Đề thi thử học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 - GDCS - NV01 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Bình Dương (Có đáp án)

pdf 4 trang thaodu 2711
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 - GDCS - NV01 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Bình Dương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_6_gdcs_nam_hoc_2018_201.pdf

Nội dung text: Đề thi thử học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 - GDCS - NV01 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Bình Dương (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ KIỂM TRA HỌC KỲ II - Năm học: 2018 - 2019 TỈNH BÌNH DƯƠNG Môn thi: NGỮ VĂN 6 - GDCS Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao phát đề) (Đề thi gồm có 01 trang) I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (4,0 điểm) ĐỀ THI THỬ HKII - NV01 Cho đoạn thơ sau: “Bác thương đoàn dân công Đêm nay ngủ ngoài rừng Rải lá cây làm chiếu Manh áo phủ làm chăn [. .] Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẻ thường tình Bác là Hồ Chí Minh” a) Hãy viết tiếp những khổ thơ còn lại cho hoàn chỉnh bài thơ? (0,5 điểm) b) Những khổ thơ ấy được trích trong bài thơ nào? Tác giả của bài thơ là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? (0,75 điểm) c) Nêu phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn thơ trích trên? (0,25 điểm) d) Cho biết nội dung chính của đoạn thơ trích trên? (0,5 điểm) e) Xác định các từ láy và biện pháp tu từ có trong đoạn thơ vừa viết? Cho biết giá trị biểu cảm của các từ láy và phép tu từ ấy? (0,5 điểm) f) Xác định kiểu ẩn dụ và nét tương đồng giữa 2 câu thơ sau: (0,5 điểm) “Người cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm” Và: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” g) Vì sao trong đoạn kết nhà thơ lại viết: (1,0 điểm) “Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẻ thường tình Bác là Hồ Chí Minh” II. PHẦN LÀM VĂN: (6,0 điểm) Qua bài thơ “Lượm” của nhà thơ Tố Hữu, với kiến thức cảm thụ văn học đã được học và trí tưởng tượng của mình. Em hãy tả lại hình ảnh chân dung chú bé Lượm trong bài thơ ấy./. Hết (Thí sinh không sử dụng tài liệu - giám thị không giải thích gì thêm)
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH DƯƠNG HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn: Ngữ văn – Lớp 6 (Gồm 03 trang) Câu Ý Đáp án Điểm a) 2 khổ thơ còn lại: “Trời thì mưa lâm thâm Làm sao cho khỏi ướt! 0,25 điểm Càng thương càng nóng ruột Mong trời sáng mau mau Anh đội viên nhìn Bác Bác nhìn ngọn lửa hồng Lòng vui sướng mênh mông 0,25 điểm Anh thức luôn cùng Bác” b) Trích trong bài: “Đêm nay Bác không ngủ” 0,25 điểm Tác giả: Minh Huệ 0,25 điểm Hoàn cảnh sáng tác: Viết năm 1951, dựa trên sự kiện có thật 0,25 điểm trong chiến dịch Biên giới 1950 c) Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 0,25 điểm d) Nội dung chính: Thể hiện tâm trạng sốt ruột, lo lắng và yêu 0,5 điểm thương bộ đội của Hồ Chí Minh 1 e) - Các từ láy: lâm thâm, mau mau 0,125 điểm => Tăng sức gợi hình, thấy được không gian và nỗi trông chờ 0,125 điểm của Bác - Biện pháp tu từ: điệp từ “càng càng” 0,125 điểm => Nhấn mạnh nỗi lo âu, yêu thương của Bác ngày càng tăng 0,125 điểm f) - Kiểu ẩn dụ: Ẩn dụ phẩm chất 0,25 điểm - Nét tương đồng: Hình ảnh “Người cha” và hình ảnh “mặt trời” 0,25 điểm trong câu “Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” đều chỉ Bác Hồ - vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam, là người Cha già kính yêu của đất Việt g) Tác giả viết như thế vì: - Khổ thơ cuối là nâng ý nghĩa bài thơ, nêu lên tầm khái quát lớn 0,25 điểm - Việc Bác không ngủ trong bài thơ chỉ là một đêm trong vô vàn 0,25 điểm những đêm không ngủ của Bác - Bác là vị lãnh tụ của dân tộc, là Cha thân yêu của nhân dân ta 0,25 điểm - Bác luôn dành trọn cho nhân dân, đó là lẻ sống của Bác mà mọi 0,25 điểm người đều thấu hiểu *Lưu ý: Học sinh viết đúng ý vẫn cho trọn số điểm 2 MB - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm 0,5 điểm - Giới thiệu nhân vật cần miêu tả (Nhân vật Lượm) Trong nền văn học Việt Nam, mỗi nhà văn, nhà thơ đều có cách viết riêng của chính mình. Tố Hữu cũng vậy, những đề tài của ông thường viết về người chiến sĩ, người mẹ nuôi. Và bài thơ “Lượm” là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách ấy
  3. của chính ông. Tác phẩm được viết năm 1949 trong kháng chiến chống Pháp. Bài thơ miêu tả và thể hiên nổi bật hình ảnh chú bé Lượm với những nét riêng biệt và đẹp đẽ nhất. TB Lần lượt miêu tả theo trình tự các luận điểm sau: a) Dáng điệu, trang phục: Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh. Ca lô đội lệch - Lượm có dáng người bé nhỏ “loắt choắt”, chiếc mũ ca lô luôn 0,5 điểm đội lệch trên đầu. Bé nhỏ nhưng Lượm thật nhanh nhẹn và hoạt bát. Cụm từ “cái chân thoăn thoắt” đã phần nào nói lên điều đó. - Lượm hiện lên trước mắt em thật ngộ nghĩnh và đáng yêu 0,25 điểm - Một loạt từ láy “loắt choắt”, “xinh xinh” ''thoăn thoắt”, “nghênh nghênh”cộng với điệp từ “cái” có giá trị gợi tả hết sức 0,5 điểm đặc sắc. Nó có tác dụng tạo nên bức chân dung nhỏ nhắn mà nhanh nhẹn, hoạt bát rất đáng yêu của người liên lạc nhỏ. b) Cử chi, lời nói: Cháu đi liên lạc Vui lắm chú à Ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng. Cháu cười híp mí Má đỏ bồ quân Thôi chào đồng chí Cháu đi xa dần. - Sự hồn nhiên, ngây thơ của Lượm còn được thế hiện qua niềm 0,25 điểm vui khi bản thân được làm liên lạc. Lời đối thoại của Lượm với tác giả đã giúp ta khẳng định được Lượm rất vui sướng khi được trở thành người chiến sĩ nhỏ - Bằng những từ trực tiếp miêu tả cảm xúc “vui”, “thích”, 0,5 điểm “cười”, "má đỏ” , một lần nữa, tác giả khẳng định việc được tham gia chiến đấu chống kẻ thù bảo vệ đất nước là niềm vui của thế hệ trẻ Việt Nam. - So sánh “Như con chim chích”, gợi tả sự hồn nhiên, yêu đời. 0,5 điểm Qua đó thấy được sự ham thích hoạt động xã hội của Lượm c) Lúc đi liên lạc: Vụt qua mặt trận Dạn bay vèo vèo Thư đều Thượng khẩn
  4. Sợ chi hiểm nghèo - Giữa làn đạn giặc bay vèo vèo ,Lượm dũng cảm vượt qua mặt trận. 0,25 điểm - Để thư “Thượng khẩn” nhanh tới tay người nhận, Lượm đâu quản hiểm nguy. Từ “sợ chi” mang nghĩa khẳng định ý chí chiến 0,25 điểm đấu của người liên lạc nhỏ. - Câu hỏi tu từ “Sợ chi hiểm nghèo?” thể hiện sự gan dạ, bất chấp nguy hiểm để hoàn thành nhiệm vụ 0,25 điểm - Tuy là chú bé nhỏ nhắn, nhung Lượm có tinh thần trách nhiệm cao, không sợ hiểm nguy 0,25 điểm d) Lúc hi sinh: Bỗng lòe chớp đỏ Thôi rồi, Lượm ơi! Chú đồng chí nhỏ Một dòng máu tươi! Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng - Nhưng rồi, Lượm đã ngã xuống trên cánh đồng quê khi đang làm nhiệm vụ đưa thư “Thượng khẩn” 0,25 điểm - “Thôi rồi, Lượm ơi! ” lời thơ như nghẹn ngào vì đau đớn trước sự hi sinh của Lượm 0,25 điểm - Lượm ngã xuống nhưng hồn Lượm vẫn bay giữa đồng lúa thơm ngạt ngào mùi sữa 0,25 điểm - Hình ảnh gợi tả, Lượm đã hóa thân vào thiên nhiên, đất nước - Hương thơm của cánh đồng lúa đang bao bọc, chở che hồn 0,25 điểm người chiến sĩ tuổi thiếu niên. Không gian nhẹ nhàng mà thiêng liêng bởi có cái thoáng đãng của cánh đồng quê, có vị thơm ngạt 0,5 điểm ngào của mùi sữa khi lúa trỗ đòng Tất cả giang rộng vòng tay đón Lượm trở về với đất mẹ. KB Nêu tình cảm của em về nhân vật Lượm 0,5 điểm Lượm là người hồn nhiên, ngây thơ nhưng rất dũng cảm. Lượm đã hi sinh anh đũng trong khi làm liên lạc. Anh chính là tấm gương sáng ngời cho tất cả chúng em noi theo.Tác phẩm đã khép lại nhưng hình ảnh Lượm mãi mãi lưu giữ trong trái tím em. Em yêu quý và cảm phục người thiếu niên anh hùng đã vui vẻ hi sinh vì quê hương đất nước. *Lưu ý: Học sinh có thể viết văn theo ý riêng của mình. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo đầy đủ các ý như thang điểm đưa ra. Khuyến khích các bài văn có tính sáng tạo. Hết