Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Vinh Tân (Có đáp án)

doc 5 trang thaodu 7151
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Vinh Tân (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2016_2017_tru.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Vinh Tân (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD & ĐT VINH ĐỀ KIỂM TRA KỲ I NĂM HỌC 2016 - 2017 TRƯỜNG THCS VINH TÂN NGỮ VĂN 8 - Thời gian làm bài 90 phút Câu 1(3 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: ”Tiếng chim hót véo von ở đầu vườn, tiếng hót trong trẻo, ngây thơ làm em bừng tỉnh giấc. Chưa ra khỏi màn, bước ra vườn và khoan khoái hít thở không khí trong lành của buổi sớm mai. Em chợt nhận thấy cái khoảnh vườn nhỏ nhà mình hôm nay mới đẹp làm sao! Tuy nó không rộng lắm nhưng khi bước vào vườn, ta có thể mường tượng rằng, thiên nhiên đã cực kì chăm chút cho nó.” (Tú Linh- Bình minh trong vườn. Trích tập san Tuổi hoa Thành Vinh 2016) a. Phương thức biểu đạt chính? Ngôi kể? b. Xác định câu ghép và cho biết mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu? c. Viết đoạn văn ngắn (5-7câu) cảm nhận về hình ảnh mảnh vườn? Câu 2 (7 điểm): Phẩm chất cao quý của người nông dân qua truyện ngắn “Lão Hạc”? PHÒNG GD & ĐT VINH ĐỀ KIỂM TRA KỲ I NĂM HỌC 2016 - 2017 TRƯỜNG THCS VINH TÂN NGỮ VĂN 8 - Thời gian làm bài 90 phút Câu 1(3 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: ”Tiếng chim hót véo von ở đầu vườn, tiếng hót trong trẻo, ngây thơ làm em bừng tỉnh giấc. Chưa ra khỏi màn, bước ra vườn và khoan khoái hít thở không khí trong lành của buổi sớm mai. Em chợt nhận thấy cái khoảnh vườn nhỏ nhà mình hôm nay mới đẹp làm sao! Tuy nó không rộng lắm nhưng khi bước vào vườn, ta có thể mường tượng rằng, thiên nhiên đã cực kì chăm chút cho nó.” (Tú Linh- Bình minh trong vườn. Trích tập san Tuổi hoa Thành Vinh 2016) a. Phương thức biểu đạt chính? Ngôi kể? b. Xác định câu ghép và cho biết mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu? c. Viết đoạn văn ngắn (5-7câu) cảm nhận về hình ảnh mảnh vườn? Câu 2 (7 điểm): Phẩm chất cao quý của người nông dân qua truyện ngắn “Lão Hạc”?
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM NGỮ VĂN 8 Câu 1(3 điểm): a. (1đ) Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm. Ngôi kể: 1 b. (1đ) Câu ghép: câu 1: Quan hệ nguyên nhân – kết quả; câu 4: Quan hệ Tương phản c. (1đ) Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về hình ảnh mảnh vườn - Hình thức: Đoạn văn ngắn. - Nội dung: Ca ngợi mảnh vườn nhỏ nhắn, xinh xắn, đẹp, đáng yêu, và đầy sức sống. - Nghệ thuật: cách dùng từ ngữ, hình ảnh, phép tu từ Câu 2(7 điểm): A. Mở bài. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu cảm xúc chung. B.Thân bài : ( Triển khai 3 luận điểm ) Luận điểm 1: Đó là người nông dân yêu thương con sâu nặng, thiết tha : - Đau đớn khi con phẫn chí bỏ đi - Khắc khoải nhớ thương con, day dứt vì bổn phận làm cha chưa trọn - Suốt đời sống vì con, mải miết lo cho con . Luận điểm 2: Là con người giàu tình cảm, sống nhân hậu - Yêu thương, chăm sóc chó vàng - Khi buộc phải bán chó vàng thì đau đớn tột cùng Luận điểm 3: Là người nông dân có nhân cách sống trong sạch, lương thiện đến thánh thiện - Trọng danh dự, không làm điều xấu - Sống lay lắt nhưng quyết không tiêu tiền của con - Đứng bên bờ vức của sự tha hóa nhưng không để cho cái đói, cái nghèo xô ngã. Lão chọn cho mình cái chết để bảo toàn danh dự - Tự lo chu đáo cho cái chết của mình. * Đánh giá: - Qua lão Hạc đánh giá về phẩm chất cao quý của người nông dân - Tài năng của nhà văn: Xây dựng nhân vật điển hình; miêu tả tâm lý nhân vật; Trân trọng, ngợi ca. C. Kết bài: Nêu cảm nghĩ, đánh giá của bản thân.
  3. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I. NĂM HỌC: 2016 – 2017 Môn: Ngữ văn 8. Thời gian: 90 phút Đề 1 Câu 1(3 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: ”Tiếng chim hót véo von ở đầu vườn, tiếng hót trong trẻo, ngây thơ làm em bừng tỉnh giấc. Chưa ra khỏi màn, bước ra vườn và khoan khoái hít thở không khí trong lành của buổi sớm mai. Em chợt nhận thấy cái khoảnh vườn nhỏ nhà mình hôm nay mới đẹp làm sao! Tuy nó không rộng lắm nhưng khi bước vào vườn, ta có thể mường tượng rằng, thiên nhiên đã cực kì chăm chút cho nó.” (Tú Linh- Bình minh trong vườn. Trích tập san Tuổi hoa Thành Vinh 2016) a. Phương thức biểu đạt chính? Ngôi kể? b. Xác định câu ghép và cho biết mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu? c. Viết đoạn văn ngắn (5-7câu) cảm nhận về hình ảnh mảnh vườn? Câu 2 (7 điểm): Phẩm chất cao quý của người nông dân qua truyện ngắn “Lão Hạc”? Đề 2 Câu 1(3 điểm): Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Bác thợ rèn cao lớn, cao lớn nhất vùng, vai cuộn khúc, cánh tay ám đen khói lửa lò và bụi búa sắt. Bác có đôi mắt lọt trong khuôn mặt vuông vức, dưới rừng tóc rậm dày, đôi mắt trẻ, to, xanh, trong ngời như thép. Quai hàm bạnh của Bác rung lên với những tràng cười. Những tiếng thở rền vang như ngáy, giống như nhịp thở phì phò của ống bễ”. ( Người thợ rèn- Ê-min DÔ la. Pháp) a. Phương thức biểu đạt chính? Ngôi kể? b. Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh? Nêu tác dụng? c. Viết đoạn văn ngắn (5-7 câu) cảm nhận về hình ảnh bác thợ rèn? Câu 2(7 điểm): Phân tích diễn biến tâm trạng của bé Hồng qua đoạn trích: “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng? HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM: Đề 1 Câu 1(3 điểm): a. (1đ) Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm. Ngôi kể: 1 b. (1đ) Câu ghép: câu 1: Quan hệ nguyên nhân – kết quả; câu 4: Quan hệ Tương phản c. (1đ) Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về hình ảnh mảnh vườn - Hình thức: Đoạn văn ngắn. - Nội dung: Ca ngợi mảnh vườn nhỏ nhắn, xinh xắn, đẹp, đáng yêu, và đầy sức sống. - Nghệ thuật: cách dùng từ ngữ, hình ảnh, phép tu từ Câu 2(7 điểm): A. Mở bài. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu cảm xúc chung. B.Thân bài : ( Triển khai 3 luận điểm ) Luận điểm 1: Đó là người nông dân yêu thương con sâu nặng, thiết tha :
  4. - Đau đớn khi con phẫn chí bỏ đi - Khắc khoải nhớ thương con, day dứt vì bổn phận làm cha chưa trọn - Suốt đời sống vì con, mải miết lo cho con . Luận điểm 2: Là con người giàu tình cảm, sống nhân hậu - Yêu thương, chăm sóc chó vàng - Khi buộc phải bán chó vàng thì đau đớn tột cùng Luận điểm 3: Là người nông dân có nhân cách sống trong sạch, lương thiện đến thánh thiện - Trọng danh dự, không làm điều xấu - Sống lay lắt nhưng quyết không tiêu tiền của con - Đứng bên bờ vức của sự tha hóa nhưng không để cho cái đói, cái nghèo xô ngã. Lão chọn cho mình cái chết để bảo toàn danh dự - Tự lo chu đáo cho cái chết của mình. * Đánh giá: - Qua lão Hạc đánh giá về phẩm chất cao quý của người nông dân - Tài năng của nhà văn: Xây dựng nhân vật điển hình; miêu tả tâm lý nhân vật; Trân trọng, ngợi ca. C. Kết bài: Nêu cảm nghĩ, đánh giá của bản thân. Đề 2 Câu 1 (3 điểm): a. (1đ) Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả. Ngôi kể: 3 b. (1đ) Từ tượng hình: cuộn khúc, vuông vức, bạnh Từ tượng thanh: phì phò c. (1đ) Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về hình ảnh bác thợ rèn: - Hình thức: Đoạn văn ngắn. - Nội dung: Ca ngợi hình ảnh Bác thợ rèn là người khỏe mạnh, cường tráng, yêu lao động, yêu cuộc sống, - Nghệ thuật: cách dùng từ ngữ, hình ảnh, phép tu từ Câu 2(7 điểm): A. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và nêu cảm xúc chung. B. Thân bài: Biểu cảm về các ý sau: * Luận điểm 1: Tâm trạng đau đớn, căm giận trong cuộc nói chuyện với bà cô + Luận cứ 1: Tâm trạng căng thẳng vì bé Hồng phải che giấu tình cảm thật trong lòng mình CM: Khi bà cô gợi chuyện: Toan trả lời có Ngay lập tức cúi đầu không đáp Vì: Nhận ra ý đồ thâm độc của bà cô -> Khái quát + Luận cứ 2: Tủi nhục, xót xa CM: Đau khổ - Thương mẹ: Vì những hủ tục đi tha hương Bị xúc phạm - Thương thân tủi phận: Một mình cô đơn sống giữa sự ghẻ lạnh của họ hàng bên nội, thân trẻ yếu mềm không thể làm gì để bảo vệ mẹ. - Khóc: Như thế nào? Ý nghĩa? + Luận cứ 3: Nỗi đau, niềm căm giận trào dâng tột đỉnh
  5. CM: Khi bà cô tiếp tục mỉa mai mẹ: Khóc không ra tiếng; cổ họng nghẹn ứ Khái quát: Từ tâm trạng bé Hồng trong cuộc đối thoại với bà cô ta thấy bé già dặn, khôn trước tuổi, thông minh, dày dạn khổ đau, có tấm lòng yêu thương kính trọng mẹ. * Luận điểm 2: Niềm vui sướng, hạnh phúc tột đỉnh khi gặp mẹ và được sống trong lòng mẹ. - Luận cứ 1: Giây phút gặp mẹ Thoáng thấy một người giống mẹ Đuổi theo . Gọi -> Ý nghĩa: - Tâm trạng bối rối, vui mừng đầy hy vọng - Lo lắng sợ hãi Nếu đó không phải là mẹ - > Thẹn và tủi nhục Nếu đó là mẹ -> Hạnh phúc vô bờ ( PT hình ảnh so sánh) => Được gặp mẹ không chỉ là hạnh phúc mà còn là sự sống. Mẹ là dòng nước mát, là bóng râm, là suối nguồn yêu thương trong cuộc đời nhiều cay đắng ít niềm vui của bé Hồng. - Luận cứ 2: Khi nhận ra đó là mẹ thì đó là niềm vui, niềm hạnh phúc khôn tả, dâng lên ngập tràn khi người mẹ hiền yêu quý hiện ra trước mắt như một giấc mơ. + Chạy đuổi theo, thở + Ríu cả chân + Òa lên khóc - Luận cứ 3: Niềm vui sướng hạnh phúc tột cùng, tột đỉnh khi ở trong lòng mẹ + Mẹ: Không còn vẻ xơ xác; Gương mặt mẹ ; gò má; hơi thở => Câu bé Hồng yên tâm nằm trọn trong vòng tay mẹ, được mẹ chở che -> Nơi bình yên nhất của cuộc đời. + Bé Hồng: Không biết nói gì và trả lời những gì -> Bé Hồng như lịm đi, mê man trong cảm giác hạnh phúc tột đỉnh. Không mảy may nghĩ ngợi gì => Căng hết mọi giác quan để cảm nhận hạnh phúc và hơi ấm tình mẹ. C. Kết bài: Khẳng định, mở rộng cảm xúc. *Lưu ý: - Điểm trừ tối đa đối với bài viết không bảo đảm bố cục 1 điểm. - Điểm trừ tối đa đối với bài làm mắc nhiều lỗi chính tả là 1 điểm. - Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi diễn đạt là 1 điểm.