đối với mình; • Bày tỏ mong muốn nhận được sự chia sẻ từ người nghe về trải nghiệm. B3. Viết bài • Kể theo dàn ý
  11. 11 • Kể bằng lời văn của bản thân mình. B4. Kiểm tra và chỉnh sửa bài viết Đọc và sửa lại bài viết. Kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích em yêu thích bằng lời văn của em Bài viết tham khảo: Đề 01: Kể lại truyền thuyết “Thánh Gióng” bằng lời văn của em. Tuổi thơ tôi lớn lên êm đềm bên những câu chuyện dân gian mà ông nội vẫn kể mỗi tối. Qua những câu chuyện ông kể, tôi như đắm chìm vào thế giới đầy mơ và mộng của cha ông, hiểu thêm về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Một trong những câu chuyện mà tôi ấn tượng nhất đó là truyền thuyết Thánh Gióng. Thật đặc biệt khi câu chuyện này cũng được đưa vào chương trình Ngữ văn lớp 6. Câu chuyện đã kể về người anh hùng đánh giặc giữ nước. Câu chuyện ấy xảy ra từ đời Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai ông bà già nổi tiếng là sống phúc đức. Hai ông bà rất mong có một đứa con. Thế rồi, một hôm, bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, bà ngạc nhiên kêu lớn: “Chao ôi! Bàn chân ai mà to thế này!”. Tò mò nên bà đưa chân vào ướm thử , không ngờ về nhà bà mang thai. Điều kì lạ là mãi 12 tháng sau bà mới sinh được một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng rỡ vô cùng. Nhưng kì lạ hơn nữa là đứa trẻ đã lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy. Bấy giờ giặc Ân thế mạnh như chẻ tre tràn vào xâm lược nước ta. Chúng đi đến đâu là đốt phá nhà cửa, giết người cướp của đến đấy. Quân đội Hùng Vương nhiều phen xuất trận, nhưng đánh không nổi lại chúng. Vua Hùng lấy làm lo lắng vội phái sứ giả đi khắp nơi trong nước tìm tướng tài để giúp vua cứu nước.Đứa bé nghe tiếng rao của sứ giả, bỗng cựa mình và cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Ai nấy đứng nghe khôn xiết lạ lùng. Cho là thần nhân xuất hiện, sứ giả lập tức phi ngựa về tâu với nhà vua. Nghe nói, Hùng Vương mừng rỡ liền ra lệnh cho thợ rèn góp tất cả sắt lại rèn ngựa, gươm, áo giáp và nón như lời xin của chú bé. Càng lạ hơn nữa, kể từ hôm gặp sứ giả, chú bé bỗng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn không biết no, áo vừa mới mặc đã chật. Hai vợ chồng làm lụng cực nhọc , chạy ngược chậy xuôi mà không đủ nuôi con bèn cậy nhờ hàng xóm. Bà con ai cũng mong cậu đi giết giặc cứu nước nên chẳng nề hà gì, cùng góp gạo nuôi cậu bé. Khi ăn đến mười nong cơm, ba nong cà, mỗi lần ăn xong một nong lại vươn vai và vụt lớn lên như thổi. Vải vóc do dân làng mang đến rất nhiều để may quần áo mà vẫn không đủ Ngày ấy, giặc vừa đến sát chân núi Trâu thì sứ giả cũng kịp mang vũ khí tới. Gióng bèn vươn vai đứng dậy, lập tức trở thành một tráng sỹ, khoác áo giáp, cầm roi sắt, chào mẹ và dân làng rồi nhảy lên ngựa. Cả người cả ngựa lao vun vút ra trận. Trên chiến trường, Gióng tung hoành ngang dọc, tả đột hữu xung, giặc chết dưới tay như ngả rạ. Bỗng gậy sắt gãy, Gióng nhanh như chớp nhổ tre bên đường
  12. 12 làm vũ khí mới. Giặc sợ hãi chạy trốn, dẫm đạp lên nhau mà chết. Dẹp giặc xong, cậu Gióng không quay về kinh để nhận công ban thưởng mà thúc ngựa đến núi Sóc, bỏ lại áo giáp sắt, một người một ngựa bay thẳng về trời. Đất nước đã sạch bóng thù. Nhớ ơn người anh hùng, vua Hùng sai lập đền thờ Gióng ngay tại quê nhà, phong Gióng làm Phù Đổng Thiên Vương, phong mẹ Gióng là Thánh Mẫu Bảo Vương. Nhiều đời sau người ta còn kể, những nơi ngựa của Giong đi qua để lại trăm ao hồ. Rặng tre bị ngựa phun lửa cháy trở nên vàng óng, còn có một làng bị ngựa phun lửa cháy được gọi là làng Cháy. Truyền thuyết “Thánh Gióng” cùng hình tượng người anh hùng làng Gióng đã in đậm dấu ấn trong đời sống tinh thần người Việt từ bao đời nay. Câu chuyện đã khơi dậy trong tôi lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm sâu sắc với đất nước. Tôi tự nhủ sẽ học tập, rèn luyện tốt để mai sau có thể tô điểm cho đất nước ngày thêm đẹp tươi. Đề 02: Kể lại truyện cổ tích “Thạch Sanh” bằng lời văn của em. Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ từng viết: “Tôi yêu chuyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu sa” Thật vậy, truyện cổ tích đã đưa ta đến với thế giới nhiệm màu, kì ảo với những bài học sâu sắc mà người xưa gửi gắm. Những bài học của người xưa đã thấm sâu trong từng lời truyện nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta từ ấu thơ, trở thành hành trang nâng bước ta trưởng thành. Một trong những truyện cổ tích mà tôi ấn tượng nhất đó là Thạch Sanh. Thật đặc biệt khi câu chuyện này cũng được đưa vào chương trình Ngữ văn lớp 6. Câu chuyện đã kể về người dũng sĩ diệt chằn tinh, đại bàng để cứu người. Xưa có đôi vợ chồng tuy đã già nhưng chưa có con. Họ rất tốt bụng, nhân ái, hay giúp đỡ người khác nên được Ngọc Hoàng thương, bèn phái Thái tử đầu thai làm con của họ. Không lâu sau thì người vợ có thai, nhưng đau buồn thay, người chồng bệnh nặng qua đời. Bà vất vả một mình sinh con.Con trai ra đời, thông minh và kháu khỉnh nên bà đặt tên cho cậu là Thạch Sanh. Chẳng được bao lâu sau, thì bà cũng bệnh nặng mà qua đời,từ đó Thạch Sanh sống một mình côi cút trong túp lều nhỏ dưới gốc đa, tài sản chỉ có một chiếc khố che thân và một chiếc rìu để đốn củi kiếm cơm. Năm Thạch Sanh 13 tuổi, Ngọc Hoàng sai người xuống dậy cho Thạch Sanh võ nghệ và nhiều phép thần thông biến hóa. Một ngày nọ, có người bán rượu tên là Lý Thông đi ngang qua đó ghé lại nghỉ chân. Thấy Thạch Sanh hiền lành, khỏe mạnh lại mồ côi, Lý Thông ngẫm nghĩ: “Tên này khỏe mạnh lại khù khờ thế này, mang nó về nhà giúp việc chắc hẳn đỡ được bao nhiêu”. Hắn ngỏ ý kết nghĩa anh em với Thạch Sanh. Thạc Sanh thấy
  13. 13 có người thương mình thì vui vẻ nhận lời. Kết nghĩa xong, Lý Thông mời Thạch Sanh về nhà ở để dễ bề lợi dụng. Bấy giờ trong vùng có con Chằn tinh biết phép lạ thường ăn thịt người. Quan quân không làm gì được, dân làng phải lập miếu thờ cho nó, hằng năm phải nộp một người cho chằn tinh ăn thịt để nó đỡ quấy phá. Năm ấy, đển lượt Lý Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ cách lừa Thạch Sanh đi canh miếu thần để chết thay. Lý Thông dùng lời ngon ngọt nhờ vả: - Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về. Thạch Sanh không nghi ngờ mà nhận lời đi ngay. Nửa đêm, chằn tinh hiện ra, xông đến vồ mồi. Hai bên đánh nhau, Thạch Sanh dùng búa chém chết chằn tinh, xả xác nó làm hai. Chàng lấy được một bộ cung tên bằng vàng mà chằn tinh chết hoá thành, xách đầu chằn tinh mang về. Mẹ con Lý Thông nghe tiếng đập cửa hoảng sợ vô cùng tưởng oan hồn Thạch Sanh về đòi mạng, sau chúng hoàn hồn, thấy đầu chằn tinh, Lý Thông bèn nghĩ kế để cướp công Thạch Sanh: - Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn đi ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu” Thạch Sanh vẫn thật thà, tin ngay, trở lại gốc đa cũ. Còn Lý Thông hí hửng đem đầu con yêu quái vào kinh đô nộp cho vua, được vua phong tước Quận công. Năm ấy, nhà vua mở hội lớn để chọn chồng cho công chúa nhưng trong lễ kén phò mã, nàng bị con đại bàng khổng lồ quắp đi. Đại bàng bay qua túp lều của Thạch Sanh, Thạch Sanh nhìn thấy, giương cung vàng bắn nó bị thương, lần theo dấu máu, tìm được chỗ ở của đại bàng. Công chúa bị mất tích, vua vô cùng đau khổ, hứa sẽ gả công chúa và truyền ngôi cho ai cứu được nàng. Lý Thông liền tìm gặp Thạch Sanh và được chàng cho biết chỗ ở của đại bàng. Thạch Sanh xuống hang đại bàng để cứu công chúa. Chàng dùng búa thần chém đứt vuốt sắc, giết chết đại bàng rồi lấy dây buộc vào người công chúa, ra hiệu cho Lý Thông ở bên trên kéo lên. Không ngờ, công chúa vừa được cứu lên, Lý Thông lệnh cho quân sĩ dùng dá lấp kín cửa hang lại, lần nữa hãm hại Thạch Sanh. Thạch Sanh lần tìm lối ra và tình cờ cứu được con trai vua Thủy Tề. Thái tử mời chàng xuống thủy phủ chơi. Để đền ơn ân nhân, vua Thủy tề tặng Thạch Sanh nhiều vàng ngọc, nhưng chàng từ chối, chỉ xin nhận một cây đàn thần làm kỉ vật rồi trở về gốc đa. Hồn chằn tinh và đại bàng gặp nhau, tìm cách báo thù. Chúng ăn trộm của cải trong kho nhà vua, đem tới giấu ở gốc đa để vu vạ cho Thạch Sanh. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục. Lại nói về nàng công chúa, kể từ khi về cung lại trở nên buồn rầu, chẳng nói chẳng cười. Các quan ngự y đều bó tay. Một hôm, ở trong ngục, Thạch Sanh đem đàn ra gảy, tiếng đàn lúc ai oán não nùng, lúc hờn căm uất hận. Nghe tiếng đàn thần, công chúa tự nhiên nói cười vui vẻ, nàng xin vua cha được gặp người đánh
  14. 14 đàn. Gặp ân nhân, công chúa vui mừng khôn xiết. Vua khi ấy mới rõ sự tình, bắt mẹ con Lý Thông vào ngục, giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng tha tội, cho cả hai mẹ con về quê làm ăn. Nhưng đến giữa đường, chúng bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung. Vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Hoàng tử 18 nước chư hầu đến cầu hôn không được, bất bình mang binh lính sang vây đánh. Thạch Sanh lấy cây đàn thần ra gảy. Binh lính bủn rủn tay chân, không đánh nhau được nữa, các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh thết đãi những kẻ thua trận bằng một niêu cơm tí xíu vậy mà quân sĩ mười tám nước ăn mãi không hết. Bọn chúng bái phục và kéo nhau về nước. Mấy năm sau, vua già yếu, nhường ngôi báu cho Thạch Sanh. “Thạch Sanh” là một câu chuyện cổ tích nhiều ý nghĩa của dân tộc ta, không chỉ ngợi ca người dũng sĩ thật thà, nhân hậu mà còn nhắc nhở chúng ta đạo lý từ ngàn đời “ở hiền gặp lành”, ác giả ác báo. Câu chuyện cũng đem đến cho tôi bài học trong cuộc sống phải biết đấu tranh đến cùng với cái ác để đem lại hạnh phúc cho người lương thiện. Dàn ý ( chung): Kể lại môt trải nghiệm giúp tâm hồn em trở nên phong phú hơn a) Mở bài: Giới thiệu về trải nghiệm mà em muốn kể với mọi người. Gợi ý: • Đó có thể là một hoạt động tập thể lần đầu em được tham gia (làm bánh trung thu, gói bánh chưng, rước đèn trung thu, tổng vệ sinh khu phố, diễn văn nghệ, làm báo tường ) • Đó có thể là một cuộc gặp gỡ đặc biệt (về quê thăm ông bà, kết bạn mới, gặp lại người bạn cũ ) b) Thân bài: Kể lại trải nghiệm đó theo trình tự hợp lí (trình tự thời gian - cái gì xảy ra trước thì kể trước, xảy ra sau thì kể sau), chú ý kết hợp các chi tiết miêu tả và biểu cảm: - Trải nghiệm đó diễn ra vào khoảng thời gian nào? Ở đâu? Cùng với những ai? Vì sao em lại nhớ mãi trải nghiệm đó đến tận bây giờ? - Quá trình diễn ra trải nghiệm đó, em đã làm những gì? Cùng với ai? Trong lúc đó, em đã suy nghĩ như thế nào? Có các cung bậc cảm xúc ra sao? - Sau khi kết thúc trải nghiệm đó, em cảm thấy như thế nào? Em có thêm thay đổi gì mới cho bản thân? Em có muốn có thêm những trải nghiệm khác như vậy nữa không? c) Kết bài: Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về trải nghiệm đó. Dàn ý 1: Kể lại một trải nghiệm của em với người thân 1. Mở bài - Giới thiệu về trải nghiệm khiến em nhớ mãi • Trải nghiệm ấy diễn ra đã bao lâu rồi? • Đó là một trải nghiệm vui hay buồn? 2. Thân bài - Giới thiệu chung về trải nghiệm đó: • Thời gian cụ thể xảy ra trải nghiệm (ngày nào/ mùa nào/ năm nào) • Không gian xảy ra trải nghiệm (trung tâm, lớp học, phòng ngủ, hồ bơi ) • Lúc xảy ra trải nghiệm, em đang ở cùng với những ai? (ai đã chứng kiến và tham gia vào trải nghiệm của em?) - Kể lại các sự việc đã xảy ra trong trải nghiệm theo một trình tự hợp lí: • Trải nghiệm đó bắt đầu bằng hoạt động nào của em? • Sau đó, những điều gì đã xảy ra? Có gì đó đặc biệt khác với mọi ngày dẫn đến việc em có một trải nghiệm khó quên? • Em đã làm gì để giải quyết tình huống đó?
  15. 15 • Kết quả của trải nghiệm đó là gì? (mặt tốt/ xấu) • Trải nghiệm đó đã tác động đến em và mọi người xung quanh như thế nào? • Em có những suy nghĩ gì sau khi câu chuyện đó xảy ra? 3. Kết bài - Nêu những ý nghĩa của trải nghiệm đó đối với bản thân em: • Em cảm nhận như thế nào về trải nghiệm đó? (quan trọng, khó quên ) • Trải nghiệm đó giúp em thay đổi bản thân như thế nào? Dàn ý 2: Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em 1. Mở bài • Dẫn dắt, giới thiệu về trải nghiệm mà em muốn giới thiệu với mọi người. Mẫu: Từ nhỏ đến nay, em đã có cho bản thân mình rất nhiều những trải nghiệm thú vị. Nhưng điều làm em nhớ nhất, vẫn là một trải nghiệm diễn ra vào mùa hè năm ngoái. 2. Thân bài - Giới thiệu thời gian, không gian, nhân vật trong cuộc trải nghiệm: • Chuyện xảy ra vào lúc em bắt đầu nghỉ hè lớp 5 • Mỗi buổi chiều, em sẽ đi bơi ở hồ bơi gần nhà • Vì thường xuyên đi bơi, nên em đã làm quen với một nhóm bạn thân ở đó • Hôm nào chúng em cũng cùng nhau vui đùa, thi bơi với nhau - Kể lại các sự việc của câu chuyện: • Theo quy định của hồ bơi, em sẽ phải tắm qua và khởi động thật kĩ trước khi xuống hồ. • Hôm nào em cũng làm đủ các bước, nhưng 1 lần do đến muộn và thấy các bạn đang bơi hết, nên em đã khởi động qua loa rồi chạy vào • Lúc đầu, em ngụp lặn và bơi lội rất bình thường, nhưng khi em bắt đầu bơi thi với các bạn thì lại có chuyện không hay xảy ra • Lúc gần về đích, do bơi quá mạnh và không khởi động kĩ, em đã bị chuột rút và chìm xuống nước • May nhờ có các bạn kịp thời phát hiện, đỡ em vào bờ mới thoát khỏi nguy hiểm 3. Kết bài • Rút ra ý nghĩa, sự quan trọng của trải nghiệm đối với người viết Mẫu: Sau lần đó, em luôn nghiêm túc khởi động thật kĩ trước khi bơi như yêu cầu được đưa ra, không dám lơ là. Không chỉ vậy, em còn luôn nghiêm túc chấp hành những quy định có ở những nơi mình đến nữa. Sự thay đổi tích cực ấy chính là nhờ trải nghiệm mà em đã trải qua. Dàn ý 3: Bài văn kể lại một trải nghiệm của em 1. Mở bài: Giới thiệu trải nghiệm mà em muốn kể. Mẫu: Hôm qua là sinh nhật của mẹ em. Chính vì thế, em và bố đã quyết định là chuẩn bị một bất ngờ cho mẹ. Đó là dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị một bữa tối thật ngon. Nghĩ là làm, sau khi mẹ đi làm, hai bố con em đã cùng nhau thực hiện kế hoạch. 2. Thân bài: Kể lại trải nghiệm theo trình tự thời gian: a. Hoạt động chuẩn bị: - Dọn dẹp nhà cửa: • em sắp xếp đồ đạc, quét nhà • bố lau nhà và giặt phơi quần áo - Mua sắm: • mua các loại thức ăn, bánh kẹo, nước ngọt chuẩn bị cho bữa tối • mua một bó hoa và món quà (chiếc váy/son/vòng tay ) để tặng cho mẹ • mua các món đồ cần thiết để chuẩn bị cho bữa tiệc sinh nhật (bóng bay, pháo hoa giấy, dòng chữ Happy Birthday bằng bóng, bánh sinh nhật, nến ) b. Quá trình chuẩn bị: - Nấu ăn: • Bố vào bếp nấu các món tủ mà mẹ yêu thích (sườn xào chua ngọt, cá sốt cà chua ) • Em bày các loại kẹo, bánh đã mua vào đĩa theo hình xoắn ốc cho thật đẹp
  16. 16 • Bố bày các món đã nấu lên bàn, em xếp bát đĩa, cốc nước • Đặt bánh sinh nhật lên giữa bàn, cắm sẵn nến - Trang trí: • Thổi bóng bay và cho bóng bay khắp phòng • Dán dòng chữ Happy Birthday lên bức tường đối diện cửa • Chuẩn bị sẵn pháo hoa giấy để bắn lúc mẹ bước vào • Đội nón sinh nhật lên đầu - Văn nghệ: • Mở sẵn ca khúc Happy Birthday • Chuẩn bị các bài hát để mọi người cùng ca hát c. Diễn ra bữa tiệc • Nghe tiếng mẹ về ngoài hành lang, liền thắp nến, tắt đèn, cầm sẵn pháo hoa giấy trên tay • Mẹ mở cửa bước vào liền nổ pháo hoa giấy, nói lời chúc mừng sinh nhật mẹ • Đội mũ sinh nhật cho mẹ, mời mẹ vào bàn thổi nến và cắt bánh sinh nhật • Tặng quà sinh nhật cho mẹ và cùng nhau dùng bữa tối • Ai cũng cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và đầm ấm c. Kết bài: Suy nghĩ, cảm xúc của em dành cho trải nghiệm đó Mẫu: Buổi tiệc sinh nhật ấy diễn ra vô cùng vui vẻ và hạnh phúc. Em đã cùng bố tất bật chuẩn bị suốt gần một ngày. Tuy có vất vả nhưng điều đó chẳng là gì so với niềm vui sướng của mẹ. Đây thực sự là một trải nghiệm ý nghĩa và đáng nhớ của em.