Đề kiểm tra học kì I môn Lịch sử 7 - Năm học 2021-2022

docx 7 trang Hoài Anh 27/05/2022 4360
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Lịch sử 7 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_lich_su_7_nam_hoc_2021_2022.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Lịch sử 7 - Năm học 2021-2022

  1. KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2021-2022 Môn: Lịch sử 7 Thời gian làm bài: 45 phút I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - HS củng cố, hệ thống, khái quát hoá kiến thức đã học trong chương trình Lịch sử lớp 7 học kỳ I. 2. Về năng lực - Năng lực tự chủ, tự học: tự lực suy nghĩ và làm bài một cách tự giác. - Năng lực điều chỉnh hành vi: sau bài kiểm tra, biết điều chỉnh phương pháp, thái độ học tập chăm chỉ. - Năng lực tư duy sáng tạo. 3. Về phẩm chất - Trung thực: tự giác làm bài, không trao đổi, quay cóp. - Chăm chỉ: cố gắng, tích cực làm hết khả năng của mình. II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: Đề bài đã đánh trên phần mềm, đáp án, biểu điểm. - Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm 100% MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I Môn: Sử 7 Trắc nghiệm 100% Nội dung Nhận Thông Vận Tổng biết hiểu dụng câu Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến 1 câu 1 câu 1 câu 3 câu Bài 5: Ấn Độ thời phong kiến 2 câu 1 câu 3 câu Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa 1 câu 2 câu 1 câu 4 câu Chủ đề: Đại Việt dưới thời nhà Trần 10 câu 8 câu 2 câu 20 câu Tổng câu 14 câu 12 câu 4 câu 30 câu Tỉ lệ % 46,2 % 39,6% 13,2% 100% Tổng điểm 4,5 điểm 4 điểm 1,5 điểm 10 điểm
  2. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐAN PHƯỢNG KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS TÂN HỘI NĂM HỌC 2021-2022 MÔN : LỊCH SỬ - LỚP: 7 Thời gian làm bài : 45 phút, Họ, tên thí sinh: Lớp: Câu 1: Một chế độ đặc biệt chỉ xuất hiện trong triều đại nhà Trần đó là: A. Chế độ Nhiếp chínhB. Chế độ Thái Thượng Hoàng C. Chế độ lập Thái tử sớm D. Chế độ Hoàng hậu. Câu 2: Nhà Trần ban hành bộ luật nào? A. Quốc triều hình luật B. Hình thư C. Luật Gia LongD. Luật Hồng Đức Câu 3: Thời Trần quân đội được tuyển chọn theo chủ trương: A. Quân lính phải đông, nước mới mạnh B. Quân đội phải văn võ song toàn. C. Quân lính cốt tinh nhuệ không cốt đông.D. Quân lính vừa đông vừa tinh nhuệ Câu 4: Âm mưu của Mông Cổ trong chiến tranh xâm lược Đại Việt lần 1 là gì? A. Xâm lược Đại Việt để làm bàn đạp tấn công Nam Tống. B. Để làm cầu nối xâm lược và thôn tính các nước ở phía Nam Trung Quốc. C. Quyết tâm xâm lược nước ta để trả thù. D. Tấn công và tiến đánh Chăm-pa. Câu 5: Khi quân Mông Cổ kéo vào Thăng Long, vua Trần đã chỉ đạo nhân dân Thăng Long thực hiện chủ trương: A. Vườn không nhà trống. B. Kiên quyết chống trả bảo vệ Thăng Long C. Xây dựng phòng tuyến đánh giặc. D. Cho người già, phụ nữ, trẻ con đi sơ tán. Câu 6: Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai, ai là người tự giương cao lá cờ: “Phá cường địch, báo hoàng ân”? A. Trần Quốc Tuấn.B. Phạm Ngũ Lão. C. Trần Khánh Dư.D. Trần Quốc Toản Câu 7: Trần Quốc Tuấn đã soạn thảo tác phẩm nào? A. Hịch tướng sĩB. Phò giá về kinh. C. Nam quốc sơn hà D. Phú sông Bạch Đằng. Câu 8: “Nếu bệ hạ (vua) muốn hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng” là câu nói của ai?
  3. A. Trần Thủ Độ B. Trần Quốc Tuấn C. Trần Quang Khải D. Trần Khánh Dư Câu 9: Địa danh nào gắn liền với những chiến công hiển hách của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên? A. Bình Than, Đông Bộ Đầu, Vạn Kiếp. B. Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương. C. Thiên Trường, Thăng Long. D. Bạch Đằng. Câu 10: Chủ trương đánh giặc nào được nhà Trần thực hiện trong cả ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên. A. Tiêu diệt đoàn thuyền lương của giặc. B. Chặn đánh ngay từ khi quân giặc vừa tiến vào nước ta. C. Thực hiện “vườn không nhà trống” D. Kiên quyết giữ Thăng Long, đào chiến lũy để chống giặc. Câu 11: Nguyên nhân nào là cơ bản nhất trong các nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên? A. Nhân dân có lòng yêu nước và tích cực tham gia kháng chiến. B. Nội bộ nhà Trần đoàn kết một lòng C. Nhà Trần có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo và có những danh tướng tài ba. D. Nhà Trần đều được nhân dân các dân tộc ủng hộ Câu 12: Ý nào dưới đây không phải ý nghĩa lịch sử của thắng lợi ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên? A. Đưa nước ta trở thành nước hùng mạnh nhất thế giới. B. Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên, bảo vệ nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. C. Nâng cao lòng tự hào, tự cường của dân tộc. D. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí giá trong nghệ thuật đánh giặc. Câu 13: Kế "vườn không nhà trống" của quân dân nhà Trần không tạo ra khó khăn nào cho quân Mông Cổ? A. Thiếu lương thực
  4. B. Nhuệ khí của kẻ thù suy giảm C. Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh không thực hiện được D. Sự trỗi dậy của người Hán ở Trung Hoa Câu 14: Vương triều Hồi giáo Đê-li cấm nghiệt ngã A. Đạo Thiên Chúa.B. Đạo Hin-đu.C. Đạo Phật.D. Nho giáo Câu 15: Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho nông nghiệp thời Trần phát triển mạnh sau chiến thắng chống xâm lược Mông Nguyên là: A. quý tộc nhà Trần tăng cường chiêu tập dân nghèo khai hoang, lập điền trang. B. đất nước hòa bình. C. nhà nước có chính sách khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt. D. nhân dân phấn khởi sau chiến thắng ngoại xâm. Câu 16: Xã hội thời Trần gồm có những tầng lớp nào? A. Vương hầu, quý tộc – nông dân, nông nô B. Vương hầu, quý tộc – nông dân, nô tì, thợ thủ công C. Vương hầu, quý tộc – địa chủ, nông dân tự do, nông dân tá điền – thợ thủ công, thương nhân – nô tì. Nông nô D. Quý tộc – địa chủ - nông dân, nông nô, nông dân tự do, nông dân tá điền Câu 17: Thợ thủ công dưới thời Trần đã tập trung về đâu để lập ra các phường nghề? A. Vân Đồn.B. Vạn Kiếp.C. Chương Dương.D. Thăng Long Câu 18: Nhà y, được học lỗi lạc thời Trần đã nghiên cứu thành công nhiều loại cây thuốc Nam có trong nước để chữa bệnh cho nhân dân. Ông là ai? A. Lê Hữu TrácB. Tuệ TĩnhC. Phan Phu TiênD. Phạm Sư Mạnh Câu 19: Vì sao dưới thời Trần địa vị chính trị của Nho giáo ngày càng nâng cao? A. nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị B. đạo Phật lấn át quyền của nhà vua C. nhân dân không ủng hộ đạo Phật D. ảnh hưởng của đạo giáo và Phật giáo giảm dần Câu 20: Tại sao văn học thời Trần đậm đặc tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc?
  5. A. do nền kinh tế phát triển, tinh thần tự cường của dân tộc dâng cao B. do đất nước liên tục phải đương đầu và đều đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù C. do nền văn hóa dân tộc được xây dựng và phát triển mạnh mẽ. D. do nhân dân có tinh thần yêu nước Câu 21: Tín ngưỡng cổ truyền phổ biến trong nhân dân A. Phật giáo B. Nho giáo C. Thiên chúa giáo D. Thờ cúng tổ tiên và các anh hùng dân tộc Câu 22: Nhà Lý xây dựng Văn Miếu – Quốc Tử Giám để làm gì? A. Là nơi gặp gỡ của quan lại. B. Vui chơi giải trí. C. Dạy học cho con vua, quan, tổ chức các kì thi. D. Đón tiếp sứ thần nước ngoài. Câu 23: Các công trình kiến trúc, nghệ thuật của nước ta thời Lý: A. đều chịu ảnh hưởng của Nho giáo. B. đều chịu ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc và Cham-pa. C. đều chịu ảnh hưởng của Đạo giáo. D. đều chịu ảnh hưởng của đạo Phật và mang dấu ấn riêng biệt của văn hóa dân tộc Đại Việt. Câu 24: Công trình được xây dựng trên cột đá lớn, dựng giữa hồ, tượng trưng cho một bông sen nở trên mặt nước là: A. chùa Tây Phương – Hà NộiB. chùa Dâu – Bắc Ninh C. chùa Một Cột – Hà Nội.D. tháp Phổ Minh – Hà Nội Câu 25: Trung Quốc thời Minh – Thanh đã: A. Phát triển thủ công nghiệp như Khai mỏ, luyện kim, dệt tơ lụa, đúc vũ khí. B. Xuất hiện mầm mống của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. C. Đời sống nhân dân ổn định. D. Có nhiều phát minh. Câu 26: Trung Quốc có 4 phát minh lớn đó là: A. Gốm, giấy, la bàn, thuốc súng.B. La bàn, thuốc súng, thuyền, giấy.
  6. C. Giấy, la bàn, thuốc súng, nghề in.D. La bàn, thuốc súng, nghề in, thuyền. Câu 27: Sự giống nhau giữa vương triều Hồi giáo Đê-li và Vương triều Mô-gôn là: A. Đều theo đạo Hồi B. Đều theo đạo Phật C. Đều là cư dân có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kì D. Đều là vương triều của người nước ngoài. Câu 28: Giữa thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của: A. PhápB. AnhC. MĩD. Tây Ban Nha Câu 29: Công trình kiến trúc tiêu biểu của Trung Quốc là: A. Vạn Lý Trường Thành.B. Tháp Phổ Minh C. Chùa tháp Pa-ganD. Khu đền tháp Bô-rô-bu-đua. Câu 30: Hội nghị nào là biểu tượng của sự đoàn kết giữa triều Trần và nhân dân trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên? A. Hội nghị Bình Than.B. Hội nghị Diên Hồng. C. Hội nghị Lũng Nhai. D. Hội nghị Đông Quan. HẾT
  7. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Trắc nghiệm (10,0 điểm). Khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng, mỗi câu đúng 0,33 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B A C A A D A B B C Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án A A D B C C D B A B Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đáp án D C D C B C D B A B 2. Học sinh: Học bài, chuẩn bị thiết bị, dụng cụ để làm bài kiểm tra. III. Tổ chức kiểm tra - GV theo dõi HS làm bài. - Sau 45 phút giáo viên yêu cầu HS ngừng làm bài trên hệ thống. * Hướng dẫn về nhà - Ôn lại nội dung đã học BGH duyệt TT/NT chuyên môn duyệt Người ra đề (Đã duyệt) Đinh Thị Kim Ngân Nguyễn Thị Huệ Dương Thị Huyền