Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022

doc 6 trang Hoài Anh 5940
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2021_2022.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022

  1. PHÒNG GD-ĐT PHỤNG HIỆP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS TÂY ĐÔ Năm học: 2021- 2022 Môn Ngữ văn lớp 9 Thời gian làm bài: 90 phút Mức độ Vận dụng Cấp độ NLĐG Nhận biết Thông hiểu Cấp độ thấp Cộng cao - Nhận - Tìm từ Hán Trình bày 1. Đọc hiểu biết tên Việt hoặc từ cảm nhận của văn bản tác giả, mang nghĩa bản thân về tên tác chuyển, một vấn đề phẩm phương châm đặt ra trong hoặc hội thoại, lời đoạn trích phương dẫn trực tiếp, hoặc nêu giá thức biểu gián tiếp có trị nghệ đạt, ngôi trong đoạn thuật, nội kể. ngữ liệu. Chỉ dung đoạn ra ý nghĩa ngữ liệu( có hoặc tác thể vận dụng dụng. cả kiến thức tiếng Việt: lời dẫn trực tiếp, gián tiếp, phát triển từ vựng) Số câu 1 1 1 3 Số điểm 1,0 1,0 1,0 3,0 Tỉ lệ % 10% 10% 10 30% 1. Viết 01 đoạn Viết 01 bài 2. Tạo lập văn văn nghị luận văn tự sự bản xã hội về có vận một vấn đề dụng yếu tố hay một khía miêu tả, cạnh vấn đề miêu tả nội tâm. Số câu 1 1 2 Số điểm 2,0 5,0 7,0 Tỉ lệ % 20% 50% 70% Tổng số câu/ 1 1 2 1 5 Tổng số điểm 1,0 1,0 3,0 5,0 10 toàn bài 10% 10% 30% 50% 100 % Tỉ lệ %điểm toàn bài
  2. PHÒNG GD-ĐT PHỤNG HIỆP ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS TÂY ĐÔ Năm học: 2021- 2022 Môn Ngữ văn lớp 9 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi Trương tuy con nhà hào phú nhưng không có học, nên tên phải ghi trong sổ lính đi vào loại đầu. Buổi ra đi mẹ chàng có dặn rằng: - Nay con phải tạm ra tòng quân, xa lìa dưới gối. Tuy hội công danh từ xưa ít gặp, nhưng trong chỗ binh cách phải biết giữ mình làm trọng, gặp khó nên lui, lường sức mà tiến, đừng nên tham miếng mồi thơ để lỡ mắc vào cạm bẫy. Quan cao tước lớn nhường để người ta. Có như thế, mẹ ở nhà mới khỏi lo lắng vì con được. (Ngữ Văn 9 - tập 1, trang 44) Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn trích được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai ? Câu 2(1,0 điểm): Tìm hai từ Hán Việt có trong đoạn trích trên và chỉ ra ý nghĩa của những từ đó? Câu 3(1,0 điểm): Viết một đoạn văn ngắn, trong đó có sử dụng lời dẫn gián tiếp để nêu bật giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích trên? PHẦN II: TẬP LÀM VĂN ( 7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-15 dòng) bàn về ý nghĩa của thái độ sống tích cực. Câu 2 (5,0 điểm) Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” (Từ đầu đến “Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi”), hãy đóng vai Trương Sinh kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận. Hết SBD: Họ và tên thí sinh: Giám thị 1: Giám thị 2:
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM A. YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. B. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu Ý Đáp án Điểm PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) * Mức tối đa: 1,0 Trích từ văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” của 1 nhà văn Nguyễn Dữ. 0,5 * Mức chưa tối đa: trình bày còn thiếu hoặc chỉ trả lời được một nửa ý. 0 * Mức không đạt: Không trả lời. * Mức tối đa: HS chỉ ra và giải thích được hai trong số các từ 1,0 sau - Hào phú: nhà giàu và có thế lực. 2 - Binh cách: việc quân sự, việc nơi chiến trân. -Công danh: địa vị xã hội và tiếng tăm. -Tước lớn: danh vị (chức) cao. 0,5 ( HS có thể chọn và giải thích những từ Hán Việt khác có trong đoạn trích, chấp nhận giải nghĩa đúng ý cốt lõi, không 0 hoàn toàn phải đầy đủ, chính xác như trong từ điển). Nêu và giải nghĩa đúng 1 từ cho 0,5đ. * Mức chưa tối đa: trình bày còn thiếu hoặc chỉ trả lời được một nửa ý. * Mức không đạt: Không trả lời. Mức tối đa: 1,0 * Về hình thức: Đảm bảo thể thức của đoạn văn. 3 0,25 *Về nội dung: Đoạn văn cần nêu bật giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích trên. - Giá trị nghệ thuật: 0,25 + Kết hợp hiệu quả hai yếu tố tự sự ( thể hiên qua lời dặn con) và trữ tình ( thể hiện qua những hình ảnh) để tăng sức thuyết phục. + Diễn đạt giàu cảm xúc thể hiện rõ tình yêu thương lo lắng của người mẹ. + Các vế trong những câu văn được ngắt nhịp nhàng theo lối văn biền ngẫu.
  4. - Giá trị nội dung: + Trương Sinh ít học, dù con nhà hào phú vẫn phải đi lính. 0,25 + Hoàn cảnh mới cưới vợ. + Đây là cơ hội để lập công danh nhưng còn cần lựa sức mình để bảo toàn tính mạng. - HS sử dụng đúng cách dẫn gián tiếp trong đoạn văn. 0,25 * Mức chưa tối đa: trình bày còn thiếu hoặc chỉ trả lời được một nửa ý. * Mức không đạt: Không trả lời. PHẦN II: TẬP LÀM VĂN ( 7,0 điểm) - Đảm bảo thể thức của đoạn văn. 0,5 - Đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt. - Diễn đạt sáng rõ, lập luận chặt chẽ. Câu 1 * Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề. 1,5 (2,0 * Thân đoạn điểm) Giải thích thái độ sống tích cực là gì ? Thái độ sống tích cực: Thái độ chủ động trước cuộc sống, được biểu hiện thông qua cách nhìn, cách nghĩ, cách hành động. - Bàn luận về thái độ sống tích cực Biểu hiện của thái độ sống tích cực - Có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống, về mối liên hệ giữa cá nhân với cuộc đời, về trách nhiệm của bản thân với gia đình và xã hội. - Luôn chủ động trước cuộc sống: + Xác định được mục tiêu sống, có ước mơ, hoài bão, dám phấn đấu cho ước mơ, hoài bão dù phải đối diện với nhiều thử thách khó khăn. + Luôn có khát vọng vươn lên khẳng định bản thân và hoàn thiện mình, luôn phấn đấu sống tốt, cho mình và cho mọi người. + Có năng lực sống, năng lực tinh thần mạnh mẽ, không buông xuôi đầu hàng trước khó khăn, không dựa dẫm ỷ lại vào người khác. - Thái độ sống tích cực là phẩm chất đáng quý của con người, là lối sống đẹp. Những giá trị mà thái độ sống tích cực mang lại * Với cá nhân: - Người có thái độ sống tích cực cơ hội thành công trong cuộc sống sẽ cao hơn đồng nghĩa với việc tạo dựng được những thành quả từ chính sức lực, trí tuệ, lối sống của mình. + Những giá trị vật chất sẽ đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của cá nhân, góp phần giúp đỡ người thân, cộng đồng. + Những giá trị tinh thần đem lại cho con người nhiều niềm
  5. vui, niềm hạnh phúc khi thấy cuộc sống của mình có ích, có nghĩa, được quý trọng, có được sự tự chủ, niềm lạc quan, sự vững vàng từ những trải nghiệm cuộc sống. * Với xã hội: - Thái độ sống tích cực của cá nhân góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, tiến bộ. - Bài học nhận thức và hành động - Nhận thức sâu sắc về ý nghĩa to lớn của thái độ sống tích cực nhất là trong xu thế hội nhập của đất nước. - Tích cực phấn đấu rèn luyện trong học tập, trong cuộc sống, bồi dưỡng lòng tự tin, ý thức tự chủ. * Kết đoạn: - Khẳng định lại vấn đề nghị luận: Thái độ sống tích cực chính là tài sản có giá trị nhất mà mỗi người đang có. - Liên hệ bản thân, rút ra bài học kinh nghiệm ( Học sinh lấy dẫn chứng phù hợp minh hoạ cho các ý trên) *Mức tối đa: 2 đ Đáp ứng tốt các yêu cầu trên: hình thức và nội dung đủ, đúng phương pháp nghi luận. * Mức chưa tối đa: - Đủ nội dung,diễn đạt chưa thật hay: 1,0- 1,5 điểm. -Được một số ý, chưa linh hoạt , dẫn chứng còn ít, diễn đạt chưa hay, còn mắc lỗi: 0,5-0.75điểm. * Mức không đạt: 0 điểm: Không làm bài. Câu 2 * Yêu cầu về kĩ năng: 0,5 (5,0 - Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài, có kĩ năng làm bài văn tự sự, vận dụng yêú tố biểu cảm, nghị luận , miêu tả và điểm) miêu tả nội tâm phù hợp. Bố cục bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu * Yêu cầu về kiến thức 4,5 a. Mở bài: HS giới thiệu được Trương Sinh dùng cách kể nhớ lại quá khứ ( day dứt ân hận, nhớ Vũ Nương ). Cách dẫn dắt, 0,5 giới thiệu hay, tạo ấn tượng, có sự sáng tạo. b. Thân bài Sự việc 1:Trương Sinh lấy Vũ Nương 1,5 HS đạt được yêu cầu sau: -Trương Sinh sống trong 1 gia đình khá giả - Cảm mến cô gái trong làng tên Vũ Nương - Xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới nàng về, thấy mãn nguyện. -Nàng xinh đẹp, lo nàng thiếu chung thủy nhưng Vũ Nương khéo léo cư xử => gia đình êm ấm - Chờ đứa con đầu lòng ra đời thì phải đi lính. Cảm xúc TS: + Lo cho mẹ già. + Buồn, nhớ Vũ Nương, gia đình. + Lo vợ trẻ ở nhà không chung thủy. Sự việc 2:TS đi lính 1,0
  6. HS đạt được yêu cầu sau: -Tiệc tiễn,mẹ dặn dò => cảm động -Bịn rịn chia tay vợ,mẹ già. -Ở chiến trường lo lắng, khó khăn, nhớ nhà, Đặc biệt lo vợ thiếu chung thủy -Tin báo về, vui mừng Sự việc 3:TS trở về 1,0 HS đạt được yêu cầu sau: -Gặp vợ con thì vui, buồn vì mẹ mất, căm xúc lẫn lộn. -Nghe con nói, sững sờ (độc thoại nội tâm). -Làm um lên, nàng thanh minh tôi càng tức, máu ghen bốc lên. - Nghe tin vợ tự tử, đau xót nhưng vẫn giận. - Ngồi với con bên đèn. - Con chỉ cái bóng, bàng hoàng sững sờ Trở lại tâm trạng lúc đầu, thấy không xứng đáng với tình yêu của Vũ Nương. c. Kết bài: TS bày tỏ niềm ân hận. 0,5 *Mức tối đa: 4- 5,0 điểm Đáp ứng tốt các yêu cầu trên: có kĩ năng làm bài văn tự sự. Vận dụng phù hợp, linh hoạt các yêú tố miêu tả nội tâm, biểu cảm * Mức chưa tối đa: - Đủ nội dung, đủ bố cục, bài làm đúng kiểu bài tự sự diễn đạt chưa thật hay: 2,5- 3,75 điểm. -Được một số ý, chưa linh hoạt , sự việc kể chưa phù hợp, diễn đạt chưa hay, còn mắc lỗi: 0,5- 2,0điểm. * Mức không đạt: 0 điểm: Không làm bài. * Mức không đạt (0 điểm) Lạc đề, sai toàn bộ hoặc không làm bài. * Lưu ý: Trên đây là những gợi ý cơ bản, khi chấm GV căn cứ từng bài cụ thể để cho điểm hợp lí; khuyến khích những bài viết có tính sáng tạo, dẫn chứng hợp lí, diễn đạt tốt. Tổng điểm 10,0 Hết Giáo viên ra đề Trần Thị Kim Trang