Ôn tập ôn tập môn Sử Lớp 7

docx 3 trang Hoài Anh 16/05/2022 3350
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập ôn tập môn Sử Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxon_tap_on_tap_mon_su_lop_7.docx

Nội dung text: Ôn tập ôn tập môn Sử Lớp 7

  1. Ôn Tập Sử 7 Câu 1: Những nước nào đi đầu trong cuộc phát kiến địa lí? A. Anh, Tây Ban Nha. B. Đức, Bồ Đào Nha. C. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. D. Pháp, Bồ Đào Nha. Câu 2: Từ giữa thế kỉ XV, do nhu cầu sản xuất phát triển, các thương nhân châu Âu rất cần: A. Vàng bạc, nguyên liệu, nhân công. B. Vàng bạc, thị trường. C. Lao động, thị trường. D. Tiến bộ kĩ thuật, nguyên liệu, thị trường. Câu 3: Kết quả các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV mang lại sự giàu có cho tầng lớp nào ở Châu Âu? A. Tăng lữ, nóng dân. B. Công nhân, nóng dân. C. Tướng lĩnh quân sự. D. Thương nhân, quý tộc. Câu 4: Cuộc đấu tranh đầu tiên của giai cấp tư sản chống chế độ phong kiến trên lĩnh vực văn hóa là: A. Phong trào văn hóa Phục Hưng. B. Trào lưu triết học ánh sáng. C. Phong trào cải cách tôn giáo. D. Trào lưu triết học siêu hình. Câu 5: Đâu là 4 phát minh quan trọng mà Trung Quốc đóng góp cho nền khoa học thế giới? A. Giấy, kĩ thuật in, đóng thuyền, thuốc súng. B. Giấy, kĩ thuật in, la bàn, dệt. C. Giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng. D. Giấy, kĩ thuật in, thuốc súng, đại bác. Câu 6: Trong xã hội phong kiến, ruộng đất chủ yếu nằm trong tay: A. Địa chủ, lãnh chúa phong kiến. B. Nông dân, nông nô. C. Địa chủ, quý tộc phong kiến. D. Tăng lữ và quý tộc. Câu 7: Đặc điểm nổi bật khu vực Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX? A. Hình thành các quốc gia phong kiến dân tộc. B. Các quốc gia phong kiến dân tộc phát triển thịnh đạt. C. Hình thành nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa. D. Đông Nam Á bị thực dân phương Tây xâm lược. Câu 8: Thế kỉ XIII, các quốc gia Đông Nam Á bị đe dọa bởi cuộc tấn công xâm lược của người: A. Ấn Độ. B. Mông Cổ.
  2. C. Trung Quốc. D. Phương Tây. Câu 9: Chính sách “ngụ binh ư nông” là: A. Cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng, thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất. B. Quân sĩ vừa nhận ruộng sản xuất, vừa làm nhiệm vụ chiến đấu. C. Quân sĩ sản xuất nộp sản phẩm không phải tham gia chiến đấu bảo vệ tổ quốc. D. Quân sĩ chỉ cần nộp tiền không phải đi lính. Câu 10: Thời Trần quân đội được tuyển chọn theo chủ trương: A. Quân phải đông, nước mới mạnh. B. Quân lính cốt tinh nhuệ không cốt đông. C. Quân lính vừa đông vừa tinh nhuệ. D. Quân lính văn võ song toàn. Câu 11: Người có công lớn trong việc tổ chức cuộc khẳng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ là: A. Trần Quốc Tuấn. B. Trần Thủ Độ. C. Trần Quốc Tảng. D. Trần Quang Khải. Câu 12: Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của cuộc khẳng chiến chống quân Mông – Nguyên thế kỉ XIII? A. Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Mông – Nguyên. B. Bảo vệ nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. C. Nâng cao lòng tự hào, tự cường dân tộc. D. Đưa nước ta trở thành một trong những nước hùng mạnh nhất thế giới. Câu 13: Đâu là công trình kiến trúc độc đáo thời Lý? A. Chùa Một Cột. B. Chùa Then. C. Chùa Dâu. D. Chùa Hà Tiên. Câu 14: Điền trang, thái ấp trong xã hội thời Trần thuộc về: A. Vương hầu, quý tộc. B. Địa chủ. C. Nóng dân. D. Nóng dân tham gia kháng chiến. Câu 15: Quốc Tử Giám được coi là: A. Nơi ở của Vua. B. Nơi ở của các Thái giám. C. Thư viện đầu tiên của Đại Việt. D. Trường Đại học đầu tiên của quốc gia Đại Việt. Câu 16: “Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng”. Câu nói đó của ai? A. Trần Bình Trọng.
  3. B. Trần Thủ Độ. C. Trần Khánh Dư. D. Trần Quốc Tuấn. Câu 17: Đâu là tác phẩm nổi tiếng của Trần Quốc Tuấn chứa đựng lòng căm thù giặc cao độ, khích lệ lòng yêu nước của nhân dân ta? A. Binh thư yếu lược. B. Tụng giá hoàn kinh sư. C. Hịch tướng sĩ. D. Vạn Kiếp tông bí truyền thư. Câu 18: Cuối thế kỉ XIV, người có công chế tạo ra súng Thần cơ và đóng các loại thuyền lớn là: A. Trần Hưng Đạo. B. Trần Quang Khải. C. Hồ Nguyên Trừng. D. Trần Nguyên Đán. Câu 19: Ai là người dâng “Thất trảm sớ”? A. Trương Hán Siêu. B. Chu Văn An. C. Nguyễn Trãi. D. Phạm Sư Mạnh. Câu 20: Vào năm 1400, Hồ Quý Ly đặt quốc hiệu là: A. Đại Việt. B. Đại Cồ Việt. C. Đại Ngu. D. Đại Nam.